Xây dựng chiến lược doanh nghiệp – 4 bước xây dựng hiệu quả

Công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách là những yếu tố môi trường tác động, ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp một cách nhất quán trước những cơ hội, thách thức từ môi trường trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp. 

Tại sao đến cả một công ty kinh doanh nhỏ cũng cần xây dựng chiến lược doanh nghiệp?

Ở Mỹ, hàng năm, hơn 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ được thành lập. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó sẽ phá sản. Trong vòng 5 năm tiếp theo, hơn 80% số đó, khoảng 800 công ty sẽ phá sản. 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo.

[external_link_head]

Nguyên nhân không phải do họ thiếu ý tưởng cũng không phải họ không có một sản phẩm tốt. Mà là hầu hết mọi người bắt đầu công việc kinh doanh. Nhưng đều thiếu kiến thức căn bản về marketing, bán hàng và một chiến lược tầm nhìn.

Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến:

– Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.

– Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ. Và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.

– Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.

Vậy bạn quyết định đầu tư học kiến thức ngay bây giờ. Để xây dựng được một nền tảng vững chắc. Hay là đến khi gặp phải vấn đề rồi mới tìm thuốc chữa?

[external_link offset=1]

4 bước xây dựng chiến lược doanh nghiệp vững chắc ngay từ đầu

Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty

Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào. Nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó. Và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá. Để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.

Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng. Nhưng số người viết ra được mục tiêu. Và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%.

Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong xây dựng chiến lược doanh nghiệp, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý. Dưới đây là hai lĩnh vực cần quan tâm: 

– Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty.

– Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Xây dựng chiến lược doanh nghiệp - 4 bước xây dựng hiệu quả

Bước 3: Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó. Vì vậy mà doanh nghiệp phải chú trọng , tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn.

Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:

– Mục tiêu cần đạt là gì?

– Đối thủ cạnh tranh là ai?

– Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?

[external_link offset=2]

 Bước 4: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch  

Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược doanh nghiệp. Các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ. Trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô

Xây dựng chiến lược doanh nghiệp hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc. Là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi doanh nghiệp. Và để làm được điều này, bạn cần sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn để xây dựng, vận hành và phát triển doanh nghiệp.  

__________

Để hiểu rõ hơn về cách vận hành cho doanh nghiệp của bạn, liên hệ ngay ABCOACH – đơn vị hàng đầu Việt Nam về tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp. Những điều tạo ra sự khác biệt ở ABCOACH:

– Tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển.

– Đội ngũ chuyên gia C-level đến từ các công ty, tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

– Cam kết hiệu quả. Hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng. 

Hotline: 0969756783

Fanpage: ABCoach – Tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp [external_footer]

Xổ số miền Bắc