Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

Từ khi “Khá Bảnh” hay Dương Minh Tuyền sau một đêm bỗng vụt trở thành thần tượng và được tung hô bởi đông đảo giới trẻ, chắc hẳn nhiều người phải cảm thấy nực cười hay lắc đầu ngao ngán về tiêu chuẩn để trở thành thần tượng. Rằng hoá ra trở thành một thần tượng lại dễ dàng hay thậm chí là… vô lý đến thế.

Việc thần tượng một ai đó, chưa bao giờ là xấu. Nhưng để thần tượng đúng cách thì lại là một bài toán không hề dễ giải. Người ta thường nghĩ rằng, thần tượng là người giúp đỡ về tinh thần, là tấm gương tốt cho mỗi người. Chính vì thế mà họ thường lấy thần tượng làm thước đo, làm tiêu chuẩn trong cuộc sống, để học hỏi và đơn giản là để yêu mến.

[external_link_head]

Nhưng không phải thần tượng nào cũng tốt, có những người che giấu góc khuất trong lối sống tiêu cực của bản thân để trưng ra những cái tốt đẹp, thì hâm mộ lúc ấy cũng cần phải đúng cách. Chắc hẳn không nhiều người trong chúng ta, trước khi thần tượng ai đó, tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng, mình sẽ học hỏi được điều gì từ những người ấy.

Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

Thần tượng tốt và thần tượng CHƯA-tốt…

Thần tượng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mỗi người hâm mộ, nói cách khác, từ cách nhìn, quan điểm sống, từng câu phát ngôn, phong cách ứng xử… có thể khiến nhiều người bắt chước, học theo, thậm chí là tung hô như chuẩn mực. Và người ta thường mặc định rằng, đã là thần tượng thì sẽ không tồn tại những điểm xấu. Nhưng họ đã nhầm.

Có những thần tượng dùng sự nổi tiếng của họ để mang đến những câu chuyện ý nghĩa, lan tỏa những thông điệp đẹp. Showbiz chẳng thiếu gì những câu chuyện về các thần tượng thuở còn chưa ra mắt, gia đình nghèo khó, cuộc sống thực tập sinh vất vả. Chính họ đã dạy cho người hâm mộ rằng phải kiên trì, phải nỗ lực không ngừng thì mới có thể chạm đến thành công.

Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

BTS đã dùng tài năng và cố gắng của mình để mang đến những kỳ tích về sự nỗ lực không ngừng, và giờ đây, khi đã trở thành một nhóm nhạc được yêu thích nhất không chỉ Châu Á, mà còn lan sang các nước châu Âu để nhân rộng làn sóng Hallyu ra thế giới. 

[external_link offset=1]

Từ một nhóm nhạc vô danh, xuất thân từ một công ty giải trí nhỏ nhoi lại không có tiếng tăm trên thị trường, chẳng ai biết đến cái tên BTS thuở ban đầu, mặc dù họ xuất phát điểm đã có những sản phẩm ấn tượng cùng với phong cách cực ổn.

Phải mất một thời gian dài, BTS mới chứng minh được rằng, tài năng thật sự thì không cần xuất phát điểm tốt. Cộng đồng Kpop đảo điên vì một nhóm nhạc nam chất lừ nhưng không phải xuất thân từ những công ty “máu mặt” như SM Ent, YG, JYP… mà lại là Big Hit – một cái tên lạ hoắc, mới toe. Sự nỗ lực được trả công xứng đáng khi BTS từ con số 0 lập nên thành tích khó ai sánh bằng và trở thành hiện tượng. Chính vì hình ảnh tốt đẹp ấy mà BTS đã trở thành đại sứ cho UNICEF, và những hoạt động có ích cho cộng đồng của họ khiến fan tự hào và noi theo.

Selena (S.H.E) đã có cả một chặng đường chiến đấu với tai nạn phim trường, từ một cô gái xinh đẹp nhất nhì C-Pop trở thành một cô gái phải mang theo những vết bỏng cả đời, nhưng Selena vẫn khiến công chúng cảm động vì những nỗ lực của cô, vượt lên chính mình, vượt lên những ánh mắt thương hại để tiếp tục sống và cố gắng trở lại hoạt động nghệ thuật. Còn rất, rất nhiều những “thần tượng tốt” đã truyền những nguồn năng lượng tích cực tới các fan của mình mỗi ngày, bằng những hành động đẹp với cộng đồng, bằng tình yêu chân thành với cuộc sống.

Thực ra, thần tượng cũng là con người. Họ có ưu điểm, có nhược điểm, có tài năng thì sẽ đi kèm tật xấu. Nhưng người nhận thức được việc mình đứng giữa dư luận sẽ rèn luyện cách sửa tính xấu, làm những việc tốt, còn những người khác thì không. Nghĩa là người hâm mộ họ, tiếp xúc với những câu chuyện, những thói quen, hành động, thậm chí những sự thật về họ mỗi ngày, sẽ bị ảnh hưởng lối sống và tư duy rất nhiều.

Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

Câu chuyện về Seungri, Jung Joon Young, Choi Jong Hoon và một gương mặt mới được khui ra là Roy Kim – được mệnh danh là hoàng tử sơn ca của Kpop, chẳng khác nào một đòn đau chí mạng dành cho cộng đồng fan Kpop nói chung, và dành cho những người hâm mộ họ nói riêng. Tất nhiên mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ, có những người “nằm không cũng trúng đạn”, nhưng cũng có những kẻ phạm tội đã thừa nhận một phần hành vi sai trái của mình.

Nhìn lại lịch sử Kpop chúng ta có rất nhiều vụ bê bối như thế, từ các thần tượng tưởng như có vẻ ngoài thiên thần. Đó là G.Na Choi với bê bối bán dâm trong đường dây cao cấp, đó là sự giả dối của Hwayoung khơi dậy sự thật về hậu trường Kpop sẵn sàng chơi chiêu để nổi tiếng bất chấp việc dìm người khác xuống.

Sau tất cả những sự thật, những bê bối, những hành động xấu mà họ làm, thì người hâm mộ có thể học hỏi được gì từ họ? Lối sống, hành vi, hay cách ứng xử coi rẻ người khác? Hay là bất chấp tất cả để thực hiện được mục đích của mình?

Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

Rõ ràng, đã là thần tượng thì ai cũng có tài năng. Nhưng chẳng thể bao biện cho họ rằng chỉ cần tài năng ấy là đủ. Là một thần tượng nghĩa là một tấm gương cho người hâm mộ soi vào mỗi ngày. Thần tượng một người trong sạch, tất nhiên bạn sẽ học được ở người ấy sự trong sạch, thiện lương. Còn yêu mến một kẻ xấu, cố chấp bảo vệ kẻ ấy với cái mác “tình yêu đích thực, tha thứ tất cả”, thì nghĩa là cái xấu đang đến gần bạn, và bạn chấp nhận nó, yêu thương nó, bao dung tất cả cho nó.

Và bạn đã rất gần cái xấu. Đó là điều tất yếu, và cho dù bạn có nói gì đi chăng nữa, mọi lời bao biện cũng chẳng thể cải thiện được điều gì. Bạn hoàn toàn có thể vì nó mà bị ảnh hưởng xấu, bởi bạn đang chấp nhận cái xấu tồn tại xung quanh mình thông qua người mà bạn thần tượng.

[external_link offset=2]

Hâm mộ cũng cần đúng cách, mù quáng là chuyện không nên!

Có nhiều cách để ủng hộ và dõi theo một người nào đó. Giống như yêu cần phải học cách thì khi thần tượng ai đó, cũng cần nhận thức đúng để hâm mộ một cách văn minh. Đó là đừng phát cuồng đến mức coi họ là cả cuộc sống, để rồi theo sát họ, thậm chí là rình rập mọi lúc. Đó là đừng thần thánh hoá họ trở thành một tiêu chuẩn hoàn hảo để vươn tới, cũng đừng vô tư nhận định rằng, vì là thần tượng nên họ sẽ chẳng bao giờ làm gì sai. Vậy nên cứ có chuyện gì xảy ra là tự động đứng về phía thần tượng, bảo vệ họ, mà quên việc phải nhìn nhận sự việc, quên đi việc phải đứng về phía lẽ phải và sự thật, chứ đừng vì yêu họ mà chà đạp lên sự đau thương mà họ đã gây ra cho ai đó.

Khi đó, bạn chính xác là đang hâm mộ một cách mù quáng!

Tất nhiên, việc bạn yêu mến ai đó, bạn sẽ cần có một niềm tin nhất định vào họ. Nhưng không phải cứ cố chấp nhắm mắt, bịt tai, kể cả khi họ làm sai cũng tặc lưỡi bỏ qua, cho rằng họ vô tội. Như thế là bạn đang tiếp tay cho cái xấu, chứ không còn là hâm mộ nữa.

Vấn đề văn hóa thần tượng quá đà, ngày càng lệch chuẩn: Có thể hâm mộ tấm gương sáng, đừng bất chấp bảo vệ cái sai!

Yêu mến một người tốt, họ làm việc thiện mỗi ngày, họ tôn trọng phụ nữ, người già, trẻ em, họ biết tạo động lực tốt để sống mỗi ngày, họ tích cực trong mọi thử thách của cuộc sống, truyền thông điệp tốt… điều này sẽ khiến bạn không chỉ học hỏi được thái độ sống, mà còn tìm được niềm vui và ý nghĩa. Ngược lại, khi yêu một người mà thử tượng tượng xem, họ suốt ngày sống trong cảnh truỵ lạc, trác táng, với lối sống bê bối đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội, thì bạn có thể học được điều gì?

Chúng ta vẫn luôn hy vọng rằng, người mà mình yêu mến và đặt lòng tin sẽ không bao giờ làm đổ niềm tin ấy. Nhưng hy vọng không có nghĩa là điều ấy sẽ thành sự thực. Cuộc đời bạn có thể yêu sai vài người rồi mới tìm được một người để đi đến cuối chặng đường cơ mà? Vậy thì thần tượng sai một người xấu, cũng là chuyện may rủi. Quan trọng là bạn có thể nhận ra để đừng bất chấp bảo vệ cái sai ấy, để rồi đánh mất chính mình!

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”…

… câu chuyện về chọn bạn mà chơi cũng chẳng khác nào chọn thần tượng mà yêu mến. Học được những điều tốt từ ai đó sẽ khiến bạn trở thành người tốt hơn, cũng như yêu thích một biểu tượng xấu sẽ dần dần ngấm dần những tật xấu, và phong cách sống không tốt từ những người đó.

Là những người trẻ, sống trong xã hội văn minh, điều cần nhất là hâm mộ sao cho đúng và biết học hỏi cái tốt rồi tránh xa cái xấu. Tất cả chúng ta rồi sẽ trưởng thành cùng những người chúng ta thần tượng, chỉ có điều trưởng thành như thế nào, trở thành một người thế nào trong tương lai, phụ thuộc lớn vào cách chúng ta thần tượng một ai đó. [external_footer]

Xổ số miền Bắc