Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa hay nhất – Văn mẫu lớp 12

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa hay nhất

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa (4 mẫu)

Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về quan điểm: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa – mẫu 1

Nhận định về việc góp sức và hưởng thụ có quan điểm cho rằng : ” Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa. ” ” Cống hiến ” là việc góp phần sức lực lao động của cá thể, tập thể cho sự nghiệp chung. ” Hết mình ” là hàng loạt năng lực gồm có cả sức lực lao động và trí lực. ” Hưởng thụ ” là thu nhận thành quả, hưởng thành quả lao động mà mình tạo ra, một cách ” tối đa ” tức là mức hưởng thụ cao nhất. Câu nói nhằm mục đích khẳng định chắc chắn một phong thái sống tích cực, tận hiến để tận thưởng, tận hiến cũng là tận thưởng. Cống hiến hết mình là mục tiêu sống tích cực và tốt đẹp mà con người cần học tập và tu dưỡng. Cống hiến hết mình cũng chính là việc tất cả chúng ta đã và đang góp sức mình kiến thiết xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh hơn. Biểu hiện của lối sống tích cực này là việc mỗi tất cả chúng ta luôn có nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn thành xong nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với mái ấm gia đình hội đồng và toàn xã hội. Con người khi tận thưởng tối đa thành quả mà mình tạo ra, sau quy trình góp sức hết mình, họ sẽ cảm thấy tự do, không xấu hổ. Phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào vào từng toàn cảnh, việc hưởng thụ cần tương thích, tránh xa xỉ, vung phí tiền của. Nếu tất cả chúng ta đặt nặng bất kể yếu tố nào hơn thì đều không tốt, tạo ra tác dụng xấu. ” Cống hiến hết mình ” là mục tiêu sống văn minh, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức vô hiệu cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa truyền thống cùng lối sống vô độ, trác tán .
Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa – mẫu 2

Cống hiến và hưởng thụ là hai biểu hiện có mối quan hệ chặt chẽ trong lối sống của con người. Cống hiến là đống góp một giá trị nào đó cho xã hội một cách vô tư, không vụ lợi, không đòi hỏi được đáp trả. Ngược lại với cống hiến là hưởng thụ. Hưởng thụ là tận hưởng những giá trị của cộng đồng, không phải do mình làm ra. Mối quan hệ giữa “cống hiến” và “thụ hưởng” chi phối nhiều giá trị trong cuộc sống của con người. Cuộc sống nên cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ bởi chỉ có cống hiến mới làm tăng lên các giá trị chung, thú đẩy xã hội phát triển. Nếu sống chỉ hưởng thụ mà không cống hiến không những bản thân ngày càng nghèo khó mà xã hội cũng không thể phát triển phồn vinh được. Hưởng thụ là một lối sống ích kỉ, đáng khinh ghét. Thước đo giá trị của cuộc đời không phải là thời gian bạn sống, không phải tiền bạc bạn có mà là những gì bạn đã cống hiến. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân. Người biết cống hiến sẽ được người khác kính trọng và tôn vinh. Người chỉ biết hưởng thụ sẽ bị khinh ghét và loại bỏ khỏi tập thể. Hãy biết cho đi nhiều hơn là nhận về. Đừng tham danh lợi mà dẫm đạp lên đạo đức của bản thân và cuộc sống của người khác. Cống hiến là cách tốt nhất để gắn kết bản thân và cuộc đời với đây đủ ý nghĩa của nó.

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa – mẫu 3

Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. Chẳng phải làm được những việc lớn lao mới gọi là cống hiến. Nhưng chữ “cống hiến” rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”

Suy nghĩ của anh chị về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa – mẫu 4

Hiểu một cách đơn giản, cống hiến là đóng góp một phần của cải và sức lực của mình vào xây dựng sự nghiệp chung tập thể và cộng đồng mà không so đo tính toán, không mong cầu đáp trả. Ngược lại với cống hiến là hưởng thụ. Hưởng thụ là đón nhận, nhận về những điều tốt đẹp mà mình mong muốn, khao khát. Mỗi người có một cách hưởng thụ khác nhau, song bản chất đều là cho phép mình thỏa mãn nhu cầu, sở thích cá nhân. Cống hiến và hưởng thụ giống như hai mặt biện chứng của cặp khái niệm “cho” và “nhận”, phản ánh một quy luật tất yếu của đời sống xã hội. Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Nếu chỉ tìm mọi cách để hưởng thụ, con người sẽ nghĩ đến hưởng lạc, lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng. Nếu cứ như vậy, dần dần sẽ trở thành người lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, từ đó hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, ích kỷ, hẹp hòi. Ngược lại, cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển của xã hội. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Đó là cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh. Con người có cống hiến và cũng có quyền được hưởng thụ với nhiều cách thức khác nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, khả năng, điều kiện của bản thân. Không biết hưởng thụ cũng là một biểu hiện kém văn minh trong xã hội hiện nay. Hưởng thụ sẽ giúp chúng ta tái sản xuất sức lao động, từ đó có thể cống hiến được nhiều hơn và tốt hơn cho cộng đồng. Song mỗi người cần phải cân đối hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Thậm chí, trong những hoàn cảnh cụ thể, cần biết hy sinh hoặc chấp nhận những thiệt thòi để toàn tâm, toàn trí cho việc cống hiến.

Xem thêm những bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác :

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

Source: https://mix166.vn
Category: Văn Hóa

Xổ số miền Bắc