Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020

Forbes Forbes Việt Nam vừa công bố ra danh sách 50 thương hiệu nổi bật ở các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam trong đó 10 thương hiệu nổi bật nhất.

1.Viettel

Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020

Một trong các sản phẩm nổi bật nhất của Viettel đó chính là mạng di động Viettel Mobile, và Viettel Telecom, đây đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên toàn thị trường dịch vụ viễn thông của Việt Nam hiện nay. Trong suốt 30 năm hoạt động, từ các ngành nghề chính ban đầu đó là xây lắp công trình viễn thông, cho đến ngày nay Viettel đã và đang phát triển thêm 5 ngành nghề mới đó chính là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành công nghiệp quốc phòng; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành cung cấp dịch vụ số và ngành công nghiệp an ninh mạng.

Từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo nên hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; đạt 334 ngàn tỷ đồng lợi nhuận; vốn chủ sở hữu là 134 ngàn tỷ đồng; còn tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu thường xuyên thì đạt từ 30-40%. Viettel đã chi ra 3.500 tỷ đồng để thực hiện những chương trình xã hội.

Giá trị thương hiệu đạt: 2.948 triệu USD

2.Vinamilk

Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam thường được biết tới với tên gọi Vinamilk, có mã chứng khoán HOSE: VNM, đây là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và những sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại thị trường Việt Nam. Theo như thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, thì đây là công ty lớn xếp thứ 15 tại thị trường Việt Nam trong năm 2007.

Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu của riêng ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện đang chiếm lĩnh tới 54,5% thị phần sữa nước, 84,5% thị phần sữa chua ăn, 33,9% thị phần sữa chua uống, 40,6% thị phần sữa bột và 79,7% thị phần sữa đặc ở trên toàn quốc. Bên cạnh việc phân phối mạnh ở trong nước với mạng lưới dày đặc hơn 220.000 điểm bán hàng được phân bố đều trên cả 63 tỉnh thành, các sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk còn được xuất khẩu sang đến 43 quốc gia trên toàn thế giới như là Mỹ, Pháp, Ba Lan, Canada, Nhật Bản, Đức, các khu vực Trung Đông và các nước ở Đông Nam Á… Sau hơn 40 năm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cho đến nay, Vinamilk đã xây dựng được đến 14 nhà máy sản xuất, với 2 xí nghiệp kho vận cùng 3 chi nhánh văn phòng bán hàng và một nhà máy sữa tại nước Campuchia (Angkormilk) cũng như một văn phòng đại diện tại nước Thái Lan.

Giá trị thương hiệu đạt: 2.431,1 triệu USD

3.VNPT

Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hay viết tắt là VNPT là một doanh nghiệp của nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại thị trường Việt Nam. Theo như công bố của VNR 500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam công bố hồi năm 2012, thì đây chính là doanh nghiệp lớn thứ 3 tại thị trường Việt Nam, chỉ đứng sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

VNPT cũng là Tập đoàn kinh tế nhà nước đứng số 1 về lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông tại  thị trường Việt Nam, đã được Chính phủ Việt Nam giao cho trọng trách là làm chủ đầu tư và cũng là doanh nghiệp được cấp phép quyền kinh doanh, vận hành cũng như khai thác vệ tinh đầu tiên ở Việt Nam : Vinasat-1 và Vinasat-2.

Giá trị thương hiệu đạt: 509,8 triệu USD

4.Vinhomes

Vinhomes chính là nhà phát triển bất động sản thương mại lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Được thành lập giống như một công ty con của tập đoàn Vingroup, năm 2018 công ty được thành lập và trong đó có 10% cổ phần được bán trong một IPO. Sau ngày đầu tiên lên sàn giao dịch, công ty này đã là công ty đại chúng lớn thứ hai tại thị trường Việt Nam, chỉ đứng sau công ty mẹ Vingroup.

Top 10 thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020

Với độ nổi tiếng trong các lĩnh vực bất động sản. Công ty cổ phần Vinhomes này không chỉ cung cấp về bất động sản. Mà Vinhomes còn bao gồm một chuỗi các dịch vụ hàng đầu, mang đẳng cấp 5 sao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thể hiện được sự sang trọng và tạo ra môi trường sống văn minh, trong sạch cũng như thân thiện nhất với môi trường. Đồng thời, được nằm ở các vị trí thuận lợi tại những khu vực lớn như là thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Những dự án của công ty này thì luôn mang đến cho quý khách hàng những giá trị tốt nhất. Bên cạnh đó nó còn tạo cho những bạn trẻ nhiều các cơ hội tốt để có thể được vào làm việc cho Vinhomes. Không chỉ thế, nét đặc biệt của công ty này không chỉ nằm ở việc xây nhà mà còn là ở mong muốn tạo nên cuộc sống. Một môi trường sống do công ty tạo ra sẽ thật là văn minh và đẳng cấp.

Giá trị thương hiệu đạt: 413 triệu USD

5.Mobifone

Tổng công ty Viễn thông MobiFone có tiền thân là Công ty Thông tin Di động Việt Nam, được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1993 và đặt trụ sở công ty tại Khu Đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, đây là tổng công ty trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông (trước ngày 01/07/2014 nó thuộc về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT).VMS chính là doanh nghiệp đầu tiên tại  thị trường Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu chính là MobiFone.

Giá trị thương hiệu đạt: 397,8 triệu USD

6.Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (có tên giao dịch là Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), hay còn được biết đến với tên gọi là Vietcombank, chính là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán của Việt Nam tính theo vốn hóa. Ngân hàng này được thành lập vào ngày 01/04/1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại của nhà nước.

Vietcombank hiện đang có gần 14.000 cán bộ và nhân viên, với hơn khoảng 400 Chi nhánh/Văn Phòng đại diện/Phòng Giao dịch/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm có 1 Hội sở chính tại thành phố Hà Nội, 1 Chi nhánh Sở Giao Dịch, cùng 1 Trung tâm Đào tạo cũng như 89 chi nhánh và có hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại thị trường Việt Nam, 2 công ty con cùng 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài và 6 công ty liên doanh, liên kết. Không chỉ vậy, Vietcombank còn phát triển thêm một hệ thống Autobank có hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận việc thanh toán thẻ (POS) trên cả nước. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới có hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giá trị thương hiệu đạt: 251,1 triệu USD

7.FPT

FPT là tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (có tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), đây chính là một trong những công ty chuyên về dịch vụ công nghệ và thông tin lớn nhất tại thị trường Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh chính đó là cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Theo như thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc thì đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam trong năm 2007.

Theo như VNReport thì FPT chính là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba tại Việt Nam trong năm 2012. Tiêu chí để VN Report đưa ra lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân đó là những doanh nghiệp đó phải có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc là bằng 51%. Trong năm 2018, doanh thu của FPT đạt đến 23.214 tỷ đồng, tăng đến 17% so với năm 2017; có lợi nhuận trước thuế đạt tới 3.858, tăng đến 31% so với năm 2017. Có doanh thu và lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài tăng trưởng cao, lần lượtlà  tăng 27% và 35% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị thương hiệu đạt: 217,6 triệu USD

Trên đây là Top 7  thương hiệu Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2020, đã góp phần rất lớn đưa đất nước ngày càng phát triển hơn.

Nguồn: ta-ogilvy.vn

Xổ số miền Bắc