Tôi muốn hỏi rõ về cơ chế một cửa! Thế nào là cơ chế một cửa? Cơ chế một cử


1

Trả lời câu hỏi của Ông, chúng tôi xin được giới thiệu Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được ban hành kèm theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này nêu rõ: “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.

Đối tượng áp dụng của cơ chế “một cửa” là các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (Sở, ban, Văn phòng Uỷ ban nhân dân nhân dân), Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo 5 nguyên tắc cơ bản:

1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

2. Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

4. Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.

5. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.

– Cơ chế “một cửa” được thực hiện trong các lĩnh vực sau:

+ Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.

+ Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.

+ Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tiễn của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định thêm việc áp dụng cơ chế “một cửa” đối với một số các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.

– Cơ chế “một cửa” khác với các cơ chế khác ở chỗ:

Trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, quy chế, quy trình giải quyết công việc cho tổ chức và công dân của cơ quan hành chính nhà nước không thống nhất. Tổ chức và công dân khi đến cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc phải đi qua nhiều “tầng – nấc”, đến nhiều phòng, ban hoặc đồng thời phải tiếp xúc với nhiều cán bộ, công chức. Thái độ của một bộ phận cán bộ, công chức, đặc biệt là những người có trách nhiệm tiếp xúc, quan hệ trực tiếp với công dân và tổ chức chưa tốt, còn hách dịch, quan liêu, cửa quyền. Nhiều địa phương còn tự ý đặt ra các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà, tốn kém công sức, tiền của cho nhân dân v.v… Những bất cập kể trên đã tạo điều kiện cho phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Nay, với việc triển khai cơ chế “một cửa” theo Quyết định số 181 của Thủ tướng Chính phủ, công dân và tổ chức có nhu cầu giải quyết công việc được nêu ở phần trên chỉ phải đến duy nhất một nơi là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Đồng thời, cơ chế “một cửa” góp phần hạn chế, xoá bỏ tình trạng phiền nhiễu, bất hợp lý, chậm trễ, thiếu hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính, các quy trình, thủ tục rườm rà, cùng với tệ nạn quan liêu, hách dịch, thiếu ý thức trách nhiệm, tiêu cực của bộ phận cán bộ, công chức trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

 

[external_link offset=1]

[external_link_head]

[external_link offset=2][external_footer]

Xổ số miền Bắc