Dạy Học Hát Chèo Và Quan Họ Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Âm Nhạc – Tài liệu text

Dạy Học Hát Chèo Và Quan Họ Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Âm Nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 342 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐẶNG THỊ LAN

DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ QUAN HỌ CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
KHÓA: 1 (2015 – 2018)

Hà Nội, 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐẶNG THỊ LAN

DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ QUAN HỌ CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Mã số: 9140111

Người hướng dẫn khoa học: PSG. TS Nguyễn Thị Tố Mai

Hà Nội, 2020

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và những kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất
kì một nguồn nào và dưới bất kì hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận án

Đặng Thị Lan

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

TT

Chữ được viết tắt

1

ĐC

Đối chứng

2

ĐHSP

Đại học sư phạm

3

GS

Giáo sư

4

GV

Giảng viên

5

NCS

Nghiên cứu sinh

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

PGS

Phó giáo sư

8

PPDH

Phương pháp dạy học

9

SV

Sinh viên

10

TN

Thực nghiệm

11

TS

Tiến sĩ

12

TSKH

Tiến sĩ Khoa học

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC
HÁT CHÈO, HÁT QUAN HỌ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM
NHẠC………………………………………………………………………………………………………….. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Chèo và Quan họ ……………………………………………….. 7
1.1.1. Nghiên cứu về Chèo ……………………………………………………………………………… 7
1.1.2. Nghiên cứu về Quan họ……………………………………………………………………….. 13
1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu về Chèo và Quan họ ……………………………….. 18
1.1.4. Hướng nghiên cứu và cơ sở lí thuyết …………………………………………………….. 20
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sư
phạm Âm nhạc ……………………………………………………………………………………………. 23
1.2.1. Khái niệm, thuật ngữ …………………………………………………………………………… 23
1.2.2. Cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………………… 32
1.2.3. Đặc điểm âm nhạc, lời ca của Chèo ………………………………………………………. 37
1.2.4. Đặc điểm âm nhạc, lời ca của Quan họ ………………………………………………….. 47
Tiểu kết ………………………………………………………………………………………………………. 54
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌ…………….. 55
2.1. Kĩ thuật cơ bản của hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………………. 55
2.1.1. Khẩu hình ………………………………………………………………………………………….. 55
2.1.2. Vị trí âm thanh …………………………………………………………………………………… 57
2.1.3. Hơi thở ……………………………………………………………………………………………… 59
2.1.4. Phát âm – nhả chữ ……………………………………………………………………………….. 61
2.1.5. Luyến chữ ………………………………………………………………………………………….. 64
2.1.6. Xử lí thanh điệu ………………………………………………………………………………….. 67
2.2. Kĩ thuật đặc trưng của hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………….. 69
2.2.1. Kĩ thuật đặc trưng của hát Chèo ……………………………………………………………. 69

2.2.2. Kĩ thuật đặc trưng của hát Quan họ ………………………………………………………. 78
2.3. Tương đồng, khác biệt về kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ ………………………. 86
Tiểu kết ………………………………………………………………………………………………………. 91
Chương 3: THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW ……………………………………………………. 92
3.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW …………………………….. 92
3.1.1. Một số nét chung ………………………………………………………………………………… 92
3.1.2. Đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa Thanh nhạc …………………………………………. 93
3.2. Môn Dân ca trong đào tạo hệ Đại học sư phạm Âm nhạc
94
3.3. Đặc điểm hát dân ca của sinh viên Đại học sư phạm Âm nhạc ………………………….. 96

3.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ……………………………………………………………….. 96
3.3.2. Khả năng âm nhạc, hát Chèo và hát Quan họ …………………………………………. 99
3.4. Thực trạng dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………………………….. 103
3.4.1. Chương trình môn Dân ca ………………………………………………………………….. 103
3.4.2. Sử dụng tài liệu, giáo trình…………………………………………………………………….. 106
3.4.3. Tình hình dạy của giảng viên ………………………………………………………………. 107
3.4.4. Tình hình học của sinh viên ………………………………………………………………….. 115
Tiểu kết …………………………………………………………………………………………………….. 120
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC ……………………………………. 121
4.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất…………………………………………………………. 121
4.1.1. Định hướng đề xuất …………………………………………………………………………… 121
4.1.2. Nguyên tắc đề xuất ……………………………………………………………………………. 122
4.2. Phương pháp rèn luyện kĩ năng hát Chèo và hát Quan họ …………………………. 123
4.2.1. Khẩu hình, hơi thở và vị trí âm thanh ………………………………………………….. 123
4.2.2. Phát âm – nhả chữ, luyến chữ và xử lí thanh điệu ………………………………….. 129

4.2.3. Rèn luyện kĩ thuật hát đặc trưng của Chèo …………………………………………… 132
4.2.4. Rèn luyện kĩ thuật hát đặc trưng của Quan họ ………………………………………. 139
4.3. Đổi mới phương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………….. 145
4.3.1. Kết hợp dạy truyền khẩu với dạy trên bản nhạc kí âm …………………………… 146
4.3.2. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực…………… 147
4.3.3. Kết hợp kiến thức lí thuyết trong thực hành rèn luyện kĩ năng
150
4.3.4. Luyện kĩ năng nghe bằng các hình thức đa dạng …………………………………… 151
4.3.5. Thiết lập và sử dụng quy trình dạy học mới trong rèn luyện kĩ năng hát ….. 152
4.3.6. Phát huy năng lực tự học và sáng tạo của sinh viên thông qua biểu diễn Chèo,
Quan họ trong hoạt động ngoại khóa………………………………………………………………. 155
4.3.7. Đổi mới phương pháp đánh giá …………………………………………………………… 158
4.4. Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………………………………….. 161
4.4.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm ……………………………………………………….. 161
4.4.2. Nội dung, thời gian và chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm…………………… 162
4.4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm …………………………………………………………. 164
4.4.4. Đánh giá kết quả và kết luận sư phạm sau thực nghiệm …………………………. 166
Tiểu kết …………………………………………………………………………………………………….. 170
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ……………………………………….. 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………… 175

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………. 184

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng so sánh sự tương đồng, khác biệt về kĩ thuật hát Chèo với hát Quan họ
…………………………………………………………………………………………………………………..86
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về khả năng hát Chèo và hát Quan họ …………………. 102
Bảng 3.2: Kết quả xin ý kiến các chuyên gia về việc sử dụng PPDH hát dân ca (n=30)

…………………………………………………………………………………….112
Bảng 3.3: Kết quả điều tra năng lực hát Chèo và hát Quan họ của sinh viên (n=225) 118
Bảng 4.1: Phân bậc kĩ năng hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………. 154
Bảng 4.2: So sánh dạy học hát Chèo, hát Quan họ theo lối dạy cũ và phương pháp
do luận án đề xuất …………………………………………………………………………………….. 160
Bảng 4.3: Tiêu chí đánh giá kĩ năng hát ………………………………………………………. 164
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra, đánh giá trước thực nghiệm của hai đối tượng TN và
ĐC (n=37) ……………………………………………………………………………………………….. 165
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm của nhóm TN và ĐC (n=37). 167
Bảng 4.6: So sánh kết quả học hát của hai nhóm trước và sau thực nghiệm ……… 168

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả kiểm tra, đánh giá trước thực nghiệm của hai nhóm ……….. 165
Biểu đồ 4.2: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm của hai nhóm…………… 168
Biểu đồ 4.3: So sánh kết quả học hát của hai nhóm thực nghiệm sư phạm ……….. 169

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chèo và Quan họ là hai thể loại đặc sắc của âm nhạc cổ truyền Việt Nam, kết
tinh truyền thống văn hóa của vùng châu thổ sông Hồng, không chỉ mang những nét
đặc trưng về vẻ đẹp của nội dung lời thơ, của giai điệu, mà đặc trưng cả trong lối
diễn xướng, trong kĩ thuật hát của người dân nơi đây. Chính cái nét đặc trưng về kĩ
thuật hát đã góp phần làm nổi bật lên chất ý nhị, tinh tế của vùng Kinh Bắc trong
Quan họ, giúp chúng ta cảm nhận rõ sự thâm thúy, sâu sắc của người dân Bắc Bộ
trong Chèo.
Kĩ thuật hát Chèo và Quan họ có nhiều điểm giống nhau. Cả Chèo và Quan
họ đều sử dụng cách hát nảy hạt, nhấn ngắt và hát dứt tiếng, ngân rung giọng tạo rền, làm

cho câu hát có độ liền hơi, liền giọng… Tuy vậy, ở mỗi một thể loại mức độ xử lí kĩ
thuật có phần khác nhau về phát âm, nhả chữ, khẩu hình, vị trí tạo nên âm thanh có âm
sắc riêng không giống với thể loại dân ca khác.
Trong xu thế phát triển, hội nhập mạnh mẽ của đất nước hiện nay, việc bảo
tồn, phát huy những giá trị của kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung và
Chèo, Quan họ nói riêng, đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Một số
nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ như thương mại hóa, tân nhạc hóa… đang làm mai một
các giá trị nghệ thuật cổ truyền Việt Nam. Điều này đặt ra cần có những giải pháp
nhằm gìn giữ giá trị của nghệ thuật Chèo và Quan họ, cũng như các thể loại âm nhạc cổ
truyền khác. Một trong những giải pháp quan trọng là tập trung cho công tác truyền dạy
ở các cấp cơ sở với mọi lứa tuổi, đặc biệt là những trường đào tạo giáo viên dạy âm nhạc
ở bậc phổ thông và các cơ sở đào tạo diễn viên hát Chèo, hát Quan họ.
Hiện nay ở nước ta, qua khảo cứu tài liệu cho thấy, những công trình nghiên
cứu trên phương diện văn hóa học, âm nhạc học như nguồn gốc, quá trình hình
thành, phát triển, tên gọi, đặc điểm âm nhạc, thơ ca… của Chèo và Quan họ đã được
luận bàn nhiều. Riêng những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng trong
kĩ thuật hát và PPDH hát Chèo, Quan họ cho đến nay vẫn còn là mảng trống, chỉ có
một số ít công trình đề cập về cách hát, song cũng chỉ dừng lại ở mức độ giải nghĩa một
số đặc trưng hát, mà chưa mang tính hệ thống để chỉ ra kĩ thuật hát đặc trưng của hai

2
thể loại âm nhạc cổ truyền này. Thiết nghĩ, sự nghiên cứu còn khiêm tốn về những đặc
trưng trong kĩ thuật hát Quan họ, Chèo, đặc biệt về phần PPDH, tạo nên những khó
khăn nhất định cho các nhà nghiên cứu, người dạy và người học hát dân ca.
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là cơ sở đào tạo SV chuyên ngành ĐHSP Âm
nhạc cho các trường phổ thông trên cả nước. Khi ra trường, SV không chỉ biết dạy
môn Âm nhạc, mà có thể còn tham gia biểu diễn, dàn dựng chương trình ngoại
khóa, tổ chức hoặc làm giám khảo các cuộc thi hát nói chung và dân ca nói riêng.
Trong chương trình đào tạo ngành ĐHSP Âm nhạc có môn Dân ca, trong đó có nội

dung dạy học hát Chèo và Quan họ. Việc nắm vững cách hát đặc trưng của Chèo
như: luyến, láy, ngân rung giọng, liền hơi bắt lẳng, nhấn, ngắt… và hát Quan họ
như: vang – rền – nền – nảy là không dễ dàng, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện
một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Đây là yếu tố cơ bản giúp SV được tiếp cận với cách hát trong
âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Từ đó, SV biết cách thể hiện bản chất của nghệ thuật Chèo
và Quan họ, tạo sự chủ động trong học tập và biểu diễn. Điều đó cho thấy tầm quan
trọng của việc dạy học hát dân ca nói chung, dạy học hát Chèo và Quan họ nói riêng
ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Là GV trực tiếp giảng dạy môn Dân ca cho SV ĐHSP Âm nhạc tại Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW, NCS nhận thấy, SV thường yêu thích được hát Quan họ,
Chèo, một phần vì hai thể loại này có giai điệu hay và cách hát độc đáo, một phần do
tính ứng dụng thực tiễn của Chèo và Quan họ luôn là lựa chọn hàng đầu của SV trong
chương trình học môn Dân ca, môn Thanh nhạc, cũng như các hoạt động ngoại khóa
trong và ngoài nhà trường. Dạy học hát dân ca, trong đó có Chèo và Quan họ ở
trường những năm qua đã, đang đi vào ổn định và ngày càng hoàn thiện, đổi mới về
mọi mặt. Tuy nhiên, NCS đã nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong
quá trình dạy học và kết quả học tập chưa đạt được như mong muốn.
NCS được sinh ra và lớn lên trên quê hương Quan họ, trong gia đình có bốn
đời làm nghệ thuật Chèo nên đã được gia đình truyền dạy nhiều làn điệu Chèo cổ từ
khi còn nhỏ, bản thân đã có những am hiểu nhất định về Chèo và Quan họ; có khả
năng hát và nhận diện, xác định kĩ thuật hát. NCS đã được học hát Quan họ ở
Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật Bắc Ninh, có một thời gian đi biểu diễn

3
cùng Đoàn dân ca Quan họ. Bên cạnh đó, NCS đã nghiên cứu về Quan họ từ khóa
luận tốt nghiệp Đại học và luận văn Thạc sĩ.
Từ thực tiễn dạy học hát dân ca, từ vai trò vị trí của Chèo và Quan họ trong
nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, với những thuận lợi của bản thân và truyền
thống gia đình, với mong muốn được nghiên cứu nghệ thuật Chèo, tiếp tục nghiên

cứu sâu hơn về Quan họ để từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học hát
dân ca cho SV Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, chúng tôi lựa chọn: Dạy học hát
Chèo và Quan họ cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc làm đề tài Luận án Tiến
sĩ ngành Lí luận và PPDH Âm nhạc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ phương diện lí luận và thực tiễn, nhận diện các
nguyên tắc cơ bản kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ, Luận án hướng tới mục đích
đề xuất các PPDH hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc ở Trường ĐHSP
Nghệ thuật TW. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học hát
Chèo và hát Quan họ tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Nghiên cứu tổng quan về dạy học hát Chèo và hát Quan họ; giải thích một
số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài; tìm hiểu cơ sở lí thuyết về dạy học hát
dân ca nói chung và dạy học hát Chèo, hát Quan họ nói riêng.
– Tìm hiểu một số đặc điểm của Chèo, Quan họ như: âm nhạc, lời ca, đặc
điểm kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ.
– Khảo sát thực trạng dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm
nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
– Đề xuất các PPDH hát Chèo, hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc ở Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sư
phạm Âm nhạc.

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng dạy học hát Chèo,
hát Quan họ và tổ chức thực nghiệm các phương pháp được đề xuất cho đối tượng
SV ĐHSP Âm nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
– Quy mô nghiên cứu:
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSP
Âm nhạc bởi xét về đặc điểm vùng miền thì cả hai thể loại đều sản sinh ra ở vùng
châu thổ sông Hồng. SV hệ ĐHSP Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW chủ
yếu tập trung nhiều ở khu vực Bắc bộ. Đây là điểm thuận lợi giúp SV có thể phát
âm nhả chữ phù hợp với đặc điểm vùng miền và cũng giúp SV ứng dụng biểu diễn
Chèo và Quan họ trong các hoạt động nội và ngoại khoá.
Những làn điệu Chèo và Quan họ được sử dụng trong luận án là các làn điệu
có lời cổ. Chèo là nghệ thuật sân khấu với hệ thống nhân vật khá đa dạng, đi kèm
theo đó có thể có những cách hát và kĩ thuật hát khác nhau, chẳng hạn như: nhân vật
hề thường ứng dụng cách hát nhấn, ngắt nhiều hơn so với nhân vật chín, còn các
nhân vật chín thường hát rung giọng, liền hơi nhiều hơn so với nhân vật mụ và hề.
Song, các nhân vật trong Chèo vẫn có những kĩ thuật hát chung như liền hơi, nhấn,
ngắt, rung giọng…; tùy tính chất âm nhạc của từng bài bản cụ thể, từng tình huống
kịch mà nhân vật áp dụng kĩ thuật phù hợp và có thể khác nhau. Trong phạm vi
nghiên cứu về cách hát Chèo và hát Quan họ, Luận án đi sâu vào những kĩ thuật
chung nhất, mà không bàn riêng về kĩ thuật hát của từng dạng nhân vật.
– Thời gian nghiên cứu: Dự kiến từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 8 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Những phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp các tài
liệu nghiên cứu lí luận và các tư liệu thực tế về những đặc trưng trong lối hát, kĩ
thuật hát Quan họ, Chèo, Ca trù, Xẩm, Thanh nhạc cổ điển thính phòng… Từ đó,
thống kê, phân tích, tổng hợp lại những đặc trưng trong kĩ thuật hát và đề ra
phương pháp rèn luyện kĩ năng cho SV.
4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này một mặt là để so sánh Quan họ và Chèo với nhau và với

một số thể loại dân ca khác, cũng như là với lối hát mới…; một mặt khác là để so
sánh PPDH… trong các phần nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng như
nghiên cứu các PPDH kĩ thuật hát Quan họ và hát Chèo.

5
4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã
Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát là nhằm để khắc hoạ, miêu tả đúng
đắn tình hình thực tế dạy học dân ca nói chung và dạy các làn điệu Chèo, Quan họ nói
riêng bằng cách dự giờ, trao đổi, trưng cầu ý kiến các GV trực tiếp tham gia dạy môn
Dân ca. Đồng thời, cũng để hiểu được rõ hơn khả năng hát dân ca của SV ĐHSP Âm
nhạc, xác định rõ hơn mục tiêu trong xây dựng nội dung, đổi mới về PPDH hát Chèo và
hát Quan họ phù hợp với thực tế dạy học hát ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Luận án sử dụng phương pháp điền dã, gặp gỡ các nghệ nhân Quan họ, Chèo để
tìm hiểu về lối hát cổ và ghi âm một số bài bản nhằm giúp cho tư liệu của luận án mang
tính thực tiễn hơn.
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học
Đây là phương pháp dùng để kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi của các
đề xuất trong luận án. Mục đích là nhằm thông qua thực nghiệm để xác định tính
hiệu quả của các phương pháp rèn luyện kĩ thuật, đổi mới phương pháp học hát,
nâng cao khả năng biểu diễn ở hệ ĐHSP Âm nhạc.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát và
thực nghiệm sư phạm. Qua đó, có thể kiểm định, đánh giá sự khác biệt trong
kết quả dạy học hát Chèo, hát Quan họ của nhóm thực nghiệm và đối chứng.
4.5. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi chú trọng phương pháp nghiên cứu liên ngành để tiếp cận vấn
đề trên phương diện văn hóa như phong tục tập quán, lễ nghi…, giúp tìm hiểu
những đặc trưng diễn xướng khác biệt của Quan họ, Chèo so với các thể loại ca
hát khác. Bởi lẽ, nghệ thuật hát dân ca là một thành tố văn hóa dân gian, có liên

quan tới nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác như Âm nhạc học, Văn hóa học,
Nghệ thuật học, Dân tộc học, Giáo dục học… Vì vậy, cần thiết phải sử dụng
phương pháp liên ngành để tìm hiểu, đối chiếu, so sánh, hỗ trợ quá trình nghiên cứu
cho luận án được sáng tỏ hơn.
5. Quan điểm tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử – logic, thực tiễn. Cụ
thể là tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu sư phạm âm nhạc, lí luận âm nhạc và được
dựa trên quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6
6. Những đóng góp mới của Luận án
Về lí luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo và
Quan họ ở các phương diện về PPDH hát và đặc trưng kĩ thuật hát còn gây nhiều tranh
luận: cách phát âm – nhả chữ, luyến chữ, xử lí thanh điệu, khẩu hình, vị trí, hơi thở
trong hát Chèo và Quan họ; đặc trưng kĩ thuật hát của Quan họ: vang, rền, nền, nảy
và đặc trưng kĩ thuật hát của Chèo: rung giọng, nảy hạt, liền hơi, nhấn, ngắt.
Về thực tiễn: Đề tài làm rõ thực trạng dạy học hát Chèo và Quan họ cho SV
ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW và đóng góp những đề xuất về
PPDH hát Chèo, hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc.
Đề tài của chúng tôi có tính ứng dụng về mặt lí luận và thực tiễn trong dạy
học hát Chèo, hát Quan họ ở hệ ĐHSP Âm nhạc. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của
luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong dạy học hát ở những thể loại dân ca khác
và cho các nghiên cứu khoa học cùng hướng.
7. Giả thuyết khoa học
Phương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên ĐHSP Âm
nhạc sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực, hiệu quả nếu nghiên cứu sâu cơ sở lí luận về
dạy học hát Chèo và hát Quan họ; tìm hiểu sâu thêm đặc điểm âm nhạc; nhận
diện tỏ tường hơn kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ; đánh giá được thực trạng

dạy học hát dân ca; xây dựng nội dung và đổi mới PPDH hát Chèo và Quan họ
thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học hát Chèo và hát
Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo, hát
Quan họ cho sinh viên ĐHSP Âm nhạc
Chương 2: Đặc điểm kĩ thuật hát Chèo và hát Quan họ
Chương 3: Thực trạng dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên ĐHSP
Âm nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW
Chương 4: Phương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên
ĐHSP Âm nhạc

7
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HÁT
CHÈO, HÁT QUAN HỌ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Chèo và Quan họ
1.1.1. Nghiên cứu về Chèo
Từ lâu, nghệ thuật Chèo đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó
có nhiều hội thảo khoa học, hàng trăm bài viết và công trình khoa học. Quá trình
sưu tầm tư liệu cho thấy, các nghiên cứu về Chèo có số lượng khá lớn. Luận án chỉ lựa
chọn xem xét những công trình nghiên cứu tiêu biểu, đại diện cho những giai đoạn
nghiên cứu khác nhau.
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lời ca, âm nhạc Chèo
Về nguồn gốc, âm nhạc của Chèo, đầu tiên phải kể đến những công trình của
nhà nghiên cứu Hoàng Kiều. Ông đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm, kí âm, tìm hiểu về
nguồn gốc, nhận diện những nét đặc trưng trong làn điệu, cấu trúc bài bản, âm nhạc

Chèo và ông đã cho xuất bản nhiều công trình có giá trị. Năm 1964, ông cùng với
tác giả Trần Việt Ngữ cho xuất bản cuốn Tìm hiểu sân khấu chèo [87]. Công trình
này bàn về nguồn gốc, bước chuyển biến, nội dung, kịch bản, hệ thống làn điệu
trong Chèo. Tuy vậy, nội dung cuốn sách chủ yếu mang tính chất khảo tả, giới
thiệu, không đi vào đặc điểm âm nhạc và kĩ thuật hát của Chèo.
Sau công trình nghiên cứu chung với Trần Việt Ngữ, năm 1974, tác giả
Hoàng Kiều cho xuất bản cuốn Sử dụng làn điệu Chèo [50]. Nội dung của công
trình này bàn về cách phổ thơ, sử dụng ca từ trong dân ca để lồng vào các làn điệu
gọi là lồng điệu. Mỗi làn điệu được tác giả phân tích về âm nhạc, ca từ và vận dụng
cách lồng điệu trong Chèo.
Đề cập đến những công trình nghiên cứu tiếp theo của Hoàng Kiều phải kể
tới cuốn Tìm hiểu các làn điệu Chèo cổ xuất bản năm 2003 [52]. Đây là công trình
tập hợp nhiều vấn đề về âm nhạc Chèo cổ được ông nghiên cứu trong nhiều năm.
Cuốn sách được chia làm 2 phần: Phần 1 nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong hát
Chèo, phần 2 giới thiệu về nghệ thuật Chèo. Tác giả đã giới thiệu về nghệ thuật
Chèo như nguồn gốc, xuất xứ của Chèo, tìm hiểu 170 làn điệu Chèo cổ với phần
khảo dị để phân tích các hệ thống làn điệu Chèo. Mỗi bản ghi đều có đầy đủ thông

8
tin nghệ nhân tham gia hát. Đây là việc làm có ý nghĩa, bởi cùng với thời gian, các
làn điệu Chèo cổ tuy đã được ghi âm, chuyển thành văn bản dưới dạng ghi nhạc
nhưng qua thực tiễn biểu diễn của diễn viên, của từng địa phương đã ít nhiều lại
thay đổi. Cuốn sách là nguồn tư liệu có nhiều đóng góp về lí luận và thực tiễn.
Năm 2007, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều cùng với tác giả Hà Hoa xuất bản
cuốn Những làn điệu Chèo cổ chọn lọc [53]. Có thể nói, đây là công trình đầy tâm
huyết và công phu trong sưu tầm, kí âm giọng hát của các nghệ nhân dân gian.
Công trình đã phân tích rất đầy đủ về nội dung, hình thức, chức năng và tính chất
của từng làn điệu Chèo. Trong công trình nghiên cứu của mình, hai tác giả Hoàng
Kiều – Hà Hoa đã chia làn điệu thành 8 hệ thống: Hệ thống hát Sắp, Hề, Vãn, Vỉa Ngâm, Ả Đào, hơi Huế, Đường trường và các làn điệu ca lẻ. Đây là nguồn tư liệu

quan trọng, cần thiết, giúp chúng tôi làm điểm tựa trong nghiên cứu và tuyển chọn
những làn điệu phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy cho SV ĐHSP Âm
nhạc.
Cùng với tác giả Hoàng Kiều, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ cũng có nhiều
đóng góp trong nghiên cứu về âm nhạc Chèo. Sau công trình nghiên cứu chung
cùng với Hoàng Kiều năm 1964, Trần Việt Ngữ đã cho xuất bản nhiều công trình,
trong đó có cuốn Vấn đề nhạc Chèo, (1969) thuộc tư liệu của Viện Sân khấu [88].
Đây là công trình chuyên khảo đề cập đến các khía cạnh của nghệ thuật Chèo. Bằng
sự khảo tả, tác giả Trần Việt Ngữ giới thiệu hệ thống làn điệu, dàn nhạc Chèo. Bên
cạnh đó, ông đã chỉ ra quy luật phát triển của nhạc Chèo, vừa tiếp thu phong cách
và âm hưởng truyền thống, vừa sáng tạo thêm cái mới phù hợp với sự phát triển âm
nhạc Chèo hiện đại. Năm 1996, tác giả Trần Việt Ngữ cho xuất bản công trình Về
nghệ thuật Chèo [89]. Cuốn sách chia thành 3 phần: phần 1 bàn về nguồn gốc và
quá trình hình thành, chuyển hóa và phát triển của nghệ thuật Chèo; phần 2 tìm hiểu
từ chiếu diễn ba mặt ngoài trời bước vào sân khấu; phần 3 về nghệ thuật Chèo cổ,
xây dựng Chèo mới. Công trình nghiên cứu của Trần Việt Ngữ là tài liệu quý giúp
chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm âm nhạc Chèo cổ.
Trong những công trình cứu về Chèo, phải kể đến những đóng góp của Bùi
Đức Hạnh với công trình nghiên cứu: Tìm hiểu âm nhạc sân khấu, xuất bản năm
2004 [26]. Công trình này được viết thành nhiều chương. Những vấn đề nêu ra

9
trong 6 chương đầu đã được bàn luận trong một số công trình trước về nguồn gốc,
âm nhạc, lời ca, kịch bản Chèo… Bùi Đức Hạnh còn viết cuốn 150 làn điệu Chèo
cổ, được xuất bản năm 2006 [27]. Ở công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích đặc
điểm thanh nhạc và kí âm các làn điệu Chèo. Có thể nói, đây là công trình có giá trị
thiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn. Nội dung cuốn sách được chia thành 2
phần: Phần 1 trình bày những luận điểm mang tính lí luận, trong đó chủ yếu bàn về
kĩ thuật hát Chèo. Phần 2 là hệ thống bài bản của 150 làn điệu Chèo theo các lối nói,

vỉa, ngâm vịnh… Đây cũng là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi có cơ sở luận bàn về
đặc điểm âm nhạc và cách hát Chèo, cũng như để lựa chọn một số làn điệu Chèo
đưa vào giảng dạy ở hệ ĐHSP Âm nhạc của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Ngoài những nghiên cứu kể trên, còn có một số công trình khác như: Âm
nhạc sân khấu Chèo nửa cuối thế kỷ XX (2001) của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Phương [94]; Đến với nhạc Chèo (2006) của tác giả Đôn Truyền [123]; Nhạc chèo
(2011) của tác giả Trần Vinh [130]; Khái luận về Chèo (1999) của tác giả Trần Bảng
[6]; Lịch sử nghệ thuật Chèo (2005) của tác giả Hà Văn Cầu [15]; Đường trường phải
chiều (1993) của tác giả Trần Đình Ngôn [86] … Nhìn chung, các công trình giới
thiệu khá chi tiết về nguồn gốc, âm nhạc, làn điệu Chèo. Trong cuốn Đường trường
phải chiều, tác giả Trần Đình Ngôn đã khẳng định: “Nhiều làn điệu được sáng tác từ
nguồn âm hưởng dân ca nhưng đã sân khấu hóa kiểu Chèo một cách tinh tế đến mức
khó nhận ra chất liệu của chúng là một làn điệu dân ca cụ thể nào. Khá nhiều làn
điệu, dấu ấn làn điệu dân ca gốc vẫn còn nguyên từ lời ca đến giai điệu” [86; 122].
Đây là nhận định quan trọng, phần nào giúp chúng tôi khẳng định về lời ca của
Chèo có nguồn gốc từ dân ca.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về cách hát và dạy hát Chèo
* Cách hát Chèo
Đề cập đến cách hát Chèo phải kể đến những đóng góp của hai tác giả Bùi
Đức Hạnh và Hoàng Kiều. Tác giả Bùi Đức Hạnh đã đi sâu luận bàn về đặc điểm ca
hát và cách hát của Chèo trong một số công trình, tiêu biểu là Ca hát trong Chèo,
xuất bản năm 1964 [25] và 150 làn điệu Chèo cổ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Có thể
nói, hai công trình này đã đề cập đến vị trí, chức năng ca hát sân khấu và đặc điểm

10
và cách hát Chèo. Đây là những vấn đề rất quý giá cho đề tài của chúng tôi bởi
những công trình viết về cách hát Chèo không có nhiều.
Ngoài những nghiên cứu về âm nhạc trong Chèo, tác giả Hoàng Kiều còn
nghiên cứu về vấn đề thanh điệu trong hát dân ca. Năm 2001, ông cho xuất bản

cuốn Thanh điệu tiếng Việt và Âm nhạc cổ truyền [51]. Cuốn sách bàn về thanh điệu
và những ảnh hưởng của thanh điệu trong âm nhạc cổ truyền, trong đó có hát dân
ca. Chúng tôi cho rằng, tác giả Hoàng Kiều đã có nhiều nhận định xác đáng, khi chỉ
ra những đặc điểm về thanh điệu trong tiếng Việt, từ đó đưa ra dẫn chứng làm sáng
tỏ mối quan hệ mật thiết của 6 thanh điệu, sự ảnh hưởng và chi phối của chúng tới
cách hát dân ca. Có thể nói, đây là tư liệu quan trọng, là cơ sở gợi mở để tiếp cận
làm rõ vấn đề về thanh điệu và cách xử lí trong hát Chèo cũng như Quan họ.
Không chỉ bàn về âm nhạc trong Chèo, tác giả Hoàng Kiều còn luận bàn đôi
nét về cách hát trong cuốn Tìm hiểu các làn điệu Chèo cổ [52]. Như ở trên đã nêu,
cuốn sách chia làm 2 phần. Đặc điểm của cách hát trong Chèo được tác giả phân
tích ở phần 1, trong đó ông đã đưa ra những đặc điểm cơ bản các giọng hát của nữ
và nam, cách phát âm – nhả chữ, rung giọng, tròn vành – rõ chữ… Có thể nói, công
trình có giá trị cả trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn, là nguồn tư liệu, là cơ
sở gợi mở để chúng tôi nhận diện về lối hát Chèo cổ được nghiên cứu trong luận án.
Vấn đề biểu diễn trong Chèo được đề cập đến đến trong công trình Kĩ thuật
biểu diễn Chèo, (1992) của Trần Bảng [5]. Cuốn sách miêu tả chi tiết cách biểu diễn
của các nhân vật cụ thể trong hát Chèo. Đây là nguồn tư liệu giúp nhận diện một số
động tác biểu diễn cơ bản trong Chèo.
* Cách dạy hát Chèo
Bàn về lĩnh vực giảng dạy hát Chèo, đáng chú ý nhất là công trình nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết, GV trực tiếp dạy hát Chèo tại trường Đại học
Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội với cuốn Giáo trình hát Chèo (2000) [121]. Trong giáo
trình này, tác giả đã đưa ra một số yêu cầu về kĩ thuật hát, phân tích nội dung các làn
điệu Chèo. Tuy vậy, tác giả lại không giải thích các khái niệm và thuật ngữ về đặc
trưng kĩ thuật hát, phương pháp rèn luyện kĩ năng cho người học, mà chỉ bàn về nội
dung, tính chất, cách thể hiện các điệu Chèo cổ. Mặc dù vậy, đây là cuốn sách có giá

11
trị trong giảng dạy, là cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những đặc trưng trong

kĩ thuật và cách rèn luyện kĩ năng hát Chèo cho SV.
Bên cạnh Giáo trình hát Chèo của Nguyễn Thị Tuyết, kinh nghiệm biểu diễn
cũng được đúc kết trong cuốn Giáo trình diễn Chèo, xuất bản năm 2006 [91] của
tác giả Trần Thị Ngọc, GV dạy biểu diễn ở trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh
Hà Nội. Sở dĩ chúng tôi bàn đến cuốn giáo trình dạy biểu diễn này bởi Chèo thuộc
thể loại sân khấu, khi hát Chèo, người hát phải biết kết hợp các động tác biểu diễn
phù hợp với làn điệu, tính chất của bài hát.
Ngoài hai giáo trình về dạy hát và biểu diễn Chèo, còn có những luận văn,
luận án nghiên cứu về hát Chèo. Đáng chú ý trong những luận án nghiên cứu về
Chèo có luận án Tiến sĩ Văn hóa học Nghệ thuật Chèo trong đời sống văn hóa
(2008) của tác giả Hà Thị Hoa. Công trình không chỉ nghiên cứu chuyên sâu về âm
nhạc dân gian, đặc biệt là Chèo, mà còn bàn về cách dạy hát Chèo rất đáng quan
tâm: “Truyền thống cha ông ta chủ yếu dạy bằng phương pháp truyền nghề. Người
thầy truyền cho người học “cái hồn”, cái “chất liệu”, cái “bản sắc”, cụ thể là cái
“chất chèo”. Đặc biệt là phát huy tính sáng tạo của từng người học, một hình thức
đào tạo mà hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo rất khuyến khích phương pháp này,
một phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm [28; 151]. Chúng tôi đồng tình
với quan điểm của tác giả Hà Thị Hoa về truyền dạy hát Chèo. Dạy hát Chèo cũng
như dân ca cần lấy phương pháp truyền khẩu làm trọng, kết hợp với các phương
pháp sư phạm âm nhạc truyền thống, hiện đại, đồng thời cần phát huy tính sáng tạo
của người học, lấy người học làm trung tâm dưới sự hướng dẫn của GV.
Nghệ thuật diễn xướng Chèo còn được đề cập đến trong Luận án tiến sĩ Văn
hóa học Diễn xướng âm nhạc trong Chèo giai đoạn 1951 đến 2013 – truyền thống
và biến đổi, của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương (2015). Nội dung của luận án
tìm hiểu về nghệ thuật diễn xướng Chèo xưa và nay, về thực trạng những biến đổi
diễn xướng âm nhạc của Chèo đương đại với những đặc điểm như: không gian, âm
nhạc, ca hát, biểu diễn, thực trạng về đào tạo diễn viên, nhạc công… giai đoạn 1951 2013. Về phương pháp dạy hát, tác giả viết: “Dạy truyền nghề như truyền khẩu, truyền
ngón là một trong những đặc thù của các trường chuyên nghiệp. Người dạy hát, đàn
phải có khả năng minh họa các kĩ thuật như nhấn nhá, luyến, láy, rung, vỗ… Thầy

12
không chỉ ngồi nghe mà còn nắn từng nốt, từng chữ cho đến khi đạt yêu cầu và cho
SV nghe thêm băng, đĩa hình” [95; 124].
Trong ý kiến trên, tác giả cho rằng, phương pháp truyền dạy hát Chèo vẫn dựa
trên lối dạy truyền khẩu là chính. Tuy vậy, luận án đề cập đến phương pháp truyền
khẩu kết hợp với phương pháp sử dụng phương tiện dạy học như băng đĩa hình, đĩa
tiếng… Đây xem như sự đổi mới trong cách dạy hát Chèo so với lối truyền thống xưa.
Những năm gần đây, một số Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và
PPDH Âm nhạc đã tập trung tìm hiểu những vấn đề về truyền dạy dân ca cho những
nhóm đối tượng người học cụ thể, với nhiều góc tiếp cận khác nhau. Hướng nghiên
cứu chủ yếu là đưa ra một số giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy hát
dân ca như: Đưa một số làn điệu Chèo cổ vào chương trình giảng dạy tại trường
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định (2013) của tác giả Nguyễn Thị Thúy
[110]; Đưa hát Chèo vào chương trình đào tạo ngành Sư phạm âm nhạc – công tác
đội, trường Cao đẳng Hải Dương (2014) của tác giả Lục Vĩnh Hưng [41]; Hát
Chèo ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (2014) của tác giả Phạm
Thu Thủy [111]; Nhìn chung, các luận văn nêu trên thường gồm 2 phần: Phần 1 bàn
về cơ sở lí luận và thực tiễn; phần 2 đưa ra các giải pháp cụ thể cho đề tài. Những
giải pháp được các tác giả đề cập như: Lựa chọn làn điệu đưa vào giảng dạy, tăng số
lượng thời gian dạy hát dân ca ở các môn học khác như xướng âm, thanh nhạc, gặp
gỡ các nghệ nhân, xây dựng giáo án, cải tiến phương pháp dạy, đưa dân ca vào các
hoạt động ngoại khóa… Về cơ bản, hướng nghiên cứu như trên đã phần nào hỗ trợ
phát triển dân ca sâu rộng ở các cấp học, tăng thời gian học hát dân ca ở cả nội và
ngoại khóa, cải thiện cách thức truyền dạy. Tuy vậy, các luận văn ít đề cập đến cách
hát và biện pháp luyện tập kĩ năng hát Chèo cho người học. Trong đó, truyền dạy
hát dân ca không chỉ cần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của cách hát trên
phương diện lí luận và xác định kĩ thuật hát đặc trưng của từng thể loại, mà cần đưa
ra những biện pháp rèn luyện kĩ năng cụ thể cho người học.
Trong những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Chèo phải kể đến tác giả Trần

Trung Thành khi bàn về Truyền dạy hát Chèo tại câu lạc bộ thiếu nhi làng Khuốc
năm 2017 [108]. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1, cơ sở lí luận về nghệ thuật
Chèo; Chương 2, Thực trạng truyền dạy và Chương 3, tác giả đề xuất các biện pháp

13
truyền dạy hát Chèo. Luận văn đi sâu bàn về những đặc điểm nghệ thuật Chèo như
âm nhạc, thơ ca, cách hát và phương thức truyền dạy hát Chèo cho thiếu nhi. Chúng
tôi cho rằng, luận văn là một trong những tài liệu tham khảo thiết thực, bổ ích cho
những người nghiên cứu về truyền dạy hát Chèo.
1.1.2. Nghiên cứu về Quan họ
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lời ca, âm nhạc Quan họ
Nghiên cứu về nguồn gốc, đặc điểm âm nhạc của Quan họ là vấn đề đã
được nhiều tác giả luận bàn. Trong đó phải kể đến các nhà nghiên cứu như: Hồng
Thao, Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý, Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn
Viêm, Tú Ngọc, Nguyễn Trọng Ánh…
Trước hết phải kể đến công trình Dân ca quan họ Bắc Ninh được, (1962)
của nhóm tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc [96].
Đây là công trình đầu tiên được ấn hành, phổ biến rộng rãi ở nước ta và có quy mô
lớn với nội dung tương đối phong phú về dân ca Quan họ: giới thiệu quê hương, tục
lệ sinh hoạt Quan họ, các giọng và lề lối hát, nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển, giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca Quan họ… Có thể nói, cuốn
sách là công trình có giá trị về mặt lịch sử, là tiền đề, cơ sở để tham khảo, định
hướng cho các nghiên cứu về Quan họ sau này.
Tiếp đến là những công trình như: Quan họ – Nguồn gốc và quá trình phát
triển dân ca Quan họ (1978) của các tác giả Hồng Thao, Đặng Văn Lung, Trần
Linh Quý [63]; Tìm hiểu dân ca Quan họ (2011) của hai tác giả Trần Linh Quý Hồng Thao [125]. Ngoài những công trình nghiên cứu cùng nhóm tác giả, Hồng
Thao còn xuất bản độc lập một số công trình như: Dân ca Quan họ [100], và 300
bài hát Quan họ [101]. Trong cuốn 300 bài Quan họ, tác giả Hồng Thao đã đưa ra
300 bài Quan họ với 174 điệu khác nhau và hơn 100 dị bản chọn lọc, do chính nhạc

sĩ sưu tầm, kí âm và biên soạn với đủ 3 giọng: Lề lối, Giọng Vặt (hay còn gọi là
Giọng lẻ) và Giọng Giã bạn. Trong tuyển tập này, nhạc sĩ Hồng Thao còn tiến hành
xác định, phân loại một số các dị bản làn điệu. Có thể thấy rằng, đây là công trình
có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm và bảo tồn kho tàng dân ca Quan họ, lưu giữ
nhiều làn điệu cổ có giá trị, là cơ sở cho những nhà nghiên cứu tiếp sau về Quan họ

14
trong việc rút ngắn thời gian đi sưu tầm, điền dã, là tư liệu quý, cung cấp cho luận
án của chúng tôi một số bản kí âm được phân chia theo hệ thống lề lối, giọng điệu.
Bên cạnh những công trình được xuất bản thành sách, nhạc sĩ Hồng Thao còn
đăng tải một số bài trên nhiều Tạp chí. Đáng lưu ý là những bài như: Bàn về giai điệu
và thang âm điệu thức Quan họ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật năm
1982 (trong tuyển tập Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu – lí luận – phê bình âm nhạc
Việt Nam thế kỉ XX)’; Quan họ – tên gọi và nguồn gốc, bài đăng trên Tạp chí Văn
nghệ Hà Bắc (số 2) năm 1990, trong tuyển tập Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu – lí
luận – phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX (tập II) do Viện Âm nhạc xuất bản.
[79].
Với những công trình nghiên cứu kể trên, còn có một số bài viết về Quan họ
đáng chú ý. Năm 1972, Ty Văn hóa Hà Bắc đã cho xuất bản cuốn Một số vấn đề về
dân ca Quan họ [76]. Đây là tập hợp các tham luận của các nhà nghiên cứu thuộc
nhiều lĩnh vực như Văn học, Dân tộc học, Âm nhạc, Sân khấu… đọc tại 4 hội nghị
chuyên đề về Quan họ vào những năm 1965, 1967, 1969 và 1971. Nội dung của các
tham luận phản ánh khái quát về nguồn gốc tên gọi, âm nhạc, những vấn đề bảo tồn
và phát huy dân ca Quan họ.
Nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc Quan họ, cùng với nhạc sĩ Hồng Thao,
phải kể đến đóng góp của tác giả Nguyễn Trọng Ánh – người đã bỏ ra nhiều năm
tìm hiểu, nghiên cứu âm nhạc Quan họ. Tác giả đã nghiên cứu về âm nhạc Quan họ
từ khi viết Khóa luận, Luận văn tốt nghiệp lí luận âm nhạc cho đến Luận án Tiến sĩ.
Năm 2000, ông đã cho xuất bản công trình Âm nhạc Quan họ, Nxb Viện Âm nhạc

[2]. Công trình chuyên khảo về lĩnh vực âm nhạc Quan họ của ông gồm 5 chương:

Chương 1 bàn về hệ thống các làn điệu, chương 2 đi vào hình thức cấu trúc của bài
bản trong dân ca Quan họ, chương 3 nghiên cứu về điệu thức, chương 4 bàn về giai
điệu và chương 5 bàn về mối quan hệ giữa âm nhạc và thơ văn. Có thể nói, đây là
công trình nghiên cứu công phu, là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người
tìm hiểu về âm nhạc Quan họ.
Năm 2005, tác giả Nguyễn Trọng Ánh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với
đề tài Những giá trị của Nghệ thuật Âm nhạc trong hát Quan họ [3]. Luận án được

15
chia thành 4 chương, ở mỗi chương tác giả phân tích chi tiết về lề lối phong tục tập
quán, những đặc trưng về cấu trúc, giai điệu, lời ca… trong hát Quan họ. Có thể
thấy, đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về đặc điểm âm nhạc Quan
họ, là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi tìm hiểu sâu thêm về những đặc điểm âm
nhạc Quan họ.
Mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc, lề lối, phong tục tập quán của Quan họ
được tác giả Lê Danh Khiêm đề cập trong bài: Những đặc trưng ngôn ngữ lời ca
Quan họ trong cuốn Một số vấn đề văn hóa Quan họ xuất bản năm 2000 [48]. Tác
giả là người chuyên nghiên cứu, biên soạn về văn hóa Quan họ, viết giáo trình,
giảng dạy lí thuyết về Quan họ cho Sở văn hoá, Trung tâm Văn hóa tỉnh và trường
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bắc Ninh. Bài viết giới thiệu về những đặc trưng
ngôn ngữ cũng như cái hay, cái đẹp của lời ca Quan họ dưới góc nhìn của một nhà
ngôn ngữ học.
Năm 2001, Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh cho xuất bản công trình
Dân ca Quan họ: lời ca và bình giải [114]. Công trình này là tập hợp các bài viết về
đặc điểm lời ca và bình giải ý nghĩa của ca từ trong hát Quan họ. Những phát hiện
tinh tế về lời ca Quan họ là nguồn tư liệu tham khảo quý giá đối với chúng tôi để
bàn về lời ca, tiếng đệm trong hát Quan họ.

1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về cách hát và dạy hát Quan họ
* Cách hát Quan họ
Đầu tiên phải kể đến công trình của tác giả Phạm Trọng Toàn với luận án
Tiến sĩ về Văn hóa học năm 2005: Tương đồng, khác biệt giữa Hát Xoan, Hát Ghẹo
Phú Thọ và Quan họ Bắc Ninh [105]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công
phu, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Chúng tôi tâm đắc với những nhận định của tác
giả về kĩ năng hát Quan họ. Những kiến giải về 4 đặc trưng hát vang – rền – nền nảy của tác giả là cơ sở giúp chúng tôi nhận diện, làm sáng tỏ sâu thêm kĩ thuật hát
Quan họ, đồng thời có thể so sánh với cách hát Chèo và một số thể loại dân ca khác.
Tìm hiểu về những đặc trưng trong cách hát Quan họ, năm 2006 Trung tâm
UNESCO Văn hóa Quan họ xuất bản cuốn Lối chơi Quan họ [115]. Đây là công
trình tổng hợp nhiều bài viết của các tác giả bàn về quá trình hình thành, những quy ước,
ý tưởng, nghề chơi của Quan họ trong hát Quan họ cổ. Đáng quan tâm là bài viết “Nghệ

16
thuật ngân nảy hạt trong Quan họ Bắc Ninh” của Nguyễn Mạnh Thắng. Tác giả của bài
viết cho rằng: “Do cấu tạo của từ ngữ, có nhiều từ mà cuối từ là phụ âm nên không
thuận lợi cho việc thoát hơi ngân qua khẩu hình, nhiều khi hát phải đóng khẩu
hình… Do vậy, khi hát những từ ấy phải ngân ở cổ họng lên mũi thành các âm ngân
nảy hạt” [115; 77]. Về quan điểm này, chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với tác
giả. Bởi lẽ, hát nảy hạt ngân rung ở giai đoạn mở chữ và kết thúc ở đóng chữ, không
ngân rung từ cổ lên mũi, hay nói cách khác, Quan họ không hát giọng mũi.
Trong Lối chơi Quan họ, tác giả Nguyễn Uyển có bài Bàn về cách hát Quan
họ gốc. Bài viết có giải nghĩa đặc trưng hát vang – rền – nền – nảy. Theo ý kiến của
chúng tôi, quan điểm của tác giả cho rằng đặc trưng vang – nền là yếu tố “trời cho”
và “mang tính di truyền”, còn rền – nảy là do “luyện tập” không có tính thiết phục,
còn nhiều điểm phải bàn thêm [115; 79]. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đi sâu luận
bàn trong phần tìm hiểu về đặc trưng kĩ thuật hát Quan họ.
Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Quan họ đã nêu ở trên, các tác giả đi sâu bàn về
nguồn gốc, âm nhạc Quan họ và ở chương cuối có đề cập ở mức độ nhất định đến

cách hát Quan họ. Về cách hát nảy hạt, hai tác giả Trần Linh Quý và Hồng Thao
cho rằng do phải thường xuyên xử lí hiện tượng tắc họng của những âm tiết mang
các thanh ngã, nặng, hiện tượng âm tắc của những âm tiết có phụ âm cuối và đường
nét uốn lượn của các thanh điệu:“khi hát ngân dài các âm tiết tiếng Việt thường
không giữ được sự ngân rung đều ở một độ cao nữa, có lẽ vì thế đã xuất hiện lối
ngân nhả hột hay nảy hạt, lối ngân bằng âm tiết phụ và những nhấn nhá, luyến láy
[125; 214]. Chúng tôi đồng tình với tác giả khi cho rằng khi ngân nhả hột cao độ
được rung lên đều đều liên tục một chuỗi âm thanh. Tiếp cận quan điểm này, chúng
tôi sẽ tìm hiểu sâu thêm và làm sáng rõ hơn hát nảy hạt, ngân rung tạo rền của Quan
họ và Chèo.
Bàn về những đặc trưng của cách hát truyền thống trong cuốn Phương pháp
hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát [56], tác giả Trần Ngọc Lan đã đề đưa ra
quan điểm mới về đặc trưng của cấu âm tiếng Việt liên quan đến nói và hát, chi phối phát
âm – nhả chữ của hát cổ truyền. Tiếp cận quan điểm này, chúng tôi có cơ sở giúp nhận
diện cách phát âm nhả chữ trong hát dân ca nói chung và hát Quan họ, Chèo nói riêng.
Tiếc rằng, tác giả không đi sâu nghiên cứu về cách hát cổ truyền, mà chỉ dừng lại ở một

17
số đặc trưng về phát âm – nhả chữ trong hát cổ, nhằm đưa ra giải pháp, ứng dụng và bài
tập nâng cao chất lượng hát tiếng Việt.
Nhìn chung, mỗi cách lí giải đều có điểm hợp lí. Thiết nghĩ, những luận điểm
về đặc trưng hát Quan họ của các tác giả là cơ sở, nền tảng cho luận án của chúng
tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, đưa ra một số khái niệm về đặc trưng âm thanh trong
hát Quan họ, đồng thời phát hiện kĩ thuật hát đặc trưng để đề ra phương pháp rèn
luyện kĩ năng hát cho SV.
* Cách dạy hát Quan họ
Qua tìm hiểu những công trình đã công bố, chúng tôi thấy, những tài liệu về
dạy hát Quan họ có số lượng khiêm tốn. Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của
nhạc sĩ Hồng Thao và Trần Linh Quý Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, xuất bản

năm 1997 [124]. Cuốn sách được trình bày dưới hình thức giáo trình, là nguồn tư liệu
quan trọng trong giảng dạy hát Quan họ. Trong cuốn sách, các tác giả có bàn về cách nảy
hạt và hơi thở khi hát. Tiếc rằng, tác giả mới đề cập kĩ thuật hát nảy hạt, còn 3 đặc trưng
vang – rền – nền và khẩu hình, vị trí âm thanh thì lại chưa thấy đề cập đến.
Dạy hát dân ca nói chung và dạy hát Quan họ nói riêng còn nhiều vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu và đã được luận bàn trong cuốn Không gian văn hóa Quan
họ Bắc Ninh: bảo tồn và phát huy (2006). Một trong những kiến giải về truyền dạy,
bảo tồn Quan họ, được thể hiện trong bài viết của tác giả Trịnh Hoài Thu Quan họ
Bắc Ninh trong đời sống xã hội đương đại. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến
Quan họ Bắc Ninh trong đời sống xã hội và Quan họ Bắc Ninh trong bối cảnh âm
nhạc Việt Nam đương đại. Tác giả đi sâu luận bàn về công tác giáo dục – đào tạo hát
Quan họ, chỉ ra những vấn đề thiết thực trong dạy hát dân ca ở trường Trung cấp
Văn hóa – Nghệ thuật Bắc Ninh, cũng như các trường có đào tạo ngành âm nhạc: “Qua
thực tế làm công tác âm nhạc, chúng tôi thấy thường là khi dạy hát dân ca nói chung, hát
Quan họ nói riêng, các thầy cô giáo mới chỉ dạy học sinh, SV hát đúng nhạc, chưa cung
cấp những nghệ thuật thể hiện, cách trình diễn…” [81; 696 – 697]. Với nhận định và giải
pháp về dạy hát Quan họ cũng như dạy dân ca, tác giả Trịnh Hoài Thu đã chỉ rõ về thực
trạng dạy và đề ra một số giải pháp dạy hát dân ca hiện nay.
Về dạy hát dân ca, đáng chú ý phải nói tới đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào
trường Trung học cơ sở, (2009) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP Nghệ

LỜI CAM ĐOANTác giả xin cam kết đây là khu công trình nghiên cứu và điều tra của tác giả. Các kết quảnghiên cứu và những Tóm lại trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bấtkì một nguồn nào và dưới bất kể hình thức nào. Việc tìm hiểu thêm những nguồn tài liệuđã được triển khai trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tìm hiểu thêm đúng lao lý. Tác giả luận ánĐặng Thị LanDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtTTChữ được viết tắtĐCĐối chứngĐHSPĐại học sư phạmGSGiáo sưGVGiảng viênNCSNghiên cứu sinhNxbNhà xuất bảnPGSPhó giáo sưPPDHPhương pháp dạy họcSVSinh viên10TNThực nghiệm11TSTiến sĩ12TSKHTiến sĩ Khoa họcMỤC LỤCMỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………… 1C hương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌCHÁT CHÈO, HÁT QUAN HỌ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂMNHẠC ………………………………………………………………………………………………………….. 71.1. Tổng quan điều tra và nghiên cứu về Chèo và Quan họ ……………………………………………….. 71.1.1. Nghiên cứu về Chèo ……………………………………………………………………………… 71.1.2. Nghiên cứu về Quan họ ……………………………………………………………………….. 131.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và điều tra về Chèo và Quan họ ……………………………….. 181.1.4. Hướng điều tra và nghiên cứu và cơ sở lí thuyết …………………………………………………….. 201.2. Cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sưphạm Âm nhạc ……………………………………………………………………………………………. 231.2.1. Khái niệm, thuật ngữ …………………………………………………………………………… 231.2.2. Cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………………… 321.2.3. Đặc điểm âm nhạc, lời ca của Chèo ………………………………………………………. 371.2.4. Đặc điểm âm nhạc, lời ca của Quan họ ………………………………………………….. 47T iểu kết ………………………………………………………………………………………………………. 54C hương 2 : ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌ …………….. 552.1. Kĩ thuật cơ bản của hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………………. 552.1.1. Khẩu hình ………………………………………………………………………………………….. 552.1.2. Vị trí âm thanh …………………………………………………………………………………… 572.1.3. Hơi thở ……………………………………………………………………………………………… 592.1.4. Phát âm – nhả chữ ……………………………………………………………………………….. 612.1.5. Luyến chữ ………………………………………………………………………………………….. 642.1.6. Xử lí thanh điệu ………………………………………………………………………………….. 672.2. Kĩ thuật đặc trưng của hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………….. 692.2.1. Kĩ thuật đặc trưng của hát Chèo ……………………………………………………………. 692.2.2. Kĩ thuật đặc trưng của hát Quan họ ………………………………………………………. 782.3. Tương đồng, độc lạ về kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ ………………………. 86T iểu kết ………………………………………………………………………………………………………. 91C hương 3 : THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌCHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW ……………………………………………………. 923.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW …………………………….. 923.1.1. Một số nét chung ………………………………………………………………………………… 923.1.2. Đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa Thanh nhạc …………………………………………. 933.2. Môn Dân ca trong huấn luyện và đào tạo hệ Đại học sư phạm Âm nhạc943. 3. Đặc điểm hát dân ca của sinh viên Đại học sư phạm Âm nhạc ………………………….. 963.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ……………………………………………………………….. 963.3.2. Khả năng âm nhạc, hát Chèo và hát Quan họ …………………………………………. 993.4. Thực trạng dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………………………….. 1033.4.1. Chương trình môn Dân ca ………………………………………………………………….. 1033.4.2. Sử dụng tài liệu, giáo trình …………………………………………………………………….. 1063.4.3. Tình hình dạy của giảng viên ………………………………………………………………. 1073.4.4. Tình hình học của sinh viên ………………………………………………………………….. 115T iểu kết …………………………………………………………………………………………………….. 120C hương 4 : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT CHÈO VÀ HÁT QUAN HỌCHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC ……………………………………. 1214.1. Định hướng và nguyên tắc yêu cầu …………………………………………………………. 1214.1.1. Định hướng yêu cầu …………………………………………………………………………… 1214.1.2. Nguyên tắc đề xuất kiến nghị ……………………………………………………………………………. 1224.2. Phương pháp rèn luyện kĩ năng hát Chèo và hát Quan họ …………………………. 1234.2.1. Khẩu hình, hơi thở và vị trí âm thanh ………………………………………………….. 1234.2.2. Phát âm – nhả chữ, luyến chữ và xử lí thanh điệu ………………………………….. 1294.2.3. Rèn luyện kĩ thuật hát đặc trưng của Chèo …………………………………………… 1324.2.4. Rèn luyện kĩ thuật hát đặc trưng của Quan họ ………………………………………. 1394.3. Đổi mới chiêu thức dạy học hát Chèo và hát Quan họ ………………………….. 1454.3.1. Kết hợp dạy truyền khẩu với dạy trên bản nhạc kí âm …………………………… 1464.3.2. Sử dụng chiêu thức dạy học tích cực theo hướng tăng trưởng năng lượng …………… 1474.3.3. Kết hợp kỹ năng và kiến thức lí thuyết trong thực hành thực tế rèn luyện kĩ năng1504. 3.4. Luyện kĩ năng nghe bằng những hình thức phong phú …………………………………… 1514.3.5. Thiết lập và sử dụng tiến trình dạy học mới trong rèn luyện kĩ năng hát ….. 1524.3.6. Phát huy năng lượng tự học và phát minh sáng tạo của sinh viên trải qua trình diễn Chèo, Quan họ trong hoạt động giải trí ngoại khóa ………………………………………………………………. 1554.3.7. Đổi mới chiêu thức nhìn nhận …………………………………………………………… 1584.4. Thực nghiệm sư phạm ………………………………………………………………………….. 1614.4.1. Mục đích, đối tượng người dùng thực nghiệm ……………………………………………………….. 1614.4.2. Nội dung, thời hạn và chuẩn nhìn nhận hiệu quả thực nghiệm …………………… 1624.4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm …………………………………………………………. 1644.4.4. Đánh giá hiệu quả và Kết luận sư phạm sau thực nghiệm …………………………. 166T iểu kết …………………………………………………………………………………………………….. 170K ẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 171DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ ……………………………………….. 174T ÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………… 175PH Ụ LỤC …………………………………………………………………………………………. 184DANH MỤC BẢNGBảng 2.1 : Bảng so sánh sự tương đương, độc lạ về kĩ thuật hát Chèo với hát Quan họ ………………………………………………………………………………………………………………….. 86B ảng 3.1 : Kết quả khảo sát về năng lực hát Chèo và hát Quan họ …………………. 102B ảng 3.2 : Kết quả xin quan điểm những chuyên viên về việc sử dụng PPDH hát dân ca ( n = 30 ) … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 112B ảng 3.3 : Kết quả tìm hiểu năng lượng hát Chèo và hát Quan họ của sinh viên ( n = 225 ) 118B ảng 4.1 : Phân bậc kĩ năng hát Chèo và hát Quan họ ……………………………………. 154B ảng 4.2 : So sánh dạy học hát Chèo, hát Quan họ theo lối dạy cũ và phương phápdo luận án yêu cầu …………………………………………………………………………………….. 160B ảng 4.3 : Tiêu chí nhìn nhận kĩ năng hát ………………………………………………………. 164B ảng 4.4 : Kết quả kiểm tra, nhìn nhận trước thực nghiệm của hai đối tượng người dùng TN vàĐC ( n = 37 ) ……………………………………………………………………………………………….. 165B ảng 4.5 : Kết quả kiểm tra, nhìn nhận sau thực nghiệm của nhóm TN và ĐC ( n = 37 ). 167B ảng 4.6 : So sánh hiệu quả học hát của hai nhóm trước và sau thực nghiệm ……… 168DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.1 : Kết quả kiểm tra, nhìn nhận trước thực nghiệm của hai nhóm ……….. 165B iểu đồ 4.2 : Kết quả kiểm tra, nhìn nhận sau thực nghiệm của hai nhóm …………… 168B iểu đồ 4.3 : So sánh hiệu quả học hát của hai nhóm thực nghiệm sư phạm ……….. 169M Ở ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiChèo và Quan họ là hai thể loại rực rỡ của âm nhạc truyền thống Nước Ta, kếttinh truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng, không riêng gì mang những nétđặc trưng về vẻ đẹp của nội dung lời thơ, của giai điệu, mà đặc trưng cả trong lốidiễn xướng, trong kĩ thuật hát của người dân nơi đây. Chính cái nét đặc trưng về kĩthuật hát đã góp thêm phần làm điển hình nổi bật lên chất ý nhị, tinh xảo của vùng Kinh Bắc trongQuan họ, giúp tất cả chúng ta cảm nhận rõ sự thâm thúy, thâm thúy của người dân Bắc Bộtrong Chèo. Kĩ thuật hát Chèo và Quan họ có nhiều điểm giống nhau. Cả Chèo và Quanhọ đều sử dụng cách hát nảy hạt, nhấn ngắt và hát dứt tiếng, ngân rung giọng tạo rền, làmcho câu hát có độ liền hơi, liền giọng … Tuy vậy, ở mỗi một thể loại mức độ xử lí kĩthuật có phần khác nhau về phát âm, nhả chữ, khẩu hình, vị trí tạo nên âm thanh có âmsắc riêng không giống với thể loại dân ca khác. Trong xu thế tăng trưởng, hội nhập can đảm và mạnh mẽ của quốc gia lúc bấy giờ, việc bảotồn, phát huy những giá trị của kho tàng âm nhạc truyền thống Nước Ta nói chung vàChèo, Quan họ nói riêng, đặt ra nhiều yếu tố cấp thiết cần được xử lý. Một sốnhà điều tra và nghiên cứu đã chỉ ra rủi ro tiềm ẩn như kinh doanh thương mại hóa, tân nhạc hóa … đang làm mai mộtcác giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật truyền thống Nước Ta. Điều này đặt ra cần có những giải phápnhằm gìn giữ giá trị của nghệ thuật và thẩm mỹ Chèo và Quan họ, cũng như những thể loại âm nhạc cổtruyền khác. Một trong những giải pháp quan trọng là tập trung chuyên sâu cho công tác làm việc truyền dạyở những cấp cơ sở với mọi lứa tuổi, đặc biệt quan trọng là những trường huấn luyện và đào tạo giáo viên dạy âm nhạcở bậc đại trà phổ thông và những cơ sở đào tạo và giảng dạy diễn viên hát Chèo, hát Quan họ. Hiện nay ở nước ta, qua khảo cứu tài liệu cho thấy, những khu công trình nghiêncứu trên phương diện văn hóa truyền thống học, âm nhạc học như nguồn gốc, quy trình hìnhthành, tăng trưởng, tên gọi, đặc thù âm nhạc, thơ ca … của Chèo và Quan họ đã đượcluận bàn nhiều. Riêng những khu công trình nghiên cứu và điều tra sâu xa về đặc trưng trongkĩ thuật hát và PPDH hát Chèo, Quan họ cho đến nay vẫn còn là mảng trống, chỉ cómột số ít khu công trình đề cập về cách hát, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức độ giải nghĩa mộtsố đặc trưng hát, mà chưa mang tính mạng lưới hệ thống để chỉ ra kĩ thuật hát đặc trưng của haithể loại âm nhạc truyền thống này. Thiết nghĩ, sự nghiên cứu và điều tra còn nhã nhặn về những đặctrưng trong kĩ thuật hát Quan họ, Chèo, đặc biệt quan trọng về phần PPDH, tạo nên những khókhăn nhất định cho những nhà nghiên cứu, người dạy và người học hát dân ca. Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là cơ sở huấn luyện và đào tạo SV chuyên ngành ĐHSP Âmnhạc cho những trường đại trà phổ thông trên cả nước. Khi ra trường, SV không chỉ biết dạymôn Âm nhạc, mà hoàn toàn có thể còn tham gia trình diễn, dàn dựng chương trình ngoạikhóa, tổ chức triển khai hoặc làm giám khảo những cuộc thi hát nói chung và dân ca nói riêng. Trong chương trình đào tạo và giảng dạy ngành ĐHSP Âm nhạc có môn Dân ca, trong đó có nộidung dạy học hát Chèo và Quan họ. Việc nắm vững cách hát đặc trưng của Chèonhư : luyến, láy, ngân rung giọng, liền hơi bắt lẳng, nhấn, ngắt … và hát Quan họnhư : vang – rền – nền – nảy là không thuận tiện, yên cầu phải có quy trình rèn luyệnmột cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Đây là yếu tố cơ bản giúp SV được tiếp cận với cách hát trongâm nhạc truyền thống Nước Ta. Từ đó, SV biết cách bộc lộ thực chất của thẩm mỹ và nghệ thuật Chèovà Quan họ, tạo sự dữ thế chủ động trong học tập và trình diễn. Điều đó cho thấy tầm quantrọng của việc dạy học hát dân ca nói chung, dạy học hát Chèo và Quan họ nói riêngở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.Là GV trực tiếp giảng dạy môn Dân ca cho SV ĐHSP Âm nhạc tại TrườngĐHSP Nghệ thuật TW, NCS nhận thấy, SV thường yêu quý được hát Quan họ, Chèo, một phần vì hai thể loại này có giai điệu hay và cách hát độc lạ, một phần dotính ứng dụng thực tiễn của Chèo và Quan họ luôn là lựa chọn số 1 của SV trongchương trình học môn Dân ca, môn Thanh nhạc, cũng như những hoạt động giải trí ngoại khóatrong và ngoài nhà trường. Dạy học hát dân ca, trong đó có Chèo và Quan họ ởtrường những năm qua đã, đang đi vào không thay đổi và ngày càng triển khai xong, thay đổi vềmọi mặt. Tuy nhiên, NCS đã nhận thấy một số ít khó khăn vất vả, vướng mắc, chưa ổn trongquá trình dạy học và hiệu quả học tập chưa đạt được như mong ước. NCS được sinh ra và lớn lên trên quê hương Quan họ, trong mái ấm gia đình có bốnđời làm nghệ thuật và thẩm mỹ Chèo nên đã được mái ấm gia đình truyền dạy nhiều làn điệu Chèo cổ từkhi còn nhỏ, bản thân đã có những am hiểu nhất định về Chèo và Quan họ ; có khảnăng hát và nhận diện, xác lập kĩ thuật hát. NCS đã được học hát Quan họ ởTrường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật TP Bắc Ninh, có một thời hạn đi biểu diễncùng Đoàn dân ca Quan họ. Bên cạnh đó, NCS đã nghiên cứu và điều tra về Quan họ từ khóaluận tốt nghiệp Đại học và luận văn Thạc sĩ. Từ thực tiễn dạy học hát dân ca, từ vai trò vị trí của Chèo và Quan họ trongnền âm nhạc truyền thống cuội nguồn Nước Ta, với những thuận tiện của bản thân và truyềnthống mái ấm gia đình, với mong ước được điều tra và nghiên cứu thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo, liên tục nghiêncứu sâu hơn về Quan họ để từ đó hoàn toàn có thể góp thêm phần nâng cao chất lượng dạy học hátdân ca cho SV Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, chúng tôi lựa chọn : Dạy học hátChèo và Quan họ cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc làm đề tài Luận án Tiếnsĩ ngành Lí luận và PPDH Âm nhạc. 2. Mục đích và trách nhiệm nghiên cứu2. 1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở làm sáng tỏ phương diện lí luận và thực tiễn, nhận diện cácnguyên tắc cơ bản kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ, Luận án hướng tới mục đíchđề xuất những PPDH hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc ở Trường ĐHSPNghệ thuật TW. Từ đó, góp thêm phần nâng cao hiệu suất cao, chất lượng dạy học hátChèo và hát Quan họ tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐề tài xử lý những trách nhiệm hầu hết sau : – Nghiên cứu tổng quan về dạy học hát Chèo và hát Quan họ ; lý giải mộtsố khái niệm, thuật ngữ tương quan đến đề tài ; tìm hiểu và khám phá cơ sở lí thuyết về dạy học hátdân ca nói chung và dạy học hát Chèo, hát Quan họ nói riêng. – Tìm hiểu một số ít đặc thù của Chèo, Quan họ như : âm nhạc, lời ca, đặcđiểm kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ. – Khảo sát tình hình dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSP Âmnhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. – Đề xuất những PPDH hát Chèo, hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc ở TrườngĐHSP Nghệ thuật TW. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu3. 1. Đối tượng nghiên cứuCác giải pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên Đại học sưphạm Âm nhạc. 3.2. Phạm vi điều tra và nghiên cứu – Về khu vực nghiên cứu và điều tra : Luận án nghiên cứu và điều tra tình hình dạy học hát Chèo, hát Quan họ và tổ chức triển khai thực nghiệm những giải pháp được đề xuất kiến nghị cho đối tượngSV ĐHSP Âm nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. – Quy mô nghiên cứu và điều tra : Sở dĩ chúng tôi lựa chọn dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho SV ĐHSPÂm nhạc bởi xét về đặc thù vùng miền thì cả hai thể loại đều sản sinh ra ở vùngchâu thổ sông Hồng. SV hệ ĐHSP Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW chủyếu tập trung chuyên sâu nhiều ở khu vực Bắc bộ. Đây là điểm thuận tiện giúp SV hoàn toàn có thể phátâm nhả chữ tương thích với đặc thù vùng miền và cũng giúp SV ứng dụng biểu diễnChèo và Quan họ trong những hoạt động giải trí nội và ngoại khoá. Những làn điệu Chèo và Quan họ được sử dụng trong luận án là những làn điệucó lời cổ. Chèo là thẩm mỹ và nghệ thuật sân khấu với mạng lưới hệ thống nhân vật khá phong phú, đi kèmtheo đó hoàn toàn có thể có những cách hát và kĩ thuật hát khác nhau, ví dụ điển hình như : nhân vậthề thường ứng dụng cách hát nhấn, ngắt nhiều hơn so với nhân vật chín, còn cácnhân vật chín thường hát rung giọng, liền hơi nhiều hơn so với nhân vật mụ và hề. Song, những nhân vật trong Chèo vẫn có những kĩ thuật hát chung như liền hơi, nhấn, ngắt, rung giọng … ; tùy đặc thù âm nhạc của từng chuyên nghiệp và bài bản đơn cử, từng tình huốngkịch mà nhân vật vận dụng kĩ thuật tương thích và hoàn toàn có thể khác nhau. Trong phạm vinghiên cứu về cách hát Chèo và hát Quan họ, Luận án đi sâu vào những kĩ thuậtchung nhất, mà không bàn riêng về kĩ thuật hát của từng dạng nhân vật. – Thời gian nghiên cứu và điều tra : Dự kiến từ tháng 8 năm năm ngoái đến tháng 8 năm 2018.4. Phương pháp nghiên cứu4. 1. Phương pháp nghiên cứu và phân tích, tổng hợpNhững chiêu thức này được sử dụng để nghiên cứu và phân tích, tổng hợp những tàiliệu nghiên cứu và điều tra lí luận và những tư liệu thực tiễn về những đặc trưng trong lối hát, kĩthuật hát Quan họ, Chèo, Ca trù, Xẩm, Thanh nhạc cổ xưa thính phòng … Từ đó, thống kê, nghiên cứu và phân tích, tổng hợp lại những đặc trưng trong kĩ thuật hát và đề raphương pháp rèn luyện kĩ năng cho SV. 4.2. Phương pháp so sánhPhương pháp này một mặt là để so sánh Quan họ và Chèo với nhau và vớimột số thể loại dân ca khác, cũng như là với lối hát mới … ; một mặt khác là để sosánh PPDH. .. trong những phần nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng nhưnghiên cứu những PPDH kĩ thuật hát Quan họ và hát Chèo. 4.3. Phương pháp tìm hiểu, khảo sát, điền dãSử dụng giải pháp tìm hiểu, khảo sát là nhằm mục đích để khắc hoạ, miêu tả đúngđắn tình hình thực tiễn dạy học dân ca nói chung và dạy những làn điệu Chèo, Quan họ nóiriêng bằng cách dự giờ, trao đổi, trưng cầu quan điểm những GV trực tiếp tham gia dạy mônDân ca. Đồng thời, cũng để hiểu được rõ hơn năng lực hát dân ca của SV ĐHSP Âmnhạc, xác lập rõ hơn tiềm năng trong kiến thiết xây dựng nội dung, thay đổi về PPDH hát Chèo vàhát Quan họ tương thích với trong thực tiễn dạy học hát ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.Luận án sử dụng chiêu thức điền dã, gặp gỡ những nghệ nhân Quan họ, Chèo đểtìm hiểu về lối hát cổ và ghi âm một số ít chuyên nghiệp và bài bản nhằm mục đích giúp cho tư liệu của luận án mangtính thực tiễn hơn. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm, thống kê toán họcĐây là giải pháp dùng để kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi của cácđề xuất trong luận án. Mục đích là nhằm mục đích trải qua thực nghiệm để xác lập tínhhiệu quả của những chiêu thức rèn luyện kĩ thuật, thay đổi phương pháp học hát, nâng cao năng lực trình diễn ở hệ ĐHSP Âm nhạc. Sử dụng giải pháp thống kê toán học để xử lí hiệu quả khảo sát vàthực nghiệm sư phạm. Qua đó, hoàn toàn có thể kiểm định, nhìn nhận sự độc lạ trongkết quả dạy học hát Chèo, hát Quan họ của nhóm thực nghiệm và đối chứng. 4.5. Phương pháp liên ngànhChúng tôi chú trọng giải pháp nghiên cứu và điều tra liên ngành để tiếp cận vấnđề trên phương diện văn hóa truyền thống như phong tục tập quán, lễ nghi …, giúp tìm hiểunhững đặc trưng diễn xướng độc lạ của Quan họ, Chèo so với những thể loại cahát khác. Bởi lẽ, thẩm mỹ và nghệ thuật hát dân ca là một thành tố văn hóa truyền thống dân gian, có liênquan tới nhiều ngành văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật khác như Âm nhạc học, Văn hóa học, Nghệ thuật học, Dân tộc học, Giáo dục học … Vì vậy, thiết yếu phải sử dụngphương pháp liên ngành để tìm hiểu và khám phá, so sánh, so sánh, tương hỗ quy trình nghiên cứucho luận án được sáng tỏ hơn. 5. Quan điểm tiếp cậnLuận án sử dụng cách tiếp cận mạng lưới hệ thống, tiếp cận lịch sử vẻ vang – logic, thực tiễn. Cụthể là tiếp cận dưới góc nhìn điều tra và nghiên cứu sư phạm âm nhạc, lí luận âm nhạc và đượcdựa trên quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng và Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Những góp phần mới của Luận ánVề lí luận : Luận án góp thêm phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo vàQuan họ ở những phương diện về PPDH hát và đặc trưng kĩ thuật hát còn gây nhiều tranhluận : cách phát âm – nhả chữ, luyến chữ, xử lí thanh điệu, khẩu hình, vị trí, hơi thởtrong hát Chèo và Quan họ ; đặc trưng kĩ thuật hát của Quan họ : vang, rền, nền, nảyvà đặc trưng kĩ thuật hát của Chèo : rung giọng, nảy hạt, liền hơi, nhấn, ngắt. Về thực tiễn : Đề tài làm rõ tình hình dạy học hát Chèo và Quan họ cho SVĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW và góp phần những yêu cầu vềPPDH hát Chèo, hát Quan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc. Đề tài của chúng tôi có tính ứng dụng về mặt lí luận và thực tiễn trong dạyhọc hát Chèo, hát Quan họ ở hệ ĐHSP Âm nhạc. Đồng thời, tác dụng nghiên cứu và điều tra củaluận án hoàn toàn có thể làm tài liệu tìm hiểu thêm trong dạy học hát ở những thể loại dân ca khácvà cho những điều tra và nghiên cứu khoa học cùng hướng. 7. Giả thuyết khoa họcPhương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên ĐHSP Âmnhạc sẽ tạo ra sự biến hóa tích cực, hiệu suất cao nếu điều tra và nghiên cứu sâu cơ sở lí luận vềdạy học hát Chèo và hát Quan họ ; khám phá sâu thêm đặc thù âm nhạc ; nhậndiện tỏ tường hơn kĩ thuật hát của Chèo và Quan họ ; nhìn nhận được thực trạngdạy học hát dân ca ; thiết kế xây dựng nội dung và thay đổi PPDH hát Chèo và Quan họthì sẽ góp thêm phần nâng cao chất lượng và hiệu suất cao trong dạy học hát Chèo và hátQuan họ cho SV ĐHSP Âm nhạc. 8. Cấu trúc của Luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tìm hiểu thêm và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương : Chương 1 : Tổng quan điều tra và nghiên cứu và cơ sở lí luận của dạy học hát Chèo, hátQuan họ cho sinh viên ĐHSP Âm nhạcChương 2 : Đặc điểm kĩ thuật hát Chèo và hát Quan họChương 3 : Thực trạng dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viên ĐHSPÂm nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TWChương 4 : Phương pháp dạy học hát Chèo và hát Quan họ cho sinh viênĐHSP Âm nhạcChương 1T ỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HÁTCHÈO, HÁT QUAN HỌ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC1. 1. Tổng quan điều tra và nghiên cứu về Chèo và Quan họ1. 1.1. Nghiên cứu về ChèoTừ lâu, nghệ thuật và thẩm mỹ Chèo đã được nhiều tác giả chăm sóc nghiên cứu và điều tra, trong đócó nhiều hội thảo chiến lược khoa học, hàng trăm bài viết và khu công trình khoa học. Quá trìnhsưu tầm tư liệu cho thấy, những nghiên cứu và điều tra về Chèo có số lượng khá lớn. Luận án chỉ lựachọn xem xét những khu công trình điều tra và nghiên cứu tiêu biểu vượt trội, đại diện thay mặt cho những giai đoạnnghiên cứu khác nhau. 1.1.1. 1. Những khu công trình nghiên cứu và điều tra về nguồn gốc, lời ca, âm nhạc ChèoVề nguồn gốc, âm nhạc của Chèo, tiên phong phải kể đến những khu công trình củanhà điều tra và nghiên cứu Hoàng Kiều. Ông đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm, kí âm, tìm hiểu và khám phá vềnguồn gốc, nhận diện những nét đặc trưng trong làn điệu, cấu trúc chuyên nghiệp, âm nhạcChèo và ông đã cho xuất bản nhiều khu công trình có giá trị. Năm 1964, ông cùng vớitác giả Trần Việt Ngữ cho xuất bản cuốn Tìm hiểu sân khấu chèo [ 87 ]. Công trìnhnày bàn về nguồn gốc, bước chuyển biến, nội dung, ngữ cảnh, mạng lưới hệ thống làn điệutrong Chèo. Tuy vậy, nội dung cuốn sách hầu hết mang đặc thù khảo tả, giớithiệu, không đi vào đặc thù âm nhạc và kĩ thuật hát của Chèo. Sau khu công trình nghiên cứu và điều tra chung với Trần Việt Ngữ, năm 1974, tác giảHoàng Kiều cho xuất bản cuốn Sử dụng làn điệu Chèo [ 50 ]. Nội dung của côngtrình này bàn về cách phổ thơ, sử dụng ca từ trong dân ca để lồng vào những làn điệugọi là lồng điệu. Mỗi làn điệu được tác giả nghiên cứu và phân tích về âm nhạc, ca từ và vận dụngcách lồng điệu trong Chèo. Đề cập đến những khu công trình điều tra và nghiên cứu tiếp theo của Hoàng Kiều phải kểtới cuốn Tìm hiểu những làn điệu Chèo cổ xuất bản năm 2003 [ 52 ]. Đây là công trìnhtập hợp nhiều yếu tố về âm nhạc Chèo cổ được ông nghiên cứu và điều tra trong nhiều năm. Cuốn sách được chia làm 2 phần : Phần 1 nghiên cứu và điều tra 1 số ít yếu tố cơ bản trong hátChèo, phần 2 trình làng về thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo. Tác giả đã trình làng về nghệ thuậtChèo như nguồn gốc, nguồn gốc của Chèo, khám phá 170 làn điệu Chèo cổ với phầnkhảo dị để nghiên cứu và phân tích những mạng lưới hệ thống làn điệu Chèo. Mỗi bản ghi đều có rất đầy đủ thôngtin nghệ nhân tham gia hát. Đây là việc làm có ý nghĩa, bởi cùng với thời hạn, cáclàn điệu Chèo cổ tuy đã được ghi âm, chuyển thành văn bản dưới dạng ghi nhạcnhưng qua thực tiễn màn biểu diễn của diễn viên, của từng địa phương đã không ít lạithay đổi. Cuốn sách là nguồn tư liệu có nhiều góp phần về lí luận và thực tiễn. Năm 2007, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều cùng với tác giả Hà Hoa xuất bảncuốn Những làn điệu Chèo cổ tinh lọc [ 53 ]. Có thể nói, đây là khu công trình đầy tâmhuyết và công phu trong sưu tầm, kí âm giọng hát của những nghệ nhân dân gian. Công trình đã nghiên cứu và phân tích rất không thiếu về nội dung, hình thức, công dụng và tính chấtcủa từng làn điệu Chèo. Trong khu công trình điều tra và nghiên cứu của mình, hai tác giả HoàngKiều – Hà Hoa đã chia làn điệu thành 8 mạng lưới hệ thống : Hệ thống hát Sắp, Hề, Vãn, Vỉa Ngâm, Ả Đào, hơi Huế, Đường trường và những làn điệu ca lẻ. Đây là nguồn tư liệuquan trọng, thiết yếu, giúp chúng tôi làm điểm tựa trong điều tra và nghiên cứu và tuyển chọnnhững làn điệu tương thích để đưa vào chương trình giảng dạy cho SV ĐHSP Âmnhạc. Cùng với tác giả Hoàng Kiều, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ cũng có nhiềuđóng góp trong nghiên cứu và điều tra về âm nhạc Chèo. Sau khu công trình nghiên cứu và điều tra chungcùng với Hoàng Kiều năm 1964, Trần Việt Ngữ đã cho xuất bản nhiều khu công trình, trong đó có cuốn Vấn đề nhạc Chèo, ( 1969 ) thuộc tư liệu của Viện Sân khấu [ 88 ]. Đây là khu công trình chuyên khảo đề cập đến những góc nhìn của thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo. Bằngsự khảo tả, tác giả Trần Việt Ngữ ra mắt mạng lưới hệ thống làn điệu, dàn nhạc Chèo. Bêncạnh đó, ông đã chỉ ra quy luật tăng trưởng của nhạc Chèo, vừa tiếp thu phong cáchvà âm hưởng truyền thống lịch sử, vừa phát minh sáng tạo thêm cái mới tương thích với sự tăng trưởng âmnhạc Chèo tân tiến. Năm 1996, tác giả Trần Việt Ngữ cho xuất bản khu công trình Vềnghệ thuật Chèo [ 89 ]. Cuốn sách chia thành 3 phần : phần 1 bàn về nguồn gốc vàquá trình hình thành, chuyển hóa và tăng trưởng của thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo ; phần 2 tìm hiểutừ chiếu diễn ba mặt ngoài trời bước vào sân khấu ; phần 3 về thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo cổ, kiến thiết xây dựng Chèo mới. Công trình điều tra và nghiên cứu của Trần Việt Ngữ là tài liệu quý giúpchúng tôi tìm hiểu và khám phá về đặc thù âm nhạc Chèo cổ. Trong những khu công trình cứu về Chèo, phải kể đến những góp phần của BùiĐức Hạnh với khu công trình nghiên cứu và điều tra : Tìm hiểu âm nhạc sân khấu, xuất bản năm2004 [ 26 ]. Công trình này được viết thành nhiều chương. Những yếu tố nêu ratrong 6 chương đầu đã được bàn luận trong 1 số ít khu công trình trước về nguồn gốc, âm nhạc, lời ca, ngữ cảnh Chèo … Bùi Đức Hạnh còn viết cuốn 150 làn điệu Chèocổ, được xuất bản năm 2006 [ 27 ]. Ở khu công trình này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích đặcđiểm thanh nhạc và kí âm những làn điệu Chèo. Có thể nói, đây là khu công trình có giá trịthiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn. Nội dung cuốn sách được chia thành 2 phần : Phần 1 trình diễn những vấn đề mang tính lí luận, trong đó đa phần bàn vềkĩ thuật hát Chèo. Phần 2 là mạng lưới hệ thống chuyên nghiệp của 150 làn điệu Chèo theo những lối nói, vỉa, ngâm vịnh … Đây cũng là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi có cơ sở luận bàn vềđặc điểm âm nhạc và cách hát Chèo, cũng như để lựa chọn một số ít làn điệu Chèođưa vào giảng dạy ở hệ ĐHSP Âm nhạc của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.Ngoài những nghiên cứu và điều tra kể trên, còn có 1 số ít khu công trình khác như : Âmnhạc sân khấu Chèo nửa cuối thế kỷ XX ( 2001 ) của tác giả Nguyễn Thị ThanhPhương [ 94 ] ; Đến với nhạc Chèo ( 2006 ) của tác giả Đôn Truyền [ 123 ] ; Nhạc chèo ( 2011 ) của tác giả Trần Vinh [ 130 ] ; Khái luận về Chèo ( 1999 ) của tác giả Trần Bảng [ 6 ] ; Lịch sử thẩm mỹ và nghệ thuật Chèo ( 2005 ) của tác giả Hà Văn Cầu [ 15 ] ; Đường trường phảichiều ( 1993 ) của tác giả Trần Đình Ngôn [ 86 ] … Nhìn chung, những khu công trình giớithiệu khá chi tiết cụ thể về nguồn gốc, âm nhạc, làn điệu Chèo. Trong cuốn Đường trườngphải chiều, tác giả Trần Đình Ngôn đã chứng minh và khẳng định : “ Nhiều làn điệu được sáng tác từnguồn âm hưởng dân ca nhưng đã sân khấu hóa kiểu Chèo một cách tinh xảo đến mứckhó nhận ra vật liệu của chúng là một làn điệu dân ca đơn cử nào. Khá nhiều lànđiệu, dấu ấn làn điệu dân ca gốc vẫn còn nguyên từ lời ca đến giai điệu ” [ 86 ; 122 ]. Đây là nhận định và đánh giá quan trọng, phần nào giúp chúng tôi khẳng định chắc chắn về lời ca củaChèo có nguồn gốc từ dân ca. 1.1.1. 2. Những khu công trình nghiên cứu và điều tra về cách hát và dạy hát Chèo * Cách hát ChèoĐề cập đến cách hát Chèo phải kể đến những góp phần của hai tác giả BùiĐức Hạnh và Hoàng Kiều. Tác giả Bùi Đức Hạnh đã đi sâu luận bàn về đặc thù cahát và cách hát của Chèo trong một số ít khu công trình, tiêu biểu vượt trội là Ca hát trong Chèo, xuất bản năm 1964 [ 25 ] và 150 làn điệu Chèo cổ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Có thểnói, hai khu công trình này đã đề cập đến vị trí, tính năng ca hát sân khấu và đặc điểm10và cách hát Chèo. Đây là những yếu tố rất quý giá cho đề tài của chúng tôi bởinhững khu công trình viết về cách hát Chèo không có nhiều. Ngoài những điều tra và nghiên cứu về âm nhạc trong Chèo, tác giả Hoàng Kiều cònnghiên cứu về yếu tố thanh điệu trong hát dân ca. Năm 2001, ông cho xuất bảncuốn Thanh điệu tiếng Việt và Âm nhạc truyền thống [ 51 ]. Cuốn sách bàn về thanh điệuvà những tác động ảnh hưởng của thanh điệu trong âm nhạc truyền thống, trong đó có hát dânca. Chúng tôi cho rằng, tác giả Hoàng Kiều đã có nhiều đánh giá và nhận định xác đáng, khi chỉra những đặc thù về thanh điệu trong tiếng Việt, từ đó đưa ra dẫn chứng làm sángtỏ mối quan hệ mật thiết của 6 thanh điệu, sự tác động ảnh hưởng và chi phối của chúng tớicách hát dân ca. Có thể nói, đây là tư liệu quan trọng, là cơ sở gợi mở để tiếp cậnlàm rõ yếu tố về thanh điệu và cách xử lí trong hát Chèo cũng như Quan họ. Không chỉ bàn về âm nhạc trong Chèo, tác giả Hoàng Kiều còn luận bàn đôinét về cách hát trong cuốn Tìm hiểu những làn điệu Chèo cổ [ 52 ]. Như ở trên đã nêu, cuốn sách chia làm 2 phần. Đặc điểm của cách hát trong Chèo được tác giả phântích ở phần 1, trong đó ông đã đưa ra những đặc thù cơ bản những giọng hát của nữvà nam, cách phát âm – nhả chữ, rung giọng, tròn vành – rõ chữ … Có thể nói, côngtrình có giá trị cả trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn, là nguồn tư liệu, là cơsở gợi mở để chúng tôi nhận diện về lối hát Chèo cổ được nghiên cứu và điều tra trong luận án. Vấn đề màn biểu diễn trong Chèo được đề cập đến đến trong khu công trình Kĩ thuậtbiểu diễn Chèo, ( 1992 ) của Trần Bảng [ 5 ]. Cuốn sách miêu tả chi tiết cụ thể cách biểu diễncủa những nhân vật đơn cử trong hát Chèo. Đây là nguồn tư liệu giúp nhận diện một sốđộng tác màn biểu diễn cơ bản trong Chèo. * Cách dạy hát ChèoBàn về nghành nghề dịch vụ giảng dạy hát Chèo, đáng chú ý quan tâm nhất là khu công trình nghiêncứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết, GV trực tiếp dạy hát Chèo tại trường Đại họcSân khấu và Điện ảnh TP.HN với cuốn Giáo trình hát Chèo ( 2000 ) [ 121 ]. Trong giáotrình này, tác giả đã đưa ra một số ít nhu yếu về kĩ thuật hát, nghiên cứu và phân tích nội dung những lànđiệu Chèo. Tuy vậy, tác giả lại không lý giải những khái niệm và thuật ngữ về đặctrưng kĩ thuật hát, chiêu thức rèn luyện kĩ năng cho người học, mà chỉ bàn về nộidung, đặc thù, cách biểu lộ những điệu Chèo cổ. Mặc dù vậy, đây là cuốn sách có giá11trị trong giảng dạy, là cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu và khám phá sâu hơn về những đặc trưng trongkĩ thuật và cách rèn luyện kĩ năng hát Chèo cho SV.Bên cạnh Giáo trình hát Chèo của Nguyễn Thị Tuyết, kinh nghiệm tay nghề biểu diễncũng được đúc rút trong cuốn Giáo trình diễn Chèo, xuất bản năm 2006 [ 91 ] củatác giả Trần Thị Ngọc, GV dạy màn biểu diễn ở trường Đại học Sân khấu và Điện ảnhHà Nội. Sở dĩ chúng tôi bàn đến cuốn giáo trình dạy màn biểu diễn này bởi Chèo thuộcthể loại sân khấu, khi hát Chèo, người hát phải biết phối hợp những động tác biểu diễnphù hợp với làn điệu, đặc thù của bài hát. Ngoài hai giáo trình về dạy hát và màn biểu diễn Chèo, còn có những luận văn, luận án điều tra và nghiên cứu về hát Chèo. Đáng chú ý quan tâm trong những luận án điều tra và nghiên cứu vềChèo có luận án Tiến sĩ Văn hóa học Nghệ thuật Chèo trong đời sống văn hóa truyền thống ( 2008 ) của tác giả Hà Thị Hoa. Công trình không chỉ điều tra và nghiên cứu nâng cao về âmnhạc dân gian, đặc biệt quan trọng là Chèo, mà còn bàn về cách dạy hát Chèo rất đáng quantâm : ” Truyền thống cha ông ta đa phần dạy bằng chiêu thức truyền nghề. Ngườithầy truyền cho người học “ cái hồn ”, cái “ vật liệu ”, cái “ truyền thống ”, đơn cử là cái “ chất chèo ”. Đặc biệt là phát huy tính phát minh sáng tạo của từng người học, một hình thứcđào tạo mà lúc bấy giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo rất khuyến khích chiêu thức này, một chiêu thức mới, lấy học viên làm TT [ 28 ; 151 ]. Chúng tôi đồng tìnhvới quan điểm của tác giả Hà Thị Hoa về truyền dạy hát Chèo. Dạy hát Chèo cũngnhư dân ca cần lấy chiêu thức truyền khẩu làm trọng, tích hợp với những phươngpháp sư phạm âm nhạc truyền thống lịch sử, văn minh, đồng thời cần phát huy tính sáng tạocủa người học, lấy người học làm TT dưới sự hướng dẫn của GV.Nghệ thuật diễn xướng Chèo còn được đề cập đến trong Luận án tiến sỹ Vănhóa học Diễn xướng âm nhạc trong Chèo quy trình tiến độ 1951 đến 2013 – truyền thốngvà biến hóa, của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương ( năm ngoái ). Nội dung của luận ántìm hiểu về thẩm mỹ và nghệ thuật diễn xướng Chèo xưa và nay, về tình hình những biến đổidiễn xướng âm nhạc của Chèo đương đại với những đặc thù như : khoảng trống, âmnhạc, ca hát, màn biểu diễn, tình hình về huấn luyện và đào tạo diễn viên, nhạc công … quá trình 1951 2013. Về giải pháp dạy hát, tác giả viết : “ Dạy truyền nghề như truyền khẩu, truyềnngón là một trong những đặc trưng của những trường chuyên nghiệp. Người dạy hát, đànphải có năng lực minh họa những kĩ thuật như nhấn nhá, luyến, láy, rung, vỗ … Thầy12không chỉ ngồi nghe mà còn nắn từng nốt, từng chữ cho đến khi đạt nhu yếu và choSV nghe thêm băng, đĩa hình ” [ 95 ; 124 ]. Trong quan điểm trên, tác giả cho rằng, giải pháp truyền dạy hát Chèo vẫn dựatrên lối dạy truyền khẩu là chính. Tuy vậy, luận án đề cập đến chiêu thức truyềnkhẩu phối hợp với chiêu thức sử dụng phương tiện đi lại dạy học như băng đĩa hình, đĩatiếng … Đây xem như sự thay đổi trong cách dạy hát Chèo so với lối truyền thống lịch sử xưa. Những năm gần đây, một số ít Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận vàPPDH Âm nhạc đã tập trung chuyên sâu khám phá những yếu tố về truyền dạy dân ca cho nhữngnhóm đối tượng người tiêu dùng người học cụ thể, với nhiều góc tiếp cận khác nhau. Hướng nghiêncứu hầu hết là đưa ra 1 số ít giải pháp giảng dạy nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy hátdân ca như : Đưa 1 số ít làn điệu Chèo cổ vào chương trình giảng dạy tại trườngTrung cấp Văn hóa Nghệ thuật Tỉnh Nam Định ( 2013 ) của tác giả Nguyễn Thị Thúy [ 110 ] ; Đưa hát Chèo vào chương trình giảng dạy ngành Sư phạm âm nhạc – công tácđội, trường Cao đẳng Thành Phố Hải Dương ( năm trước ) của tác giả Lục Vĩnh Hưng [ 41 ] ; HátChèo ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố TP.HN ( năm trước ) của tác giả PhạmThu Thủy [ 111 ] ; Nhìn chung, những luận văn nêu trên thường gồm 2 phần : Phần 1 bànvề cơ sở lí luận và thực tiễn ; phần 2 đưa ra những giải pháp đơn cử cho đề tài. Nhữnggiải pháp được những tác giả đề cập như : Lựa chọn làn điệu đưa vào giảng dạy, tăng sốlượng thời hạn dạy hát dân ca ở những môn học khác như xướng âm, thanh nhạc, gặpgỡ những nghệ nhân, thiết kế xây dựng giáo án, nâng cấp cải tiến chiêu thức dạy, đưa dân ca vào cáchoạt động ngoại khóa … Về cơ bản, hướng điều tra và nghiên cứu như trên đã phần nào hỗ trợphát triển dân ca sâu rộng ở những cấp học, tăng thời hạn học hát dân ca ở cả nội vàngoại khóa, cải tổ phương pháp truyền dạy. Tuy vậy, những luận văn ít đề cập đến cáchhát và giải pháp rèn luyện kĩ năng hát Chèo cho người học. Trong đó, truyền dạyhát dân ca không chỉ cần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của cách hát trênphương diện lí luận và xác lập kĩ thuật hát đặc trưng của từng thể loại, mà cần đưara những giải pháp rèn luyện kĩ năng đơn cử cho người học. Trong những luận văn thạc sĩ điều tra và nghiên cứu về Chèo phải kể đến tác giả TrầnTrung Thành khi bàn về Truyền dạy hát Chèo tại câu lạc bộ mần nin thiếu nhi làng Khuốcnăm 2017 [ 108 ]. Luận văn gồm 3 chương : Chương 1, cơ sở lí luận về nghệ thuậtChèo ; Chương 2, Thực trạng truyền dạy và Chương 3, tác giả yêu cầu những biện pháp13truyền dạy hát Chèo. Luận văn đi sâu bàn về những đặc thù nghệ thuật và thẩm mỹ Chèo nhưâm nhạc, thơ ca, cách hát và phương pháp truyền dạy hát Chèo cho mần nin thiếu nhi. Chúngtôi cho rằng, luận văn là một trong những tài liệu tìm hiểu thêm thiết thực, hữu dụng chonhững người điều tra và nghiên cứu về truyền dạy hát Chèo. 1.1.2. Nghiên cứu về Quan họ1. 1.2.1. Những khu công trình điều tra và nghiên cứu về nguồn gốc, lời ca, âm nhạc Quan họNghiên cứu về nguồn gốc, đặc thù âm nhạc của Quan họ là yếu tố đãđược nhiều tác giả luận bàn. Trong đó phải kể đến những nhà nghiên cứu như : HồngThao, Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý, Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, NguyễnViêm, Tú Ngọc, Nguyễn Trọng Ánh … Trước hết phải kể đến khu công trình Dân ca quan họ Thành Phố Bắc Ninh được, ( 1962 ) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc [ 96 ]. Đây là khu công trình tiên phong được ấn hành, phổ cập thoáng đãng ở nước ta và có quy môlớn với nội dung tương đối đa dạng chủng loại về dân ca Quan họ : ra mắt quê nhà, tụclệ hoạt động và sinh hoạt Quan họ, những giọng và lề lối hát, nguồn gốc, quy trình hình thành vàphát triển, giá trị nội dung và nghệ thuật và thẩm mỹ của dân ca Quan họ … Có thể nói, cuốnsách là khu công trình có giá trị về mặt lịch sử vẻ vang, là tiền đề, cơ sở để tìm hiểu thêm, địnhhướng cho những nghiên cứu và điều tra về Quan họ sau này. Tiếp đến là những khu công trình như : Quan họ – Nguồn gốc và quy trình pháttriển dân ca Quan họ ( 1978 ) của những tác giả Hồng Thao, Đặng Văn Lung, TrầnLinh Quý [ 63 ] ; Tìm hiểu dân ca Quan họ ( 2011 ) của hai tác giả Trần Linh Quý Hồng Thao [ 125 ]. Ngoài những khu công trình điều tra và nghiên cứu cùng nhóm tác giả, HồngThao còn xuất bản độc lập 1 số ít khu công trình như : Dân ca Quan họ [ 100 ], và 300 bài hát Quan họ [ 101 ]. Trong cuốn 300 bài Quan họ, tác giả Hồng Thao đã đưa ra300 bài Quan họ với 174 điệu khác nhau và hơn 100 dị bản tinh lọc, do chính nhạcsĩ sưu tầm, kí âm và biên soạn với đủ 3 giọng : Lề lối, Giọng Vặt ( hay còn gọi làGiọng lẻ ) và Giọng Giã bạn. Trong tuyển tập này, nhạc sĩ Hồng Thao còn tiến hànhxác định, phân loại 1 số ít những dị bản làn điệu. Có thể thấy rằng, đây là công trìnhcó nhiều góp phần trong việc sưu tầm và bảo tồn kho tàng dân ca Quan họ, lưu giữnhiều làn điệu cổ có giá trị, là cơ sở cho những nhà nghiên cứu tiếp sau về Quan họ14trong việc rút ngắn thời hạn đi sưu tầm, điền dã, là tư liệu quý, phân phối cho luậnán của chúng tôi 1 số ít bản kí âm được phân loại theo mạng lưới hệ thống lề lối, giọng điệu. Bên cạnh những khu công trình được xuất bản thành sách, nhạc sĩ Hồng Thao cònđăng tải 1 số ít bài trên nhiều Tạp chí. Đáng chú ý quan tâm là những bài như : Bàn về giai điệuvà thang âm điệu thức Quan họ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật năm1982 ( trong tuyển tập Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu và điều tra – lí luận – phê bình âm nhạcViệt Nam thế kỉ XX ) ’ ; Quan họ – tên gọi và nguồn gốc, bài đăng trên Tạp chí Vănnghệ Hà Bắc ( số 2 ) năm 1990, trong tuyển tập Hợp tuyển tài liệu điều tra và nghiên cứu – líluận – phê bình âm nhạc Nước Ta thế kỉ XX ( tập II ) do Viện Âm nhạc xuất bản. [ 79 ]. Với những khu công trình điều tra và nghiên cứu kể trên, còn có một số ít bài viết về Quan họđáng quan tâm. Năm 1972, Ty Văn hóa Hà Bắc đã cho xuất bản cuốn Một số yếu tố vềdân ca Quan họ [ 76 ]. Đây là tập hợp những tham luận của những nhà nghiên cứu thuộcnhiều nghành nghề dịch vụ như Văn học, Dân tộc học, Âm nhạc, Sân khấu … đọc tại 4 hội nghịchuyên đề về Quan họ vào những năm 1965, 1967, 1969 và 1971. Nội dung của cáctham luận phản ánh khái quát về nguồn gốc tên gọi, âm nhạc, những yếu tố bảo tồnvà phát huy dân ca Quan họ. Nghiên cứu nâng cao về âm nhạc Quan họ, cùng với nhạc sĩ Hồng Thao, phải kể đến góp phần của tác giả Nguyễn Trọng Ánh – người đã bỏ ra nhiều nămtìm hiểu, điều tra và nghiên cứu âm nhạc Quan họ. Tác giả đã điều tra và nghiên cứu về âm nhạc Quan họtừ khi viết Khóa luận, Luận văn tốt nghiệp lí luận âm nhạc cho đến Luận án Tiến sĩ. Năm 2000, ông đã cho xuất bản khu công trình Âm nhạc Quan họ, Nxb Viện Âm nhạc [ 2 ]. Công trình chuyên khảo về nghành âm nhạc Quan họ của ông gồm 5 chương : Chương 1 bàn về mạng lưới hệ thống những làn điệu, chương 2 đi vào hình thức cấu trúc của bàibản trong dân ca Quan họ, chương 3 điều tra và nghiên cứu về điệu thức, chương 4 bàn về giaiđiệu và chương 5 bàn về mối quan hệ giữa âm nhạc và thơ văn. Có thể nói, đây làcông trình nghiên cứu và điều tra công phu, là tài liệu tìm hiểu thêm có giá trị cho những ngườitìm hiểu về âm nhạc Quan họ. Năm 2005, tác giả Nguyễn Trọng Ánh bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sĩ vớiđề tài Những giá trị của Nghệ thuật Âm nhạc trong hát Quan họ [ 3 ]. Luận án được15chia thành 4 chương, ở mỗi chương tác giả nghiên cứu và phân tích chi tiết cụ thể về lề lối phong tục tậpquán, những đặc trưng về cấu trúc, giai điệu, lời ca … trong hát Quan họ. Có thểthấy, đây là khu công trình điều tra và nghiên cứu khá khá đầy đủ và cụ thể về đặc thù âm nhạc Quanhọ, là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi khám phá sâu thêm về những đặc thù âmnhạc Quan họ. Mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc, lề lối, phong tục tập quán của Quan họđược tác giả Lê Danh Khiêm đề cập trong bài : Những đặc trưng ngôn từ lời caQuan họ trong cuốn Một số yếu tố văn hóa truyền thống Quan họ xuất bản năm 2000 [ 48 ]. Tácgiả là người chuyên điều tra và nghiên cứu, biên soạn về văn hóa truyền thống Quan họ, viết giáo trình, giảng dạy lí thuyết về Quan họ cho Sở văn hoá, Trung tâm Văn hóa tỉnh và trườngTrung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành Phố Bắc Ninh. Bài viết trình làng về những đặc trưngngôn ngữ cũng như cái hay, cái đẹp của lời ca Quan họ dưới góc nhìn của một nhàngôn ngữ học. Năm 2001, Trung tâm Văn hóa Quan họ TP Bắc Ninh cho xuất bản công trìnhDân ca Quan họ : lời ca và bình giải [ 114 ]. Công trình này là tập hợp những bài viết vềđặc điểm lời ca và bình giải ý nghĩa của ca từ trong hát Quan họ. Những phát hiệntinh tế về lời ca Quan họ là nguồn tư liệu tìm hiểu thêm quý giá so với chúng tôi đểbàn về lời ca, tiếng đệm trong hát Quan họ. 1.1.2. 2. Những khu công trình nghiên cứu và điều tra về cách hát và dạy hát Quan họ * Cách hát Quan họĐầu tiên phải kể đến khu công trình của tác giả Phạm Trọng Toàn với luận ánTiến sĩ về Văn hóa học năm 2005 : Tương đồng, độc lạ giữa Hát Xoan, Hát GhẹoPhú Thọ và Quan họ Thành Phố Bắc Ninh [ 105 ]. Có thể nói, đây là khu công trình điều tra và nghiên cứu côngphu, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Chúng tôi tâm đắc với những đánh giá và nhận định của tácgiả về kĩ năng hát Quan họ. Những kiến giải về 4 đặc trưng hát vang – rền – nền nảy của tác giả là cơ sở giúp chúng tôi nhận diện, làm sáng tỏ sâu thêm kĩ thuật hátQuan họ, đồng thời hoàn toàn có thể so sánh với cách hát Chèo và 1 số ít thể loại dân ca khác. Tìm hiểu về những đặc trưng trong cách hát Quan họ, năm 2006 Trung tâmUNESCO Văn hóa Quan họ xuất bản cuốn Lối chơi Quan họ [ 115 ]. Đây là côngtrình tổng hợp nhiều bài viết của những tác giả bàn về quy trình hình thành, những quy ước, ý tưởng sáng tạo, nghề chơi của Quan họ trong hát Quan họ cổ. Đáng chăm sóc là bài viết “ Nghệ16thuật ngân nảy hạt trong Quan họ TP Bắc Ninh ” của Nguyễn Mạnh Thắng. Tác giả của bàiviết cho rằng : “ Do cấu trúc của từ ngữ, có nhiều từ mà cuối từ là phụ âm nên khôngthuận lợi cho việc thoát hơi ngân qua khẩu hình, nhiều khi hát phải đóng khẩuhình … Do vậy, khi hát những từ ấy phải ngân ở cổ họng lên mũi thành những âm ngânnảy hạt ” [ 115 ; 77 ]. Về quan điểm này, chúng tôi không trọn vẹn chấp thuận đồng ý với tácgiả. Bởi lẽ, hát nảy hạt ngân rung ở quy trình tiến độ mở chữ và kết thúc ở đóng chữ, khôngngân rung từ cổ lên mũi, hay nói cách khác, Quan họ không hát giọng mũi. Trong Lối chơi Quan họ, tác giả Nguyễn Uyển có bài Bàn về cách hát Quanhọ gốc. Bài viết có giải nghĩa đặc trưng hát vang – rền – nền – nảy. Theo quan điểm củachúng tôi, quan điểm của tác giả cho rằng đặc trưng vang – nền là yếu tố “ trời cho ” và “ mang tính di truyền ”, còn rền – nảy là do “ rèn luyện ” không có tính thiết phục, còn nhiều điểm phải bàn thêm [ 115 ; 79 ]. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đi sâu luậnbàn trong phần khám phá về đặc trưng kĩ thuật hát Quan họ. Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Quan họ đã nêu ở trên, những tác giả đi sâu bàn vềnguồn gốc, âm nhạc Quan họ và ở chương cuối có đề cập ở mức độ nhất định đếncách hát Quan họ. Về cách hát nảy hạt, hai tác giả Trần Linh Quý và Hồng Thaocho rằng do phải liên tục xử lí hiện tượng kỳ lạ tắc họng của những âm tiết mangcác thanh ngã, nặng, hiện tượng kỳ lạ âm tắc của những âm tiết có phụ âm cuối và đườngnét uốn lượn của những thanh điệu : “ khi hát ngân dài những âm tiết tiếng Việt thườngkhông giữ được sự ngân rung đều ở một độ cao nữa, có lẽ rằng cho nên vì thế đã Open lốingân nhả hột hay nảy hạt, lối ngân bằng âm tiết phụ và những nhấn nhá, luyến láy [ 125 ; 214 ]. Chúng tôi ưng ý với tác giả khi cho rằng khi ngân nhả hột cao độđược rung lên túc tắc liên tục một chuỗi âm thanh. Tiếp cận quan điểm này, chúngtôi sẽ tìm hiểu và khám phá sâu thêm và làm sáng rõ hơn hát nảy hạt, ngân rung tạo rền của Quanhọ và Chèo. Bàn về những đặc trưng của cách hát truyền thống lịch sử trong cuốn Phương pháphát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật và thẩm mỹ ca hát [ 56 ], tác giả Trần Ngọc Lan đã đề đưa raquan điểm mới về đặc trưng của cấu âm tiếng Việt tương quan đến nói và hát, chi phối phátâm – nhả chữ của hát truyền thống. Tiếp cận quan điểm này, chúng tôi có cơ sở giúp nhậndiện cách phát âm nhả chữ trong hát dân ca nói chung và hát Quan họ, Chèo nói riêng. Tiếc rằng, tác giả không đi sâu nghiên cứu và điều tra về cách hát truyền thống, mà chỉ dừng lại ở một17số đặc trưng về phát âm – nhả chữ trong hát cổ, nhằm mục đích đưa ra giải pháp, ứng dụng và bàitập nâng cao chất lượng hát tiếng Việt. Nhìn chung, mỗi cách lí giải đều có điểm hợp lý. Thiết nghĩ, những luận điểmvề đặc trưng hát Quan họ của những tác giả là cơ sở, nền tảng cho luận án của chúngtôi liên tục tìm hiểu và khám phá sâu hơn, đưa ra 1 số ít khái niệm về đặc trưng âm thanh tronghát Quan họ, đồng thời phát hiện kĩ thuật hát đặc trưng để đề ra giải pháp rènluyện kĩ năng hát cho SV. * Cách dạy hát Quan họQua tìm hiểu và khám phá những khu công trình đã công bố, chúng tôi thấy, những tài liệu vềdạy hát Quan họ có số lượng nhã nhặn. Đáng kể nhất là khu công trình điều tra và nghiên cứu củanhạc sĩ Hồng Thao và Trần Linh Quý Tìm hiểu dân ca Quan họ Thành Phố Bắc Ninh, xuất bảnnăm 1997 [ 124 ]. Cuốn sách được trình diễn dưới hình thức giáo trình, là nguồn tư liệuquan trọng trong giảng dạy hát Quan họ. Trong cuốn sách, những tác giả có bàn về cách nảyhạt và hơi thở khi hát. Tiếc rằng, tác giả mới đề cập kĩ thuật hát nảy hạt, còn 3 đặc trưngvang – rền – nền và khẩu hình, vị trí âm thanh thì lại chưa thấy đề cập đến. Dạy hát dân ca nói chung và dạy hát Quan họ nói riêng còn nhiều yếu tố cầnđược liên tục nghiên cứu và điều tra và đã được luận bàn trong cuốn Không gian văn hóa truyền thống Quanhọ TP Bắc Ninh : bảo tồn và phát huy ( 2006 ). Một trong những kiến giải về truyền dạy, bảo tồn Quan họ, được bộc lộ trong bài viết của tác giả Trịnh Hoài Thu Quan họBắc Ninh trong đời sống xã hội đương đại. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đếnQuan họ TP Bắc Ninh trong đời sống xã hội và Quan họ TP Bắc Ninh trong toàn cảnh âmnhạc Nước Ta đương đại. Tác giả đi sâu luận bàn về công tác làm việc giáo dục – đào tạo và giảng dạy hátQuan họ, chỉ ra những yếu tố thiết thực trong dạy hát dân ca ở trường Trung cấpVăn hóa – Nghệ thuật Thành Phố Bắc Ninh, cũng như những trường có giảng dạy ngành âm nhạc : “ Quathực tế làm công tác làm việc âm nhạc, chúng tôi thấy thường là khi dạy hát dân ca nói chung, hátQuan họ nói riêng, những thầy cô giáo mới chỉ dạy học viên, SV hát đúng nhạc, chưa cungcấp những thẩm mỹ và nghệ thuật bộc lộ, cách trình diễn … ” [ 81 ; 696 – 697 ]. Với đánh giá và nhận định và giảipháp về dạy hát Quan họ cũng như dạy dân ca, tác giả Trịnh Hoài Thu đã chỉ rõ về thựctrạng dạy và đề ra một số ít giải pháp dạy hát dân ca lúc bấy giờ. Về dạy hát dân ca, đáng quan tâm phải nói tới đề án Hỗ trợ đưa dân ca vàotrường Trung học cơ sở, ( 2009 ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP Nghệ

Source: https://mix166.vn
Category: Đào Tạo

Xổ số miền Bắc