Tổ Gia Phong Thuỷ- Ma Thổi Đèn | Tinh tế

Cuốn sách phong thủy dở dang – kỳ thư đệ nhất thiên hạ “Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật” được Mô Kim Hiệu Úy đời Thanh viết ra, trong đó bao gồm tất cả những thuật phong thủy âm dương, mặc dù nói “Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật” là mười sáu chữ, nhưng nói đúng ra phải là mười sáu quyển, mỗi quyển lấy một chữ trong quẻ cổ Chu Thiên làm đại biểu, tổng cộng mười sáu chữ, vậy nên mới gọi là Thập lục tự.

Mười sáu chữ này theo thứ tự là: Thiên, Địa, Nhân, Quỷ, Thần, Phật, Ma, Súc, Nhiếp, Trấn, Độn, Vật, Hóa, Âm, Dương, Không. Bộ này chủ yếu ghi chép lại những sách cổ về âm dương phong thủy học, có thể nói không thiếu chỗ nào, không chỉ có phong thủy thuật và âm dương thuật, và do được Mô Kim Hiệu Úy đúc kết lại, cho nên bên trong còn chứa đựng hình dạng, kết cấu, bố cục kiến trúc của rất nhiều mộ cổ các triều đại, cùng với những tình huống nguy nan mà các Mô Kim Hiệu Úy đã gặp qua khi đổ đấu.

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Có thể nói “Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật” là “Kim chỉ nam đổ đấu mò vàng” hàng đầu, tiếc rằng cuốn sách này chỉ là bản thiếu, phần về âm dương thuật cũng không lưu truyền tới nay, chỉ còn có Thập lục tự phong thủy thuật, mười sáu chữ phong thủy ấy tương ứng với nội dung như sau:

Thiên: Phần này chủ yếu là chiêm tinh học, cũng là phần rất quan trong thuật phong thủy, thiên tinh phong thủy, địa phân cát hung, tinh có thiên ác, xem phong thủy tìm long mạch cũng là trên xem sao trời, dưới tìm địa mạch.​

[external_link offset=2]


Địa: Điều chủ chốt của thuật phong thủy là so sánh vị thế đất, đại đạo long hành tự nhiên là thật, tinh phong lỗi lạc là mình rồng, địa thế hướng sông ngỏi chảy xuyên qua cả vùng núi non, phán đoán nơi nào có long mạch, đây chính là nội dung thủ pháp xem “Long, sa, huyệt, thủy” của thiên chữ Địa.

[external_footer]

Xổ số miền Bắc