Tiền cho bóng đá chuyên nghiệp:Bài 3: Các ‘ông bầu’ bóng đá Việt Nam

Trước hết cần xác định “ông bầu” là những cá nhân bỏ tiền túi hoặc từ doanh nghiệp của mình hoàn toàn để đầu tư xây dựng và “nuôi” đội bóng chứ không chỉ là nhà tài trợ hay “mạnh thường quân”. Trong định nghĩa ấy, bóng đá Việt Nam qua 20 năm thực hiện chuyên nghiệp đã xuất hiện 10 “ông bầu”, tất cả đều là chủ những doanh nghiệp tư nhân lớn.

Tiền cho bóng đá chuyên nghiệp:Bài 3: Các 'ông bầu' bóng đá Việt Nam
Sau 20 năm, V.League chỉ còn 2 “ông bầu” đúng nghĩa, “bầu” Đức và “bầu” Hiển với 2 cá tính hoàn toàn đối lập

Có thể tạm chia những “nhân vật đặc biệt” (có thể chi phối làng cầu) này thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là những “ông bầu” đến với bóng đá vì niềm đam mê và không vụ lợi. Đó là các ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm Long An), Phạm Thanh Hùng (Than QN) và cả Nguyễn Đức Kiên (Hà Nội ACB), Trần Đình Long – Nguyễn Mạnh Tuấn (Hòa Phát Hà Nội). Nhưng tình yêu nào cũng đến lúc phai nhạt, trong số này ngoài “bầu” Kiên sa vòng lao lý khi đang là Phó chủ tịch VPF (ông cũng là người sáng lập ra tổ chức này), thì “bầu” Long, “bầu” Tuấn đã sớm từ bỏ cuộc chơi và cuối cùng là “bầu” Thắng vì mỏi mệt với sự thiếu chuyên nghiệp của V.League. Giờ chỉ còn “bầu” Đức và “bầu” Hùng, nhưng ông chủ HAGL lửa nhiệt huyết đã vơi đi rất nhiều, còn Chủ tịch Khoáng sản vàng Hà Giang thì đang rối bời với cơn khủng hoảng tài chính của đội bóng đất mỏ.

VFF – Giải Nữ Cup Quốc Gia

Ngược với nhóm trên là những cá nhân đến với bóng đá để đánh bóng tên tuổi, được nổi tiếng. Với các “đại gia” này, bỏ tiền vào đội bóng cũng như thú chơi xe sang, nên một khi đã thỏa mãn, chán thì rũ bỏ. Điển hình là 2 doanh nhân máu mặt của Ninh Bình: Hoàng Mạnh Trường, xi măng Vissai Ninh Bình và Nguyễn Đức Thụy, xi măng Xuân Thành Sài Gòn.

Giữa hai nhóm này là các ông chủ coi bóng đá cũng là một kênh đầu tư, xây dựng quan hệ với địa phương để có dự án, đất đai, khi không đạt được mục đích thì “tháo chạy. Cùng với “bầu” Thọ (Nguyễn Vĩnh Thọ, Navibank Sài Gòn), “bầu” Trường và “bầu” Thụy nói trên cũng thuộc nhóm này.

Đặt sân nhanh chóng, Tìm đối dễ dàng – Sporta

Trường hợp “bầu” Hiển (Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T, SHB…) khá đặc biệt. Đến với bóng đá muộn nhất nhưng hiện là “ông bầu” thế lực nhất khi ngoài “đứa con ruột” CLB Hà Nội hùng cứ, còn có ít nhất 3 “con nuôi” ở V.League. Ông Hiển thuộc cả nhóm 1 và 3.

Cũng không loại trừ khả năng một vài doanh nhân làm ăn khuất tất nào đó “đổ” vào bóng đá như một cách “rửa tiền”.

Nhưng dù thế nào, các “ông bầu” đã, đang và sẽ là một phần lịch sử bóng đá, làm nên diện mạo sinh động, lắm màu sắc của bức tranh bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Bỏ ra 50, 60 thậm chí tới 100 tỷ đồng/năm là con số rất “khủng” ngay cả với doanh nghiệp tiềm lực. Chẳng phải địa phương nào cũng may mắn có được, như Nam Định hiện tại hay Đồng Nai trước đây “đỏ mắt” cũng không tìm đâu ra một “ông bầu” mê bóng đá, chịu chơi.

Điều thu lại duy nhất của các “ông bầu” chỉ là cái tiếng. Tên tuổi của họ bỗng chốc được cả nước biết đến (những năm đầu “bầu” Đức từng thừa nhận, tiền đầu tư vào HAGL còn hiệu quả hơn gấp mấy lần quảng cáo). Nhưng sau đó thì sao? Hầu bao không thể chảy mãi, làm sao để các doanh nhân, doanh nghiệp thấy họ “được” gì để đầu tư, gắn bó lâu dài, bền vững với bóng đá?

Minh Chung

?? GIA SƯ DẠY YOGA – DẠY KÈM YOGA TẠI NHÀ

Bài 4: Chuyên nghiệp lấy được

Vòng loại thứ 3 World Cup 2022: Đối thủ càng mạnh, tinh thần tuyển Việt Nam càng cao

Xổ số miền Bắc