DU LỊCH LAI CHÂU TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN

Hơn nữa, Lai Châu là nơi quy tụ và sinh sống của 20 dân tộc (84,6% là đồng bào dân tộc tiểu số với 26 nhóm ngành khác nhau, gồm: dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao,  dân tộc Hà Nhì, dân tộc La Hủ, dân tộc Mảng, dân tộc Giáy, Si La; Lào; Lự; Cống; Kháng; Khơ Mú. Toàn tỉnh có 4 dân tộc có dân số dưới 10.000 người, gồm các dân tộc: Cống, Mảng, La Hủ, Si La. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thông riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện qua trang phục, tiếng nói, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng, làng bản, tri thức dân gian đặc biệt là các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, kỹ thuật chế tác và sử dụng nhạc cụ, nghề thủ công…

Do đó, Lai Châu rất có tiềm năng phát triển du lịch như tham quan, triển lãm, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. 

Lai Châu có tài nguyên du lịch đa dạng. Hiện nay có 16 điểm du lịch của Lai Châu được UBND tỉnh công nhận như sau:

(1) Bản Hon:

Bản Hon 1 và bản Hon 2 thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, cách TP. Lai Châu 20 km, cách đường quốc lộ 4D 15 km. Bản Hon 1 và bản Hon 2 có hơn 130 hộ dân với 100% đồng bào người Lự, sống tập trung và thuần nông. Người Lự ở bản Hon là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Người Lự còn có tên gọi khác là Lào Lự, Lữ, Nhuôn, Duôn và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Theo thống kê, chỉ có khoảng 4.000 dân tộc Lự và họ chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên và Sìn Hồ (Lai Châu). Nét độc đáo nhất của phụ nữ Lự là phong tục nhuộm răng đen có điểm xuyến một vài chiếc răng bằng vàng giả. Khi đến với bản Hon du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống và hòa mình vào các lễ hội được tổ chức tại đây.
 
lc1lc2
(2) Bản Thẳm:

Bản Thẳm thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, nằm ngay sát TP.Lai Châu, giữa tuyến đường du lịch Sa Pa (Lào Cai) – Lai Châu, cách trục đường quốc lộ 4D khoảng 12 km, đường vào khá thuận lợi, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của du khách các mùa trong năm. Chợ phiên và chợ đêm Sang Thàng là một trong những chợ phiến lớn của tỉnh thu hút lượng lớn người dân đến giao thương. Nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, bản Thẳm lọt giữa vùng núi non trùng điệp, được bao bọc bởi dòng suối Nậm Hon; phía trước bản là ruộng lúa xanh ngút tầm mắt; phía sau là núi tai bèo có dộ dốc tương đối lớn; trong lòng núi là hệ thống hang động với măng, nhũ đá đẹp được ví như Hạ Long trên cạn. Khí hậu tại bản Thẳm mát quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-28 0C. Người dân bản Thẳm 100% là đồng bào dân tộc Lự với 41 hộ, 191 nhân khẩu. Bản Thẳm phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm.
 
lc3
lc4

(3) Bản Lao Chải 1:

Bản Lao Chải 1 thuộc địa phận xã Khun Há, huyện Tam Đường, nằm giữa tuyến đường du lịch Sa Pa (Lào Cai) – Lai Châu, cách trục đường quốc lộ 4D khoảng 10 km và cách TP.Lai Châu 25 km. Bản Lao Chải 1 có diện tích 287 ha, trong đó có 254 ha là rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh, là nơi sinh sống của 36 hộ đồng bào dân tộc Mông Hoa, sống thuần nông. Phía trước bản là cánh đồng ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài; phía sau bản được chắn bởi dãy núi cao 800 – 1.200 m, mây mù bao phủ quanh năm, tạo nhiều thác nước đẹp. Nằm ở độ cao gần 1.250 m so với mực nước biển, bản Lao Chải 1 có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C. Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ với phương thức lao động sản xuất thủ công truyền thống và làm nông nghiệp. Bản Lao Chải 1 phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm.
 
lc5lc6
(4) Bản Nà Khương

Bản Nà Khương thuộc địa phận xã Bản Bo, huyện Tam Đường, cách quốc lộ 32  5,7 km. Bản Nà Khương có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi cao, có dòng Nậm Mu uốn lượn chảy qua. Khu vực đồi núi cao chủ yếu tập trung ở phía Đông Bắc để phát triển trồng chè. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa pha lẫn á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm tại đây là 24-26 0C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 350C và nhiệt độ thấp nhất là 6-8 0C. Bản Nà Khương có 63 hộ với 100% là người dân tộc Thái và hầu hết vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo (làm lúa nước, cọn nước, ẩm thực, văn hóa văn nghệ…). Điểm du lịch cọn nước dần hình thành từ khi một số du khách đến thăm quan quay phim, chụp ảnh và đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, dần dần được nhiều người biết đến tham quan.
 
lc7lc8
(5) Bản Nà Luồng

Bản Nà Luồng thuộc xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, cách điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai) 45 km và thị trấn Tam Đường 10 km. Bản có 100 hộ gia đình với 100% là đồng bào dân tộc Lào. Đến với Nà Luồng, du khách sẽ được khám phá phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình với cây cầu chênh vênh dẫn lối vào bản và dòng Nậm Mu chảy bao quanh, được tìm hiểu ẩm thực, những nét văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội Bun Vốc Nặm (lễ hội té nước) độc đáo của người Lào.
 
lc9lc10
(6) Bản Phiêng Tiên

Bản Phiêng Tiên nằm ở phía Tây Nam xã Bản Bo, huyện Tam Đường, cách trung tâm thị xã 4 km và nằm trên trục quốc lộ 32. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa pha lẫn á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm của bản Phiêng Tiên từ 24-26 0C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 350C và nhiệt độ thấp nhất là 6-8 0C. Bản Phiêng Tiên có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi cao, có dòng Nậm Pu uốn lượn chảy qua. Khu vực đồi núi cao chủ yếu tập trung ở phía Đông Bắc (có độ cao từ 1.100 – 1.500 m) chủ yếu phát triển trồng chè và là cánh rừng tái sinh. Bản có 78 hộ, 100% là người dân tộc Lào. Điểm nhấn du lịch tại Bản là cảnh đẹp thiên nhiên, cọn nước, tìm hiểu ẩm thực, lễ hội và phong tục tập quán của đồng bào người Lào.
 
lc11lc12
(7) Bản Sin Suối Hồ.

Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP.Lai Châu 35 km, nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Đường lên bản phong cảnh núi rừng hùng vĩ xen lẫn các bãi đất trồng hoa và chè. Bản có 127 hộ dân, 100% là người Mông. Đặc biệt, bản Sin Suối Hồ vẫn bảo vệ được diện tích đất rừng nguyên sinh với các loại cây cổ thụ có tuổi trăm tuổi. Khu rừng nguyên sinh tại bản đã được cải tạo cơ bản đường đi, nơi dừng chân, cầu và các điểm chụp ảnh cho khách tham quan. Nhắc đến bản Sin Suối Hồ không thể không nhắc tới địa danh thác Trái Tim, đỉnh Sơn Bạc Mây, đỉnh Bạch Mộc Nương. Với tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ rừng và phát triển du lịch bền vững, bản Sin Suối Hồ được coi là nơi hội tụ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm. Dân bản sinh sống trên các nhà gỗ, nhà trình tường, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Mông và quanh nhà thường có hàng rào đá bao quanh để phân tách đất ở với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. Một trong những lễ hội tiêu biểu cho nét văn hóa của người Mông là lễ hội “Gầu Tào”, tiếng Việt có nghĩa là “Chơi ngoài trời” được tổ chức vào mùng 3 đến mùng 6 tháng giêng với mục đích cầu phúc, cầu mệnh, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, kết hợp với các trò chơi dân gian như: Ném pao, đẩy gậy, kéo co, tù lu… Ngoài ra, tại bản còn tổ chức các lễ hội thường niên như: Lễ hội mừng thóc mới (diễn ra vào tháng 9, 10), lễ hội rau cải mèo (diễn ra vào tháng 1, 2), lễ hội gã bánh giày (diễn ra vào tháng 1, 12).
 
lc13lc14
(8) Bản Tả Phìn

Bản Tả Phìn thuộc xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, cách trung tâm huyện 5 km, cách TP.Lai Châu 60 km và cách 2 điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ lần lượt là 120 km và 140 km. Bản Tả Phìn có 543 hộ dân, gồm 2 dân tộc là người Mông và Dao. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 18-23 0C, đến với bản Tả Phìn, du khách có thể khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ như: núi đá Ô, động Ông Tiên; thăm quan bản làng; trải nghiệm tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, ẩm thực, nghề thêu thổ cẩm, lễ hội và trò chơi dân gian. Tả Phìn rất phù hợp với phát triển du lịch cộng đồng và du lịch khám phá.
 
lc15lc16
(9) Bản Vàng Pheo

Bản Vàng Pheo thuộc địa phận xã Mường So, huyện Phong Thổ, cách TP. Lai Châu 25 km, cách đường quốc lộ 4D từ Lai Châu sang Điện Biên khoảng 5 km. Nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa giữa 2 dòng suối Nậm So và Nậm Lùm, bản có 118 hộ dân, 100% là người Thái trắng. Dân bản sinh sống trên các nhà sàn rộng, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Thái Trắng. Ngoài ra, bản còn có các cảnh quan thiên nhiên, như: Ngã ba Suối tình yêu (suối nông và rộng, có thể lội qua vào mùa khô, tại đây du khách có thể chèo thuyền, thả bè, đánh bắt cá, tắm suối…), tuyến đường mòn ven suối cùng với hang Thắm Tạo và hang Cao Sơn ở bản Vàng Pheo 2. Các lễ hội diễn ra tại bản, như: Lễ hội Nàng Han (diễn ra vào 15-2 âm lịch), lễ hội Then Kim Pang (diễn ra 10-3 âm lịch)… Bản Vàng Pheo phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch trải nghiệm.
 
lc17lc18
(10) Bản Sì Thâu Chải

Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu nằm cách trung tâm huyện Tam Đường 8 km, TP.Lai Châu 35 km. Bản có 62 hộ dân, 100% là người Dao. Là một bản vùng cao nằm lưng chừng núi, với độ cao gần 1.500 m so với mặt biển, người dân tộc Dao tại đây vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, như: Dệt thổ cẩm, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội (Tủ Cải, Nhảy lửa), nghề thuốc, nghề thủ công, kiến trúc nhà ở (nhà ở trình tường) và nét hoang sơ của bản vùng cao. Ngoài ra, bản Sì Thâu Chải còn là nới có địa điểm bay dù lượng quốc tế. Từ bản Sì Thâu Chải ngắm thung lũng Bình Lư và thị trấn Tam Đường, khám phá thác Tác Tình, thăm quan vườn cây ăn quả ôn đới, ruộng bậc thang, cánh đồng dong giềng, chinh phục và khám phá đỉnh Putaleng với độ cao 3.049 m.
 
lc19lc20

(11) Bản Gia Khâu 1 và Gia Khâu 2

Bản Gia Khâu thuộc xã Nậm Loỏng, cách TP.Lai Châu khoảng 10 km, là một thung lũng nhỏ, bao bọc xung quanh là các dãy núi cao, 100% dân số là dân tộc Mông trắng, với những nét văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo như lễ hội Grâu Taox, phong tục cưới hỏi…Từ trang phục, nếp nhà truyền thống, làn điệu khèn, dân vũ… đến ẩm thực truyền thống, nghề dệt thổ cẩm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và ấn tượng khó quên. Bên cạnh đó, đến với bản du lịch cộng đồng Gia Khâu, du khách còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ, như: Hang động Gia Khâu 1, khe Cây Đa, thung lũng Tình yêu, khe Vua, Cổng trời…
 
lc21lc22
(12) Thị trấn Sìn Hồ

Thị trấn Sìn Hồ nằm trên cao nguyên Sìn Hồ được coi là nóc nhà của Lai Châu với khí hậu tương đồng với Sa Pa, quanh năm mát mẻ và nhiều giống hoa, quả ôn đới. Thị trấn Sìn Hồ cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Sìn Hồ, cách TP.Lai Châu 60 km về phía Tây, có tuyến đường liên huyện chạy qua và là điểm xuất phát từ quốc lộ Hữu Nghị 12 đi Sìn Hồ – Phong Thổ. Thị trấn có hơn 1.160 hộ sinh sống gồm 7 dân tộc. Thị trấn Sìn Hồ có những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và thung lũng với những cánh đồng lúa vàng rực, những vườn trồng lê, đào, mận, mốc thếch quanh năm đơm hoa kết trái.
 
lc23

(13) Thác Tác Tình

Thác Tác Tình thuộc địa phận bản Tác Tình, huyện Tam Đường, cách trung tâm huyện 2 km. Thác Tác Tình bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cao khoảng 130 m, chân thác rộng khoảng 40 m và gắn liền với câu chuyện tình yêu giữa nàng Nở Lan xinh đẹp bị tiếng say mê tiếng sáo của một chàng trai nghèo người Dao. Chuyện tình yêu của họ gặp nhiều trắc trở và vì không đến được với nhau, nàng Nở Lan đã trầm mình xuống dòng thác để giữ lời thề ước giữa 2 người. Với cái tên đầy ý nghĩa và sự huyền bí cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh khiết, thác Tác Tình đã làm say đắm lòng người, thu hút sự quan tâm của khách du lịch.
 
lc25lc26
(14) Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm trên địa bàn huyện Tam Đường, bên kia là trục đường quốc lộ 4D kết nối Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên. Cái tên Tiên Sơn được sử dụng do một số du khách khi tới thăm động đã so sánh nó giống như chốn bồng lai tiên cảnh. Động không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa lịch sử khi ghi dấu tích của cán bộ hoạt động cách mạng. Đây cũng là nơi cất giấu hàng nghìn tấn lương thực, súng đạn cung cấp cho các cuộc chiến đấu chống Pháp, tiểu phỉ, là nơi chữa trị và cứu sống nhiều thương binh. Quần thể động có diện tích trên 6 ha và được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia ngày 28-6-1996. Rằm tháng giêng hàng năm nơi đây diễn ra lễ hội Động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước của đồng bào người Lự. Khác với các động khác, động Tiên Sơn có một suối nước ngầm nằm trải dài trong lòng động. Mỗi cung có một ý nghĩa khác nhau, được nhân dân đặt tên, như: Cung Công Danh, cung Mẫu Âu Cơ, cung Lạc Long Quân, cung Bà Chúa Kho, cung Giải oan, cung Xin con…
 
lc27lc28
(15) Đèo Hoàng Liên Sơn

Đèo Hoàng Liên Sơn hay còn gọi là đèo Ô Quy Hồ có tổng chiều dài gần 50 km, thuộc quốc lộ 4D nối 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Đèo Ô Quy Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở 2 phía của con đèo, giữa cái nóng ẩm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) với cái mát lạnh bên phía Sa Pa (Lào Cai) khi vượt qua đỉnh đèo Cổng trời. Đặc biệt mùa đông nơi đây có thể tuyết rơi và hiện tượng băng đá, tạo nên khung cảnh đẹp và hiếm gặp ở Việt Nam.
 
lc29lc30
(16) Đỉh Putaleng

Đỉnh Putaleng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng. Với độ cao 3.049 m so mới mực nước biển, chỉ đứng sau Fansipan (3.413 m), Putaleng được mệnh danh là “nóc nhà thứ hai của Đông Dương”, cũng gọi là “nóc nhà thứ hai của Việt Nam”. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất để leo núi bởi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng các loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh. Chinh phục đỉnh Putaleng sẽ phải vượt qua những khu rừng nguyên sinh, thác nước, khe suối hay những thảm thực vật phong phú, để rồi khi lên tới đỉnh sẽ thấy những ốc đảo ẩn hiện giữa đại dương mây.
 
lc31lc32
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn, tỉnh Lai Châu đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách tham quan, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Trong số 16 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, có 13 khu, điểm là làng văn hóa du lịch. Trong đó, bản Sin Suối Hồ được vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019”. Tại các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì đội văn nghệ và sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ du khách. Ngoài ra, bảo tồn, phát triển sản phẩm chợ phiên trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Tuy nhiên, việc phát triển các khu, điểm du lịch cộng đồng vẫn tồn tại một số hạn chế, là rào cản để tiếp tục mở rộng, tạo thành điểm đến thật sự đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch của tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các bản văn hóa du lịch còn rất hạn chế. Đa số các bản văn hóa du lịch chưa được quy hoạch chi tiết để khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế sẵn có; thiếu không gian sinh hoạt truyền thống (nhà truyền thống) để tổ chức các hoạt động văn hóa, tạo điểm nhấn, khác biệt. Một số bản văn hóa du lịch còn thiếu hệ thống homestay phục vụ du khách (như bản San Thàng, Sì Thâu Chải), hệ thống đường sá, cảnh quan thiếu tính đồng bộ, chưa hấp dẫn khách du lịch. Các điểm du lịch do tư nhân đầu tư như Hoa Quả Sơn, Đồi thông Tà Lèng, trại cá Ta Gia… mới chỉ ở giai đoạn hoạt động bước đầu

Du lịch Lai Châu: Tiềm năng, cơ hội và phát triển

Lai Châu có hệ thống tài nguyên du lịch khá đa dạng xét trong tổng thể tài nguyên du lịch vùng Tây Bắc. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với nhiều địa danh hấp dẫn, các đỉnh núi cao và dòng sông Đà trải dài, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng với các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Lai Châu là địa bàn sinh sống của 20 dân tộc với bản sắc văn hóa đa dạng, vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, cảnh quan kiến trúc hấp dẫn, tạo sức hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Tiềm năng du lịch của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng riêng, hấp dẫn khách du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao, khám phá, tham quan, trải nghiệm.

Du lịch của Lai Châu được xác định là ngành mũi nhọn cho tăng trưởng và phát triển bền vững của địa phương trong thời gian tới, được ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách với hàng loạt chính sách quan trọng, nhất là phát triển du lịch văn hóa cộng đồng thời gian tới. Phát triển Lai Châu trở thành trọng điểm du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, kết nối chặt chẽ trong không gian phát triển du lịch của vùng Tây Bắc và các thị trường du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế. Phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu được xác định trên cơ sở phát huy hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng về du lịch của địa phương, với 2 khu vực trọng điểm là khu vực cao nguyên Sìn Hồ và khu vực Tam Đường- TP.Lai Châu và huyện Phong Thổ. Đây là các địa bàn tập trung phần lớn tài nguyên du lịch của tỉnh.

Bên cạnh đó, Lai Châu còn nhiều điểm, tuyến du lịch chưa được đầu tư khai thác, đặc biệt là du lịch hang động và lòng hồ thủy điện. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới sẽ là cơ hội để ngành du lịch Lai Châu tiếp tục phát triển. Ngoài ra, du lịch Lai Châu còn gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng sẽ có cơ hội đón nhận làn sóng khách du lịch Trung Quốc trong tương lai. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc thành phố Lai Châu – Than Uyên -Tân Uyên nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến đường xuyên núi nối TP.Lai Châu với Lào Cai được đầu tư xây dựng trong tương lai, giúp rút ngắn thời gian đến Lai Châu từ đó thu hút tốt hơn khách du lịch trong và ngoài nước./.

Bên cạnh đó, khí hậu của Lai Châu mang tính chất điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ngày nóng đêm lạnh. Do sự thay đổi độ cao biến thiên từ 1.300 m – 3.143 m nên khí hậu Lai Châu biến động mạnh theo khu vực và độ cao, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 19,6oC, ở mức mát mẻ. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,3oC (tháng 1) và trung bình cao nhất đạt 23,0oC (tháng 7). Những vùng có độ cao hơn 1.000 m như cao nguyên Sìn Hồ, Dào San, Sin Suối Hồ, Hồ Thầu… có khí hậu mát mẻ quanh năm rất phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt, tại vùng núi cao tại Lai Châu như Ô Quý Hồ, Sìn Hồ… có tuyết rơi vào mùa đông.Hơn nữa, Lai Châu là nơi quy tụ và sinh sống của 20 dân tộc (84,6% là đồng bào dân tộc tiểu số với 26 nhóm ngành khác nhau, gồm: dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Hà Nhì, dân tộc La Hủ, dân tộc Mảng, dân tộc Giáy, Si La; Lào; Lự; Cống; Kháng; Khơ Mú. Toàn tỉnh có 4 dân tộc có dân số dưới 10.000 người, gồm các dân tộc: Cống, Mảng, La Hủ, Si La. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thông riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện qua trang phục, tiếng nói, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, cách ứng xử trong gia đình, cộng đồng, làng bản, tri thức dân gian đặc biệt là các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, kỹ thuật chế tác và sử dụng nhạc cụ, nghề thủ công…Do đó, Lai Châu rất có tiềm năng phát triển du lịch như tham quan, triển lãm, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.Lai Châu có tài nguyên du lịch đa dạng. Hiện nay có 16 điểm du lịch của Lai Châu được UBND tỉnh công nhận như sau:Bản Hon 1 và bản Hon 2 thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, cách TP. Lai Châu 20 km, cách đường quốc lộ 4D 15 km. Bản Hon 1 và bản Hon 2 có hơn 130 hộ dân với 100% đồng bào người Lự, sống tập trung và thuần nông. Người Lự ở bản Hon là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Người Lự còn có tên gọi khác là Lào Lự, Lữ, Nhuôn, Duôn và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Theo thống kê, chỉ có khoảng 4.000 dân tộc Lự và họ chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên và Sìn Hồ (Lai Châu). Nét độc đáo nhất của phụ nữ Lự là phong tục nhuộm răng đen có điểm xuyến một vài chiếc răng bằng vàng giả. Khi đến với bản Hon du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống và hòa mình vào các lễ hội được tổ chức tại đây.Bản Thẳm thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, nằm ngay sát TP.Lai Châu, giữa tuyến đường du lịch Sa Pa (Lào Cai) – Lai Châu, cách trục đường quốc lộ 4D khoảng 12 km, đường vào khá thuận lợi, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của du khách các mùa trong năm. Chợ phiên và chợ đêm Sang Thàng là một trong những chợ phiến lớn của tỉnh thu hút lượng lớn người dân đến giao thương. Nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, bản Thẳm lọt giữa vùng núi non trùng điệp, được bao bọc bởi dòng suối Nậm Hon; phía trước bản là ruộng lúa xanh ngút tầm mắt; phía sau là núi tai bèo có dộ dốc tương đối lớn; trong lòng núi là hệ thống hang động với măng, nhũ đá đẹp được ví như Hạ Long trên cạn. Khí hậu tại bản Thẳm mát quanh năm với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-28 0C. Người dân bản Thẳm 100% là đồng bào dân tộc Lự với 41 hộ, 191 nhân khẩu. Bản Thẳm phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm.Bản Lao Chải 1 thuộc địa phận xã Khun Há, huyện Tam Đường, nằm giữa tuyến đường du lịch Sa Pa (Lào Cai) – Lai Châu, cách trục đường quốc lộ 4D khoảng 10 km và cách TP.Lai Châu 25 km. Bản Lao Chải 1 có diện tích 287 ha, trong đó có 254 ha là rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh, là nơi sinh sống của 36 hộ đồng bào dân tộc Mông Hoa, sống thuần nông. Phía trước bản là cánh đồng ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài; phía sau bản được chắn bởi dãy núi cao 800 – 1.200 m, mây mù bao phủ quanh năm, tạo nhiều thác nước đẹp. Nằm ở độ cao gần 1.250 m so với mực nước biển, bản Lao Chải 1 có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C. Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ với phương thức lao động sản xuất thủ công truyền thống và làm nông nghiệp. Bản Lao Chải 1 phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm.Bản Nà Khương thuộc địa phận xã Bản Bo, huyện Tam Đường, cách quốc lộ 32 5,7 km. Bản Nà Khương có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi cao, có dòng Nậm Mu uốn lượn chảy qua. Khu vực đồi núi cao chủ yếu tập trung ở phía Đông Bắc để phát triển trồng chè. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa pha lẫn á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm tại đây là 24-26 0C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 350C và nhiệt độ thấp nhất là 6-8 0C. Bản Nà Khương có 63 hộ với 100% là người dân tộc Thái và hầu hết vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo (làm lúa nước, cọn nước, ẩm thực, văn hóa văn nghệ…). Điểm du lịch cọn nước dần hình thành từ khi một số du khách đến thăm quan quay phim, chụp ảnh và đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, dần dần được nhiều người biết đến tham quan.Bản Nà Luồng thuộc xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, cách điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai) 45 km và thị trấn Tam Đường 10 km. Bản có 100 hộ gia đình với 100% là đồng bào dân tộc Lào. Đến với Nà Luồng, du khách sẽ được khám phá phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình với cây cầu chênh vênh dẫn lối vào bản và dòng Nậm Mu chảy bao quanh, được tìm hiểu ẩm thực, những nét văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội Bun Vốc Nặm (lễ hội té nước) độc đáo của người Lào.Bản Phiêng Tiên nằm ở phía Tây Nam xã Bản Bo, huyện Tam Đường, cách trung tâm thị xã 4 km và nằm trên trục quốc lộ 32. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa pha lẫn á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm của bản Phiêng Tiên từ 24-26 0C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 350C và nhiệt độ thấp nhất là 6-8 0C. Bản Phiêng Tiên có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi cao, có dòng Nậm Pu uốn lượn chảy qua. Khu vực đồi núi cao chủ yếu tập trung ở phía Đông Bắc (có độ cao từ 1.100 – 1.500 m) chủ yếu phát triển trồng chè và là cánh rừng tái sinh. Bản có 78 hộ, 100% là người dân tộc Lào. Điểm nhấn du lịch tại Bản là cảnh đẹp thiên nhiên, cọn nước, tìm hiểu ẩm thực, lễ hội và phong tục tập quán của đồng bào người Lào.Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP.Lai Châu 35 km, nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Đường lên bản phong cảnh núi rừng hùng vĩ xen lẫn các bãi đất trồng hoa và chè. Bản có 127 hộ dân, 100% là người Mông. Đặc biệt, bản Sin Suối Hồ vẫn bảo vệ được diện tích đất rừng nguyên sinh với các loại cây cổ thụ có tuổi trăm tuổi. Khu rừng nguyên sinh tại bản đã được cải tạo cơ bản đường đi, nơi dừng chân, cầu và các điểm chụp ảnh cho khách tham quan. Nhắc đến bản Sin Suối Hồ không thể không nhắc tới địa danh thác Trái Tim, đỉnh Sơn Bạc Mây, đỉnh Bạch Mộc Nương. Với tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ rừng và phát triển du lịch bền vững, bản Sin Suối Hồ được coi là nơi hội tụ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm. Dân bản sinh sống trên các nhà gỗ, nhà trình tường, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Mông và quanh nhà thường có hàng rào đá bao quanh để phân tách đất ở với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. Một trong những lễ hội tiêu biểu cho nét văn hóa của người Mông là lễ hội “Gầu Tào”, tiếng Việt có nghĩa là “Chơi ngoài trời” được tổ chức vào mùng 3 đến mùng 6 tháng giêng với mục đích cầu phúc, cầu mệnh, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, kết hợp với các trò chơi dân gian như: Ném pao, đẩy gậy, kéo co, tù lu… Ngoài ra, tại bản còn tổ chức các lễ hội thường niên như: Lễ hội mừng thóc mới (diễn ra vào tháng 9, 10), lễ hội rau cải mèo (diễn ra vào tháng 1, 2), lễ hội gã bánh giày (diễn ra vào tháng 1, 12).Bản Tả Phìn thuộc xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, cách trung tâm huyện 5 km, cách TP.Lai Châu 60 km và cách 2 điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ lần lượt là 120 km và 140 km. Bản Tả Phìn có 543 hộ dân, gồm 2 dân tộc là người Mông và Dao. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 18-23 0C, đến với bản Tả Phìn, du khách có thể khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ như: núi đá Ô, động Ông Tiên; thăm quan bản làng; trải nghiệm tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, ẩm thực, nghề thêu thổ cẩm, lễ hội và trò chơi dân gian. Tả Phìn rất phù hợp với phát triển du lịch cộng đồng và du lịch khám phá.Bản Vàng Pheo thuộc địa phận xã Mường So, huyện Phong Thổ, cách TP. Lai Châu 25 km, cách đường quốc lộ 4D từ Lai Châu sang Điện Biên khoảng 5 km. Nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa giữa 2 dòng suối Nậm So và Nậm Lùm, bản có 118 hộ dân, 100% là người Thái trắng. Dân bản sinh sống trên các nhà sàn rộng, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Thái Trắng. Ngoài ra, bản còn có các cảnh quan thiên nhiên, như: Ngã ba Suối tình yêu (suối nông và rộng, có thể lội qua vào mùa khô, tại đây du khách có thể chèo thuyền, thả bè, đánh bắt cá, tắm suối…), tuyến đường mòn ven suối cùng với hang Thắm Tạo và hang Cao Sơn ở bản Vàng Pheo 2. Các lễ hội diễn ra tại bản, như: Lễ hội Nàng Han (diễn ra vào 15-2 âm lịch), lễ hội Then Kim Pang (diễn ra 10-3 âm lịch)… Bản Vàng Pheo phù hợp với du lịch cộng đồng, du lịch khám phá và du lịch trải nghiệm.Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu nằm cách trung tâm huyện Tam Đường 8 km, TP.Lai Châu 35 km. Bản có 62 hộ dân, 100% là người Dao. Là một bản vùng cao nằm lưng chừng núi, với độ cao gần 1.500 m so với mặt biển, người dân tộc Dao tại đây vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, như: Dệt thổ cẩm, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội (Tủ Cải, Nhảy lửa), nghề thuốc, nghề thủ công, kiến trúc nhà ở (nhà ở trình tường) và nét hoang sơ của bản vùng cao. Ngoài ra, bản Sì Thâu Chải còn là nới có địa điểm bay dù lượng quốc tế. Từ bản Sì Thâu Chải ngắm thung lũng Bình Lư và thị trấn Tam Đường, khám phá thác Tác Tình, thăm quan vườn cây ăn quả ôn đới, ruộng bậc thang, cánh đồng dong giềng, chinh phục và khám phá đỉnh Putaleng với độ cao 3.049 m.Bản Gia Khâu thuộc xã Nậm Loỏng, cách TP.Lai Châu khoảng 10 km, là một thung lũng nhỏ, bao bọc xung quanh là các dãy núi cao, 100% dân số là dân tộc Mông trắng, với những nét văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo như lễ hội Grâu Taox, phong tục cưới hỏi…Từ trang phục, nếp nhà truyền thống, làn điệu khèn, dân vũ… đến ẩm thực truyền thống, nghề dệt thổ cẩm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và ấn tượng khó quên. Bên cạnh đó, đến với bản du lịch cộng đồng Gia Khâu, du khách còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ, như: Hang động Gia Khâu 1, khe Cây Đa, thung lũng Tình yêu, khe Vua, Cổng trời…Thị trấn Sìn Hồ nằm trên cao nguyên Sìn Hồ được coi là nóc nhà của Lai Châu với khí hậu tương đồng với Sa Pa, quanh năm mát mẻ và nhiều giống hoa, quả ôn đới. Thị trấn Sìn Hồ cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Sìn Hồ, cách TP.Lai Châu 60 km về phía Tây, có tuyến đường liên huyện chạy qua và là điểm xuất phát từ quốc lộ Hữu Nghị 12 đi Sìn Hồ – Phong Thổ. Thị trấn có hơn 1.160 hộ sinh sống gồm 7 dân tộc. Thị trấn Sìn Hồ có những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và thung lũng với những cánh đồng lúa vàng rực, những vườn trồng lê, đào, mận, mốc thếch quanh năm đơm hoa kết trái.Thác Tác Tình thuộc địa phận bản Tác Tình, huyện Tam Đường, cách trung tâm huyện 2 km. Thác Tác Tình bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cao khoảng 130 m, chân thác rộng khoảng 40 m và gắn liền với câu chuyện tình yêu giữa nàng Nở Lan xinh đẹp bị tiếng say mê tiếng sáo của một chàng trai nghèo người Dao. Chuyện tình yêu của họ gặp nhiều trắc trở và vì không đến được với nhau, nàng Nở Lan đã trầm mình xuống dòng thác để giữ lời thề ước giữa 2 người. Với cái tên đầy ý nghĩa và sự huyền bí cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh khiết, thác Tác Tình đã làm say đắm lòng người, thu hút sự quan tâm của khách du lịch.Động Tiên Sơn nằm trên địa bàn huyện Tam Đường, bên kia là trục đường quốc lộ 4D kết nối Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên. Cái tên Tiên Sơn được sử dụng do một số du khách khi tới thăm động đã so sánh nó giống như chốn bồng lai tiên cảnh. Động không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa lịch sử khi ghi dấu tích của cán bộ hoạt động cách mạng. Đây cũng là nơi cất giấu hàng nghìn tấn lương thực, súng đạn cung cấp cho các cuộc chiến đấu chống Pháp, tiểu phỉ, là nơi chữa trị và cứu sống nhiều thương binh. Quần thể động có diện tích trên 6 ha và được Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia ngày 28-6-1996. Rằm tháng giêng hàng năm nơi đây diễn ra lễ hội Động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn gắn liền với truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước của đồng bào người Lự. Khác với các động khác, động Tiên Sơn có một suối nước ngầm nằm trải dài trong lòng động. Mỗi cung có một ý nghĩa khác nhau, được nhân dân đặt tên, như: Cung Công Danh, cung Mẫu Âu Cơ, cung Lạc Long Quân, cung Bà Chúa Kho, cung Giải oan, cung Xin con…Đèo Hoàng Liên Sơn hay còn gọi là đèo Ô Quy Hồ có tổng chiều dài gần 50 km, thuộc quốc lộ 4D nối 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Đèo Ô Quy Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở 2 phía của con đèo, giữa cái nóng ẩm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) với cái mát lạnh bên phía Sa Pa (Lào Cai) khi vượt qua đỉnh đèo Cổng trời. Đặc biệt mùa đông nơi đây có thể tuyết rơi và hiện tượng băng đá, tạo nên khung cảnh đẹp và hiếm gặp ở Việt Nam.Đỉnh Putaleng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng. Với độ cao 3.049 m so mới mực nước biển, chỉ đứng sau Fansipan (3.413 m), Putaleng được mệnh danh là “nóc nhà thứ hai của Đông Dương”, cũng gọi là “nóc nhà thứ hai của Việt Nam”. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất để leo núi bởi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng các loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh. Chinh phục đỉnh Putaleng sẽ phải vượt qua những khu rừng nguyên sinh, thác nước, khe suối hay những thảm thực vật phong phú, để rồi khi lên tới đỉnh sẽ thấy những ốc đảo ẩn hiện giữa đại dương mây.Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn, tỉnh Lai Châu đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách tham quan, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Trong số 16 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, có 13 khu, điểm là làng văn hóa du lịch. Trong đó, bản Sin Suối Hồ được vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019”. Tại các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì đội văn nghệ và sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ du khách. Ngoài ra, bảo tồn, phát triển sản phẩm chợ phiên trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.Tuy nhiên, việc phát triển các khu, điểm du lịch cộng đồng vẫn tồn tại một số hạn chế, là rào cản để tiếp tục mở rộng, tạo thành điểm đến thật sự đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch của tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các bản văn hóa du lịch còn rất hạn chế. Đa số các bản văn hóa du lịch chưa được quy hoạch chi tiết để khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế sẵn có; thiếu không gian sinh hoạt truyền thống (nhà truyền thống) để tổ chức các hoạt động văn hóa, tạo điểm nhấn, khác biệt. Một số bản văn hóa du lịch còn thiếu hệ thống homestay phục vụ du khách (như bản San Thàng, Sì Thâu Chải), hệ thống đường sá, cảnh quan thiếu tính đồng bộ, chưa hấp dẫn khách du lịch. Các điểm du lịch do tư nhân đầu tư như Hoa Quả Sơn, Đồi thông Tà Lèng, trại cá Ta Gia… mới chỉ ở giai đoạn hoạt động bước đầuLai Châu có hệ thống tài nguyên du lịch khá đa dạng xét trong tổng thể tài nguyên du lịch vùng Tây Bắc. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với nhiều địa danh hấp dẫn, các đỉnh núi cao và dòng sông Đà trải dài, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng với các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Lai Châu là địa bàn sinh sống của 20 dân tộc với bản sắc văn hóa đa dạng, vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, cảnh quan kiến trúc hấp dẫn, tạo sức hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Tiềm năng du lịch của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng riêng, hấp dẫn khách du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao, khám phá, tham quan, trải nghiệm.Du lịch của Lai Châu được xác định là ngành mũi nhọn cho tăng trưởng và phát triển bền vững của địa phương trong thời gian tới, được ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách với hàng loạt chính sách quan trọng, nhất là phát triển du lịch văn hóa cộng đồng thời gian tới. Phát triển Lai Châu trở thành trọng điểm du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, kết nối chặt chẽ trong không gian phát triển du lịch của vùng Tây Bắc và các thị trường du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế. Phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu được xác định trên cơ sở phát huy hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng về du lịch của địa phương, với 2 khu vực trọng điểm là khu vực cao nguyên Sìn Hồ và khu vực Tam Đường- TP.Lai Châu và huyện Phong Thổ. Đây là các địa bàn tập trung phần lớn tài nguyên du lịch của tỉnh.Bên cạnh đó, Lai Châu còn nhiều điểm, tuyến du lịch chưa được đầu tư khai thác, đặc biệt là du lịch hang động và lòng hồ thủy điện. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới sẽ là cơ hội để ngành du lịch Lai Châu tiếp tục phát triển. Ngoài ra, du lịch Lai Châu còn gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng sẽ có cơ hội đón nhận làn sóng khách du lịch Trung Quốc trong tương lai. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc thành phố Lai Châu – Than Uyên -Tân Uyên nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tuyến đường xuyên núi nối TP.Lai Châu với Lào Cai được đầu tư xây dựng trong tương lai, giúp rút ngắn thời gian đến Lai Châu từ đó thu hút tốt hơn khách du lịch trong và ngoài nước./.

Source: https://mix166.vn
Category: Khám Phá

Xổ số miền Bắc