CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 4.53 MB, 283 trang )

trước và chúng chính là hạt nhân, là nền tảng cho việc hình thành của một

hệ thuật ngữ. Trên cơ sở các thuật ngữ hạt nhân ban đầu đó, các thuật ngữ

khác tiếp tục được tạo ra, phản ánh mối quan hệ logic của các đối tượng

trong sự phát triển của từng chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Lấy ví dụ

trong khoa học thông tin, thuật ngữ máy tính (computer) xuất hiện trước

kéo theo sự xuất hiện tất yếu của hàng loạt các thuật ngữ gọi tên các sự vật,

hiện tượng, quá trình có liên quan đến nó như: bàn phím máy tính, màn

hình máy tính, đồ họa máy tính, lập trình máy tính, ứng dụng máy tính, máy

tính hóa, sản xuất với máy tính trợ giúp, mạng máy tính, cấu hình máy tính,

máy tính đa mục, máy tính chuyên mục,…. Từ thế hệ máy tính đầu tiên

(mainframes) với các linh kiện chính là các đèn ống chân không (vacuum

tubes) để lưu trữ dữ liệu, đã phát triển thành máy tính mini

(minicomputers) với các linh kiện gọn nhẹ hơn và có độ tin cậy cao hơn là

các bóng bán dẫn (transistors), rồi tới máy vi tính (microcomputers) và các

linh kiện chính của nó là các mạch điện tử đủ nhỏ để cấy lên một mảnh

silicon tí hon (chips),… cho tới nay đã xuất hiện những máy tính siêu nhỏ,

có kích thước của một bao thuốc lá (palmtops) với các vi mạch điện tử

(microchips) tinh vi có độ tin cậy cao, cho chúng ta những kết quả tính toán

chính xác gần như là tuyệt đối.

Trên cơ sở nhận thức như vậy, dưới đây chúng tôi tiến hành nghiên

cứu, tìm ra các đặc trưng cơ bản về nội dung và sự hành chức của các thuật

ngữ tin học – viễn thông nói chung và thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng

Việt nói riêng.

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC – VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT

XÉT TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG NGỮ NGHĨA

Trước khi mô tả về đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của hệ thuật ngữ tin

học – viễn thông tiếng Việt – hệ thuật ngữ của một chuyên ngành mới, có

tốc độ phát triển nhanh và chứa đựng nội dung rất phong phú có liên quan

tới nhiều ngành khoa học khác, nhiều lĩnh vực hoạt động khác trong cuộc

sống xã hội, chúng tôi xin bàn một chút về vấn đề định danh ngôn ngữ và

đặc điểm định danh của các thuật ngữ tin học – viễn thông.

98

3.2.1. Vấn đề định danh ngôn ngữ và tính linh hoạt của thuật ngữ tin

học – viễn thông trong sự phát triển nội dung

3.2.1.1. Vấn đề định danh ngôn ngữ

Vấn đề định danh ngôn ngữ đã là vấn đề luôn được nói tới khi bàn về

chức năng của ngôn ngữ. ” Sự thực, nếu như ngôn ngữ chỉ làm chức năng

giao tiếp thì không cần nói đến chức năng định danh. Song, vì ngôn ngữ

đồng thời thực hiện cả chức năng giao tiếp, cả chức năng tư duy trừu

tượng bằng cùng một loại tín hiệu – từ, cho nên chức năng định danh mới

thành tất yếu. Chức năng định danh là cái cầu nối liền chức năng giao tiếp

và chức năng làm công cụ tư duy trừu tượng của ngôn ngữ.” [8, tr. 157].

Khi cần định danh, tức là đặt tên gọi cho một sự vật hiện tượng bất

kỳ nào đó, người ta phải quan sát, phân tích kỹ lưỡng để tìm ra những nét

thật đặc trưng cho đối tượng sẽ được định danh. Những nét đặc trưng ấy

không những phải mô tả khái quát được đối tượng định danh mà còn phải

khu biệt được nó với rất nhiều các đối tượng khác. Trong ngôn ngữ, định

danh được hiểu là “Sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để

gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình

thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ

cú và câu” [80, tr. 89]. Như vậy, cũng có thể coi định danh trong ngôn ngữ

là quá trình tạo ra từ ngữ trong một ngôn ngữ, trước tiên là để gọi tên

những sự vật, hiện tượng, khái niệm,… tồn tại trong thế giới tự nhiên, trong

xã hội, phân biệt chúng với nhau nhờ cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Sau đó,

trong quá trình sử dụng từ ngữ để giao tiếp, người ta lại tiếp tục tìm cách

đặt tên cho những đặc điểm, tính chất, rồi đến các sự vật, hiện tượng có liên

quan trực tiếp, hay gián tiếp đến những gì đã có danh – có tên gọi. Đó cũng

chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên các từ ngữ mới trong ngôn ngữ.

Những từ ngữ đầu tiên, những tên gọi đầu tiên mang tính võ đoán, nhưng

những từ ngữ tạo ra trên cơ sở nội dung – ngữ nghĩa sẵn có của chúng thì

không còn là võ đoán nữa. Chẳng hạn, thuật ngữ điện chỉ khái niệm “dạng

năng lượng truyền đi trên dây dẫn để thắp sáng” [81, tr.634] là võ đoán,

nhưng thuật ngữ điện tử gọi tên “hạt rất nhỏ, mang điện âm là các thành

phần cấu tạo của nguyên tử” [81, tr.636] thì không còn là võ đoán nữa vì

nội dung của nó đã được xây dựng dựa trên nội dung – ý nghĩa của từ điện.

99

Riêng đối với thuật ngữ khoa học, là những từ ngữ biểu thị những khái

niệm trong phạm vi của một ngành khoa học xác định, có ngoại diện hẹp

hơn, nhưng nội hàm sâu hơn, biểu thị nội dung chặt chẽ hơn, lôgic hơn.

Yêu cầu đối với thuật ngữ khoa học là tính chính xác, “Lý tưởng nhất là

thuật ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái

niệm”[35 tr.33]. Chính vì vậy, tạo ra một thuật ngữ là “lựa chọn những đặc

trưng bản chất của đối tượng, khái niệm trong phạm vi một chuyên ngành

khoa học – kỹ thuật nhất định để làm cơ sở định danh”. [23, tr. 33]

3.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản về định danh của thuật ngữ tin

học – viễn thông.

Trong khoa học nói chung, cũng như trong tin học – viễn thông, khi

một khái niệm về một sự vật, hiện tượng,… mới xuất hiện, nó sẽ được định

nghĩa, rồi được đặt tên. Và khi nó đã khẳng định được vị trí mới của mình

trong ngành khoa học đó, thì lập tức sẽ có những khái niệm mới, những

hiện tượng sự vật,… mới hơn có liên quan logic đến nó xuất hiện hàng loạt.

Chúng cũng sẽ lần lượt được định nghĩa, được gọi tên và xác lập vị trí của

mình trong khoa học. Đó chính là tiến trình phát triển của từ ngữ trong

ngôn ngữ nói chung và của thuật ngữ khoa học nói riêng, trong đó có thuật

ngữ tin học – viễn thông. Sự phát triển nội dung của thuật ngữ khoa học

được khái quát hoá và trình bày ở sơ đồ 2.

Thuật ngữ tin học – viễn thông, giống như hầu hết các thuật ngữ khoa

học khác, được hình thành theo các phương thức: thuật ngữ hoá từ ngữ

thông thường; đặt thuật ngữ mới bằng các yếu tố từ vựng sẵn có của ngôn

ngữ; vay mượn thuật ngữ của các chuyên ngành khác; vay mượn thuật ngữ

nước ngoài. Và mặc dù có sử dụng phương thức nào trên đây thì thuật ngữ

tin học – viễn thông cũng được tạo ra trên cơ sở nội dung sẵn có của kho

tàng từ vựng phong phú trong một ngôn ngữ, cũng như trong các ngôn ngữ

mà nó vay mượn. Tuy nhiên, với hình thức là từ, hay là ngữ định danh,

chúng đều chứa đựng những nét nghĩa – những nội dung đặc trưng riêng

của chuyên ngành tin học – viễn thông, những nội dung này phần lớn đều

không quá xa lạ đối với đông đảo người sử dụng. Ví dụ trong tiếng Việt:

cổng, tuyến, mạng, đầu vào, đầu ra, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,

ngôn ngữ lập trình, trí thông minh nhân tạo,…

100

101

Về đặc điểm định danh của thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng

Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ có thể chia chúng ra làm hai

loại, đó là: tên gọi trực tiếp hay gián tiếp của khái niệm về các sự vật,

hiện tượng,… trong tin học – viễn thông. Theo số liệu thống kê của

chúng tôi qua khảo sát khoảng 25000 thuật ngữ tin học – viễn thông

tiếng Việt được dịch ra từ tiếng Anh/Mỹ, con số thuật ngữ là tên gọi

gián tiếp (thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường) ít hơn nhiều so với các

thuật ngữ là tên gọi trực tiếp, chúng chỉ chiếm 15,67%. Các ví dụ điển

hình về các thuật ngữ là những tên gọi gián tiếp trong tin học – viễn

thông thường gặp là: gánh, tải, chuột, cổng, tuyến, vào, ra, thực đơn,

cửa sổ, chạy, thoát, đĩa, băng, dấu chân, nén, chồng, lưới, mạng, mạch,

nối, kết, khe, các, đầu, dấu chân, găng tay, xương sống, tiền phương,

hậu phương,….

Các thuật ngữ tin học – viễn thông là các tên gọi trực tiếp, tức là

không cấu tạo bằng phương thức chuyển nghĩa, chiếm đa số trong hệ

thuật ngữ. Ví dụ: máy in, máy tính, màn hình, đèn ống tia âm cực, dữ

liệu, thông tin, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, xử lý đa trình, môi

trường nhiều người sử dụng,…. Mặc dù các thuật ngữ là những tên gọi

gián tiếp của hệ thuật ngữ này cũng không phải là ít so với các hệ thuật

ngữ khác như thuật ngữ quân sự, thuật ngữ thương mại, song, phải thừa

nhận rằng con số 15,67% cho thấy, thuật ngữ tin học – viễn thông quả

thực rất gần gũi với ngôn ngữ toàn dân, nên dễ xâm nhập vào ngôn ngữ

giao tiếp hàng ngày của người sử dụng. Chính vì thế mà chúng cũng có

khuynh hướng bị thông thường hóa, tức là trở thành từ ngữ toàn dân, với

tính hình tượng và biểu cảm. Ví dụ: Thôi đi, đừng có mà vi tính nữa!

hay Mày lên con @ này bao giờ thế?(Báo Hoa học trò, số 356, tr. 13,

26). Ở trong các câu nói trên, thuật ngữ vi tính, @ (a còng) đã bị thông

thường hóa nghĩa thuật ngữ của mình, có nghĩa mới là kẻ tự cao, huênh

hoang, và tên một loại xe máy đang thịnh hành. Đó chính là sự biểu hiện

102

rõ ràng của quy luật chung chuyển hóa xâm nhập lẫn nhau giữa thuật

ngữ và từ ngữ đời sống trong lĩnh vực tin học – viễn thông.

3.2.1.3. Nội dung biểu đạt của các thuật ngữ tin học – viễn thông.

Phân tích nội dung biểu đạt của các thuật ngữ tin học – viễn thông

tiếng Anh/Mỹ, chúng tôi thấy có thể chia chúng ra thành hai loại: Một loại,

mang nội dung cơ bản, gọi tên các khái niệm về các hiện tượng, sự vật, quá

trình,… nền tảng của khoa học thông tin và công nghệ viễn thông. Chúng

tôi gọi chúng là các thuật ngữ sơ cấp. Các thuật ngữ này chính là thuật ngữ

thuộc thế hệ đầu tiên, đóng vai trò hạt nhân từ đó tạo ra các thế hệ thuật

ngữ thứ hai, thứ ba,… chúng tôi gọi loại thuật ngữ thứ hai này là các thuật

ngữ thứ cấp. Loại thuật ngữ thứ hai này có nhiệm vụ mô tả đặc điểm, tính

chất, thuộc tính cơ bản,… của những khái niệm về các sự vật, hiện tượng,…

được loại thuật ngữ thứ nhất định danh một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn,

hay có liên quan logic đến các thuật ngữ loại một, chúng có tính khu biệt

cao. Về hình thức ngôn ngữ, các thuật ngữ sơ cấp thường có hình thức ngắn

gọn – là các từ, còn các thuật ngữ thứ cấp thường dài hơn và là các ngữ

định danh.

Các thuật ngữ mới được tạo ra dựa trên các mối quan hệ ngữ nghĩa

và thông qua việc lựa chọn đặc trưng làm cơ sở định danh cho chúng. Đối

với thuật ngữ tin học – viễn thông các mối quan hệ ngữ nghĩa đó được hệ

thống lại như sau.

Bảng 8 – Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở

tạo thành thuật ngữ mới trong tin học – viễn thông.

ST

T

Các kiểu quan hệ

Ví dụ

1

Nguyên nhân – kết quả

2

Chất liệu – sản phẩm

3

4

Chất liệu – trạng thái

Chất liệu – thuộc tính

5

Quá trình – sản phẩm

nhiễu do tạp âm, nhiễu do búp sau, sự

khúc xạ do lăng kính

thép khung máy, chất cách điện dùng cho

chip

sắt non, tinh thể lỏng, thuỷ tinh dòn

chất dẫn điện, vật liệu siêu thuận từ, sứ

cách điện

lập trình, thiết kế mạng máy tính

103

6

Quá trình – thiết bị

7

Quá trình – phương thức

8

Quá trình – đối tượng

9

Đối tượng – đại lượng đo

lường

Đối tượng – sự cản trở/chất

kháng

Đối tượng – vật bao chứa

Đối tượng – chất liệu/vật

liệu

Đối tượng – chất lượng

10

11

12

13

14

15

16

17

điều hành nhờ máy tính, thăm dò bằng

rađa,

sự tái hợp khối, sự thu trực tiếp, sự quét

hình quạt

sự nhận dạng ký tự quang, sự dịch chuyển

hạt mang, sự va chạm âm thanh

cường độ ánh sáng, dung lượng bộ nhớ,

hiệu điện thế

điện trở, từ trở, điện áp đánh thủng

cầu chì hộp, ổ đĩa, ổ băng

sợi quang, sợi thạch anh, điốt laze phun,

catốt phủ bari, anten ferit

hình ảnh siêu mịn, âm thanh nổi, màn

hình phẳng

Đối tượng – quá trình vận bit khoan, rơle truyền động, hệ điều hành,

hành/thao tác

bộ xử lý, đèn lái tia

Đối tượng – đặc điểm/thuộc

sự tụt áp thuần trở, bàn phím không

tính

phím, khóa loại nút ẩn, nam châm vĩnh

cửu

Đối tượng – hình thức/dạng động cơ lồng sóc, anten chảo, nam châm

hình móng ngựa, máy tính bảng viết

Hoạt động – địa điểm

truyền hình qua vệ tinh, hội thảo từ xa, sự

truyền lan ở tầng điện ly

3.2.2. Cách thức biểu thị của thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng

Việt

3.2.2.1. Các nhóm biểu thị cơ bản của thuật ngữ tin học – viễn

thông tiếng Việt.

Xét về cách thức biểu thị của thuật ngữ ta có thể chia thuật ngữ tin

học – viễn thông ra thành các nhóm như sau:

– Thứ nhất, theo mối liên hệ giữa cấu trúc bên ngoài và ý nghĩa

của thuật ngữ (theo tính có lý do);

– Thứ hai, theo dấu hiệu đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở cho sự

định danh (theo hình thái bên trong) của thuật ngữ;

104

– Thứ ba, theo mức độ hòa kết thành một khối, hay có thể phân

tách thành từng bộ phận của tên gọi.

Dưới đây là những khảo sát cụ thể trong từng nhóm thuật ngữ trên

về cách thức biểu thị nội dung.

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, đối với thuật ngữ tin học viễn thông, những tên gọi có tính lý do chiếm đa số, còn những tên gọi

không rõ tính lý do hầu như rất ít. Chúng chỉ chiếm khoảng 5,87%

(1476/25000 đơn vị thuật ngữ) và phần lớn là các từ đơn tiết (5,83%) và

một số rất ít các từ láy (0,04%). Ví dụ: máy, tính, rắn, lỏng, truyền, dẫn,

nhập, xuất, xung, hồi, lưu, nhấp, lật, khảy,…

Về độ hòa kết và phân tích của thuật ngữ tin học – viễn thông có

thể nói rằng chúng có độ phân tích cao. Trong tuyệt đại đa số thuật ngữ

tin học – viễn thông tiếng Việt có hình thức là từ ghép hoặc ngữ định

danh thì chỉ có một số được cấu tạo từ yếu tố thuần Việt, còn chủ yếu là

các yếu tố Hán – Việt. Số lượng các yếu tố thuần Việt tham gia vào cấu

tạo thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng Việt chiếm 11,45% (448/3909

thành tố được khảo sát); trong khi số lượng các thành tố Hán – Việt

chiếm tới 68,74% (2678/3909 thành tố được khảo sát); số còn lại là các

thành tố Ấn – Âu (19,81%). Các thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng Việt

là từ đơn chiếm 5,83% tổng số đơn vị thuật ngữ được khảo sát; các thuật

ngữ là từ láy chỉ chiếm 0,04%; các thuật ngữ là từ ghép chiếm 19,21%;

còn lại 74,92% thuộc về các thuật ngữ là ngữ định danh. Chúng đều có

thể phân tích dễ dàng theo các thành tố trực tiếp.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng các thuật ngữ tin học – viễn thông

tiếng Việt có đặc điểm điển hình là tính có lý do và tách biệt được về

thành phần cấu tạo. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các thuật ngữ

tin học – viễn thông tiếng Việt theo hình thái bên trong của chúng nhằm

mục đích rút ra các đặc trưng quan trọng thường được lựa chọn để làm

cơ sở định danh của các thuật ngữ này.

105

Để xem xét các dấu hiệu làm cơ sở định danh của thuật ngữ tin

học – viễn thông, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có thể phân chia các

thuật ngữ này thành những phạm trù nội dung ngữ nghĩa chính như sau:

(1) Các chủ thể hoạt động trong tin học – viễn thông

(2) Các quá trình, hoạt động xảy ra trong tin học – viễn thông

(3) Các sự vật là đối tượng của các hoạt động, quá trình trong

tinhọc – viễn thông

(4) Các hiện tượng thường xảy ra trong tin học – viễn thông

(5) Các thiết bị dùng trong tin học – viễn thông

(6) Các đại lượng, các đơn vị dùng trong tin học – viễn thông

Các thuật ngữ thuộc về từng phạm trù đã nêu đều có những đặc

trưng khá phổ biến được chọn làm cơ sở định danh. Chúng ta hãy phân

tích cụ thể từng phạm trù.

3.2.2.2. Các thuật ngữ chỉ các chủ thể hoạt động trong tin học viễn thông

Qua tư liệu khảo sát, có thể nhận thấy rằng, các chủ thể hoạt động

trong tin học – viễn thông là những người phụ trách hoặc hoạt động

trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như: lập trình viên,

nhân viên bảo trì, người quản trị mạng, nhà cung cấp phần mềm,… Mô

hình cấu tạo của những thuật ngữ chỉ các chủ thể hoạt động trong tin học

– viễn thông là:

a. Chủ thể (người hoạt động) + chức năng/nhiệm vụ

Ví dụ: nhân viên/ bảo trì, nhà/ phân phối, người/ sử dụng, người/

thuê bao, nhà/ sản xuất máy tính, nhà/ cung cấp dịch vụ thông tin, kẻ/

đột nhập,…

b. Chức năng/nhiệm vụ + chủ thể (người hoạt động)/viên

Ví dụ: lập trình/ viên, quản trị/ viên, thảo chương phân tích/ viên,

điện báo/ viên, phát thanh/ viên, kỹ thuật/ viên,…

c. Chủ thể + chức năng/nhiệm vụ + lĩnh vực hoạt động

106

Ví dụ: người/ dùng/ đầu cuối, nhân viên/ bảo trì/ phần cứng,

chuyên gia/ phát triển/ phần mềm, nhà/ phân phối/ máy tính IBM, nhân

viên/ quản trị/ mạng, nhân viên/ trực/ tổng đài,…

Số lượng thuật ngữ chỉ các chủ thể của các hoạt động trong tin

học – viễn thông không nhiều, qua khảo sát chỉ có chưa đầy 100 đơn vị

thuật ngữ, trong đó thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình (a) và (b) chiếm

118,5% (21/ 88) tổng đơn vị thuật ngữ được khảo sát.

3.2.2.3. Các thuật ngữ chỉ các quá trình, hoạt động xảy ra trong tin

học – viễn thông

Đây là những thuật ngữ gọi tên, thậm chí mô tả ngắn gọn các quá

trình của các hoạt động xảy ra trong công nghệ thông tin, viễn thông. Đặc

trưng định danh chủ yếu của nhóm thuật ngữ này là thuộc tính/đặc điểm

hoạt động, phương thức hoạt động, trạng thái, sản phẩm tạo thành, địa

điểm,… của các quá trình và hoạt động. Các thuật ngữ tin học – viễn thông

thuộc phạm trù này được cấu tạo theo các mô hình khá phổ biến sau đây:

a. Quá trình/hoạt động + thuộc tính/đặc điểm

Ví dụ:

in/ phụ: Là việc in một văn bản trong khi đang làm một việc khác

trên máy tính.

xử lý/ phụ: là một thao tác của máy tính xảy ra mà không có sự can

thiệp của người sử dụng.

truy tìm/ bất chợt, truy tìm/ không theo thủ tục, sự thích nghi/ trực

tiếp, sự tiếp xúc/ cố định, sự suy giảm/ cân bằng, quá trình/ quét tự động,…

b. Quá trình/hoạt động + đối tượng

Ví dụ:

truyền thông dữ liệu: Là quá trình di chuyển, hay chuyển đổi thông

tin giữa các máy tính.

sự chuyển mạch thông báo: Quá trình xử lý tiếp nhận một thông báo,

lưu trữ và gửi đến nơi nhận mà không làm thay đổi nội dung của thông báo.

107

sự truyền/ file, sự đẩy/ giấy, sự phân đoạn/ bộ nhớ, sự điều chỉnh/ vị

trí, việc thử nghiệm/ sương muối, việc thực hiện/ nối dây, quá trình phục

hồi/ từ, quá trình xử lý /thông tin,…

c. Quá trình/hoạt động + đối tượng + phương thức

Ví dụ: sự cảm nhận/ ký tự/ bằng ánh sáng; việc tạo/ dấu nối/ tự

động, quá trình quay/ số/ trực tiếp đến,…

d. Quá trình/hoạt động + phương thức

Ví dụ: việc bù/ bằng pha vượt trước, sự quét/ bằng tia quét, sự quét/

xen kẽ dòng lẻ, sự bẫy/ cộng hưởng, sự cộng hưởng/ hồi chuyển,…

e. Đối tượng + quá trình/hoạt động

Ví dụ: quang/dẫn, từ/ kháng, trở/ kháng, ion/ hóa, điện/ cảm…

Các thuật ngữ này được cấu tạo nhờ các thành tố Hán – Việt đứng

cuối thuật ngữ như: dẫn, kháng, hóa, cảm,… và số lượng của chúng rất ít.

g. Quá trình/hoạt động + hướng/khoảng cách hoạt động

Ví dụ:

tải/ lên, tải/ xuống: Là chuyển đổi thông tin từ một máy tính này

sang một máy tính khác, hay thiết bị khác.

hội nghị/ viễn đàm, truyền hình/ xuyên đại dương, hội thảo/ từ xa,

làm việc/ từ xa,…

h. Quá trình/hoạt động + địa điểm

Ví dụ: truyền tin/ qua tầng điện ly, sự truyền/ trong không gian tự

do, sự truyền/ qua biển,…

Các thuật ngữ này có thường dùng các yếu tố đứng đầu là “sự”,

“việc”, “quá trình”,…

Đây cũng là một nhóm thuật ngữ tương đối phổ biến trong tin học

– viễn thông, chiếm khoảng 14,0% (3500/25000) tổng số thuật ngữ được

khảo sát. Các thuật ngữ dùng đặc trưng thuộc tính/đặc điểm làm cơ sở

định danh có số lượng nhiều hơn cả (40,23%), ít nhất là các thuật ngữ

lấy hướng, khoảng cách, địa điểm hoạt động làm đặc trưng cơ sở để định

108

Source: https://mix166.vn
Category: Thuật Ngữ

Xổ số miền Bắc