Tắc lệ đạo và cách xử trí

Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người, nhất là hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường gặp nhất là tắc lệ đạo.

Vì sao lệ đạo bị tắc?
Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới.
Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ. Tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức…, nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Do hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo là không thấy nguyên nhân rõ rệt nên cũng không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nào.

[Trung Tâm Điện Thoại SPT]

Tắc lệ đạo và cách xử trí

CỨU HỘ XE MÁY – XE MOTO PKL 24/24 – TOÀN QUỐC | ZuttoRide Vietnam

Hình ảnh lệ đạo bị tắc

Ai cũng có thể mắc bệnh
Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Trẻ sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng) cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần.
Các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang hoặc sau các phẫu thuật ở xoang hàm. Những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc có thể gây nên chít hẹp lệ đạo. Tắc lệ đạo gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

Những biến chứng gặp phải
Khi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.

Cần phác đồ điều trị thích hợp
Khi có các triệu chứng tắc lệ đạo, bạn cần phải gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và điều trị. Tùy theo nguyên nhân tắc lệ đạo, tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ có các biện pháp điều trị thích hợp.
Tắc lệ đạo bẩm sinh: khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt. Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Đa số các trường hợp lệ đạo sẽ thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này. Đến khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sĩ có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông tốt xuống mũi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng tuổi để thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, sau 1 năm tuổi thì kết quả điều trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới.
Tắc lệ đạo mắc phải: với các trường hợp này, bơm thông lệ đạo hầu như không có kết quả. Để phục hồi khả năng dẫn nước mắt, bệnh nhân thường được phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật nối thông lệ – mũi này, các bác sĩ có thể đặt ống silicon để giúp cho quá trình tạo đường thông mới dễ dàng hơn. Phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, đồng thời hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Nếu không thể mổ tạo đường thông được, có thể mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp-xe túi lệ. Tuy nhiên, sau khi cắt túi lệ, bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời.

0311427563 – CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TIN HỌC SIÊU TỐC ? hosocongty.vn

Nên hạn chế thấp nhất rủi ro mắc bệnh
Đến nay không có biện pháp gì để phòng tắc lệ đạo bẩm sinh. Với các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này.
Điều trị sớm và triệt để những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng góp phần hạn chế tắc lệ đạo.

(Nguồn: Sưu tầm)[BIDV SmartBanking]

Tắc ống lệ mũi có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Nguyên nhân tắc lệ đạo bẩm sinh bẩm sinh là sự phát triển không đầy đủ của bất kỳ phần nào của ống dẫn nước mũi. Thông thường, một màng ở đầu xa của ống lệ mũi vẫn tồn tại. Có thể chảy nước mắt và xuất tiết mủ biểu hiện như viêm kết mạc mãn tính, thường bắt đầu từ sau 2 tuần tuổi (thường từ 3 đến 12 tuần).

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn ống lệ mũi. Nguyên nhân thường gặp nhất là tắc ống lệ mũi tuổi già. Các nguyên nhân khác bao gồm gãy xương mũi hoặc mặt và phẫu thuật xoang, gây hỏng ống lệ mũi; các bệnh viêm (ví dụ, sarcoidosis, u hạt với viêm đa mạch [trước đây là u hạt Wegener]); u (ví dụ, khối u xoang hàm và xoang sàng); và sỏi túi lệ.

Nguyên nhân gây hẹp lỗ lệ hay lệ quản gồm viêm kết mạc mãn tính (đặc biệt là do herpes simplex), một số loại hóa trị liệu, phản ứng phụ đối với thuốc nhỏ mắt (đặc biệt là echothiophate iodide) và phóng xạ.

Tắc lệ đạo và cách xử trí phác đồ điều trị thích hợp

Tắc lệ đạo và cách xử trí phác đồ điều trị thích hợp

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán thường dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng. Đôi khi các bác sĩ nhãn khoa thăm dò và bơm thông lệ đạo bằng nước muối, có hoặc không có fluorescein. Phụt ngược cho thấy tắc

Điều trị

  • Day túi lệ hoặc phẫu thuật

  • Điều trị bệnh nền

Tắc ống lệ mũi bẩm sinh thường tự khỏi sau khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi; trước 1 năm, day túi lệ 4-5 lần / ngày có thể làm đỡ tắc. Sau 1 tuổi, có thể cần thông ống lệ mũi, thường là gây mê toàn thân; nếu tắc tái phát, có thể đặt tạm thời một ống silicone.

Trong tắc ống lệ mũi mắc phải cần điều trị bệnh nền khi có thể. Nếu không thể điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, có thể tiến hành phẫu thuật nối thông lệ mũi.

Nong thường hiệu quả nếu có hẹp lỗ lệ hoặc lệ quản. Nếu hẹp lệ quản nặng và gây khó chịu, cân nhắc thủ thuật nối thông kết mạc – túi lệ – khoang mũi để đặt một ống bằng thủy tinh borosilicate giãn nở nhiệt thấp (ống Jones) dẫn từ mào lệ vào trong khoang mũi.

Những điểm chính

  • Tắc lệ đạo là bẩm sinh hoặc mắc phải.

  • Triệu chứng bao gồm chảy nước mắt quá mức.

  • Hiện tượng trào ngược nước muối hoặc fluorecein khi bơm thông lệ đạo có thể giúp chẩn đoán xác định.

  • Trong tắc lệ đạo bẩm sinh, các triệu chứng thường cải thiện sau 9 tháng; day túi lệ có thể giúp đỡ tắc.

  • Trong tắc lệ đạo mắc phải, cần điều trị bệnh nền.

  • Đối với cả những trường hợp mắc bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh và mắc phải, phẫu thuật có thể cần thiết nếu các triệu chứng vẫn còn.

Xổ số miền Bắc