sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2017 môn ngữ văn THCS – Tài liệu text

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

PHÒNG GD& ĐT THỌ XUÂN

Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học

năm học 0969756783

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THCS XUÂN QUANG

Tên dự án dự thi:

[external_link_head]

MÔ HÌNH PHÒNG HỖ TRƠ

HỌC TẬP Ở TRƯỜNG THCS

Lĩnh vực dự thi: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

Tác giả: Lê Công Kiên

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 11/ 2015

MỤC LỤC

Trang

Mục lục

1

Lời cảm ơn

2

I.

Tóm tắt nội dung dự án

3

[external_link offset=1]

II.

Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu

6

III.

Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu

6

IV.

Phương pháp nghiên cứu

7

V.

Kết quả nghiên cứu

11

VI.

Kết quả và thảo luận

12

VII. Kết luận

Tài liệu tham khảo

12

12

LỜI CẢM ƠN

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học là nơi để học sinh trung

học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo

dục giữa các địa phương và là nơi mà mỗi học sinh có thể phát triển năng lực của

mình vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn là sân chơi bổ ích, lý thú và rất

có ý nghĩa. Đến với cuộc thi em được bày tỏ ý tưởng của mình được thầy cô giúp đỡ,

chỉ bảo để ý tưởng trở thành dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Em xin chân thành cảm ơn Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân, Ban giám hiệu

nhà trường, các thầy cô giáo, các bạn cùng lớp đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên

cứu và hoàn thành dự án và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Hoàng Thị

Thanh Hương đã tận tụy giúp đỡ em từng bước trong quá trình thực hiện dự án ” Mô

hình phòng hỗ trợ học tập ở trường THCS”.

Trong suốt hơn 1 năm thực hiện dự án là khoảng thời gian khá dài, từ việc tìm

hiểu thực tế, lên kế hoạch và thực thi dự án em còn bở ngỡ, kiến thức còn hạn chế. Do

vậy, không tránh khỏi những thiếu xót là điều chắc chắn, em rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp quý báu từ Ban Giám khảo để dự án của em được hoàn

thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

I. TÊN ĐỀ TÀI:

[external_link offset=2]

“MÔ HÌNH PHÒNG HỖ TRƠ HỌC TẬP Ở TRƯỜNG THCS”

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

II. TÁC GIẢ:

Học sinh: Lê Công Kiên

Lớp 9A- Trường THCS Xuân Quang – Thọ Xuân – Thanh Hóa.

III. NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Hương

Giáo viên Toán- Tổ Tự nhiên – Trường THCS Xuân Quang – Thọ Xuân – Thanh Hóa.

IV. NÔI DUNG :

1. Ý tưởng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu đề tài:

1.1. Ý tưởng nghiên cứu đề tài:

Trong những giai đoạn phát triển của con người lứa tuổi thanh thiếu niên có một

vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là

thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau.

Hiện nay ở các trường THCS học sinh gặp không ít những khó khăn trong các

môn học, về cách học, tâm lý cá nhân, quan hệ, những vướng mắc rắc rối do lứa tuổi

học đường ,cũng như định hướng cuộc sống….. đây còn được gọi là lứa tuổi bùng nổ

về tâm lý thể chất và các mối quan hệ xã hội. Trong vài năm trở lại đây hiện tượng

bạo lực học đường, tình trạng học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội càng đa dạng,

nhiều hình thức. Vì vậy các em cần được sự hỗ trợ và chăm sóc một cách tốt nhất

Ai sẽ là người giúp đỡ tháo gỡ những thắc mắc, rắc rối cho các em. Đây chính là câu

hỏi mà em một học sinh trong cuộc đang cần một lời giải đáp. Trăn trở, suy nghĩ ấp ủ

trong lòng em mang ý tưởng tâm sự cùng cô giáo được cô chia sẻ động viên em thấy

mình cần có hành động để tạo một môi trường giúp các vấn đề học đường đi đúng

hướng và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Từ thực tiễn với sự hiểu biết của mình

cùng hướng dẫn của cô giáo đề tài nghiên cứu khoa học: ” Mô hình phòng hỗ trợ học

tập ở trường THCS” hy vọng góp phần nhỏ vào sự phát triển của giáo dục

1.2. Mục tiêu, kết quả mong đợi.

Mục tiêu mà đề tài cần hướng tới: Tạo cho học sinh có được môi trường học tập và

sinh hoạt hoàn thiện nhất mà cụ thể là trang bị kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tâm

lý ứng phó với những tác động tiêu cực từ môi trường và bên cạnh đó giúp giải quyết

những khó khăn vướng mắc mà học sinh gặp phải.

2. Cơ sở thực tế, cơ sở khoa học của đề tài.

Để nghiên cứu giải quyết vấn đề trên đề tài dựa trên các cơ sở:

2.1. Cơ sở thực tế của đề tài

– Trên cơ sở thực tế hiện nay tại các trường THCS học sinh gặp không ít khó khăn,

vướng mắc về học tập về tâm lý thường xuyên mà các em chưa có người hướng dẫn

hoặc chỉ đường để tháo gỡ. Có một số trường cũng có hoạt động này nhưng còn mờ

nhạt và chưa thường xuyên.

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

– Đề tài nghiên cứu dựa trên quy luật phát triển tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:

3.1. Phương pháp thực nghiệm:

– Phương pháp nghiên cứu đề tài:

* Phương pháp thực nghiệm:

+ Tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động các trường học trên địa bàn huyện:

+ Phân tích cụ thể hoạt động các trường để rút ra mô hình phòng hỗ trợ học tập.

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Nghiên cứu lĩnh vực hỗ trợ học tập.

+ Nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học đường THCS.

+ Tổng hợp phân tích tìm giải pháp tối ưu cho hoạt động của mô hình.

4. Quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài:

4.1 Thời gian địa điểm thực hiện đề tài:

* Thời gian : Từ 1/7/2014 đến tháng 30/9/2015

* Địa điểm: Trường THCS Xuân Quang.

4.2 Kế hoạch thực hiện đề tài:

Thời gian

Nội dung công việc

1/7/ 2014 đến 1/8/2014

Lựa chọn ý tưởng dự án

1/8/ 2014 đến 30/9/2014

Tìm hiểu thực tiễn hoạt động ở một số trường học

1/10/2014 đến 1/8/2015

Phân tích thực tiễn để đưa ra nội dung mô hình

1/8/2015 đến 1/9/2015

Tóm tắt dự án

1/9/2015 đến 30/9/2015

Hoàn thiện báo cáo dự án

4.3 Từ phân tích tình hình thực tế cụ thể hoạt động các trường đưa ra mô hình

phòng hỗ trợ học tập như sau :

* Mục tiêu phòng hỗ trợ học tập ở trường THCS gồm:

+ Hỗ trợ học sinh học tập ở các môn học

+ Tư vấn tâm lý học đường THCS

+ Tư vấn phụ huynh

*Quy trình thực hiện dự án:

a/ Tóm tắt quy trình:

Bước 1: Tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động hỗ trợ học tập tại các trường học trên địa

bàn huyện( gồm các trường THCS trên địa bàn thị trấn, vùng lân cận và vùng xa thị

trấn)

Bước 2: Cấu tạo và hoạt động mô hình .

Bước 3: Thử nghiệm và hoàn thiện mô hình.

b/ Thực hiện quy trình:

Bước 1: Tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động hỗ trợ học tập tại các trường học

trên địa bàn huyện( gồm các trường THCS trên địa bàn thị trấn, vùng lân cận và

vùng xa thị trấn)

* Thực trạng đời sống tâm lý học sinh:

Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức

tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp trung học nói riêng đang có

những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những

khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…

nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc :

nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây

án mạng.

* Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường học:

Nhìn chung ở các trường đã có hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh dưới các hình

thức khác nhau tuy nhiên những hoạt động này chưa được sâu chuỗi còn mờ nhạt và

hoạt động chưa thực sự hiệu quả:

– Hoạt động hỗ trợ học tập các môn học: còn rời rạc chưa thống nhất thành quy định

– Hoạt động hỗ trợ tâm lý chưa thường xuyên và có bài bản chỉ có sự hỗ trợ khi tâm lý

học sinh bùng phát, chưa có hoạt động ngăn ngừa, tìm hiểu ngăn chặn, học sinh chưa

tìm đến để được hỗ trợ tâm lý.

Bước 2: Cấu tạo và hoạt động mô hình .

a. Cơ sở vật chất của phòng hỗ trợ học tập ở trường THCS gồm:

+ Vị trí phòng : Đặt ở vị trí thuận lợi của nhà trường cùng với hệ thống phòng chức

năng

+ Thiết bị trong phòng:

– Bàn ghế được kê phù hợp với công tác hỗ trợ và tư vấn

– Phòng có máy tính đuợc kết nối Internet

– Trang trí phòng theo chủ điểm của tháng

b. Tổ chức:

– Trưởng phòng: Hiệu trưởng

– Phó phòng: phó hiệu trưởng

– Nhân viên: Đội ngũ giáo viên nhà trường có uy tín

– Cộng tác viên: học sinh giỏi, cán sự các lớp có năng lực

c. Hoạt động của mô hình:

* Hỗ trợ học sinh học tập ở các môn học:

– Trợ giúp học sinh các thắc mắc ở các môn học hàng ngày qua 2 hình thức: trực tiếp

và qua phiếu (Hoạt động này được thực hiện bởi các thầy cô giáo và cộng tác viên)

– Tổ chức các tiết hỗ trợ, tư vấn học sinh về phương pháp học tập các môn học

– Tư vấn cho học sinh giỏi phương pháp học tập hiệu quả.

– Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm học tập của học sinh.

– Tư vấn ôn tập cho học sinh lớp 9 thi vào 10

– Hỗ trợ học sinh yếu kém các môn học

…….

Hoạt động này được thực hiện bởi các thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong

giáo dục và cộng tác viên là những học sinh giỏi.

* Tư vấn tâm lý học đường THCS:

– Chuẩn bị hành trang cho học sinh đầu cấp lớp 6:

+ Tổ chức cho học sinh hòa nhập cùng các hoạt động nhà trường

+ Giới thiệu về trường: Giới thiệu CSVC, truyền thồng nhà trường

+ Giới thiệu về chương trình giáo dục THCS và phương pháp học tập khi chuyển cấp

– Tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 8,9 về tình bạn, tình yêu

– Tư vấn tình huống tâm lý mà học sinh gặp phải (bởi đây là thời điểm học sinh có

những thay đổi về cơ thể và tính cách)

– Tư vấn về môi trường học đường lành mạnh, không bạo lực



* Tư vấn phụ huynh

– Tư vấn cách giám sát, quản lý tự học ở nhà

– Tư vấn những bất đồng mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh

– …

Quy trình một cuộc tư vấn:

1/ Nhận diện vấn đề

Lập tổ hỗ trợ học sinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà trường với các thành phần

gồm ban giám hiệu, cán bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm, trưởng ban phụ huynh và

đội ngũ cán bộ tâm lý học đường.

Nhiệm vụ của tổ hỗ trợ học sinh là nhận diện nhu cầu của học sinh, giáo viên và phụ

huynh học sinh đối với các hoạt động hỗ trợ tâm lý. Hàng năm vào đầu năm học, tổ hỗ

trợ triển khai lấy phiếu đánh giá nhu cầu được tham vấn, hỗ trợ tâm lý từ tất cả các lớp

trong nhà trường. Qua đó lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động phòng ngừa, tọa

đàm, tham vấn tâm lý cho cả năm học.

2/ Phân tích vấn đề

Thông qua những thông tin thu được từ các phiếu nhu cầu, cũng như thông tin trực

tiếp từ những giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ tâm lý nghiên cứu các trường hợp

cụ thể để lên kế hoạch tác động.

Đối với các hoạt động phòng ngừa

Trên cơ sở thông tin thu được đầu năm, phòng tâm lý xây dựng kế hoạch hoạt động

cho cả năm học đối với từng khối lớp sao cho các hoạt động phù hợp với nhu cầu, lứa

tuổi và tính chất học tập.

Đối với các hoạt động can thiệp

Với những trường hợp học sinh có nhu cầu tự tìm đến, cán bộ tâm lý trên cơ sở hồ sơ

tâm lý đã lưu kết hợp với các phương pháp trò chuyện, trao đổi để phát hiện những

vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh, qua đó lên kế hoạch tác động hoặc hỗ trợ.

Tương tự như vậy, đối với những học sinh được giáo viên chủ nhiệm đưa xuống, văn

phòng sẽ tiếp nhận và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề của học sinh. Những thông

tin này được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ tâm lý. Đối với những tình huống quen

thuộc, cán bộ tâm lý có thể thực hiện ngay các biện pháp tác động. Trong trường hợp

vấn để của học sinh phức tạp, cán bộ tâm lý sẽ phải ghi chép đầy đủ thông tin để đưa

ra hội đồng chuyên môn trước khi can thiệp.

3/ Các hoạt động can thiệp

Tại bước này, phòng áp dụng mô hình can thiệp 3 bậc gồm các nội dung sau:

a. Can thiệp phổ quát: Thiết lập nền tảng can thiệp toàn trường cho tất cả học sinh.

Chú trọng nhiều đến can thiệp phòng ngừa với các nhóm học sinh theo từng cấp học

đặc biệt đi với học sinh khối 6 sẽ chú trọng cung cấp kiến thức về những thay đổi về

cơ thể và tinh thần khi đến tuổi dậy thì; với học sinh khối 7,8,9 tập trung vào các hoạt

động tọa đàm, các khóa tập huấn kỹ năng về phòng trách các tệ nạn xã hội; sử dụng

chất kích thích; lạm dụng các trò chơi nguy hiểm đến tính mạng, tâm sinh lý và tình

bạn, tình yêu…

b. Can thiệp trung tâm: Can thiệp sớm cho một số học sinh.

Với một số học sinh có một vài biểu hiện của các vấn đề về hành vi và tâm lý như lo

âu căng thẳng… sẽ được can thiệp theo nhóm hoặc cá nhân thông qua các hoạt động

thay đổi hành vi, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc….

c. Tập trung sâu: Can thiệp sâu cho một số học sinh.

Với học sinh gặp phải những khó khăn tâm lý ở mức độ nặng, văn phòng tập trung

can thiệp nhiều cả về mặt thời gian và mức độ tác động. Các em được can thiệp cá

nhân với nhà tham vấn 1 tuần 1 lần và làm liên tục hơn 10 buổi. Trong một số trường

hợp tác động của cán bộ tâm lý không khả quan, văn phòng sẽ liên hệ với các cơ sở y

tế chuyên ngành để kịp thời can thiệp.

4/ Xây dựng các chiến lược củng cố và phòng ngừa sớm

a. Các biện pháp giáo dục đối với học sinh.

Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và kỹ năng xã hội được chú ý với học sinh toàn

trường và chú ý mức độ thường xuyên thực hiện và có sự đánh giá.

Vấn đề bạo lực đang ngày càng gia tăng tại trường học vì vậy các nhà tham vấn chú ý

hỗ trợ trong các chương trình giảm bạo lực và kiểm soát giận dữ đối với học sinh.

Điều này phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn đồng lứa hỗ trợ hòa giải, giảm

thành kiến và gia tăng hợp tác với các học sinh.

Giáo dục luật pháp và phòng ngừa tội phạm, phòng chống băng đảng hoặc kết bè

băng đảng trong trường học cũng như ngoài cộng đồng. Giáo dục thanh thiếu niên về

bạo lực trong các buổi hò hẹn, bạo lực trong gia đình và tấn công tình dục.

b. Các biện pháp giáo dục từ gia đình.

Tập huấn các kỹ năng làm cha mẹ cho các bậc cha mẹ giúp học có kiến thức và kỹ

năng trong việc giáo dục con cái. Giúp phụ huynh lập ra và truyền đạt các tiêu chí về

hành vi rõ ràng cho con cái qua hành động và lời nói để con cái thực hiện.

Tổ chức các buổi tập huấn giúp phụ huynh cải thiện các biện pháp kiểm soát và kỷ

luật con cái mà không cần đến các giải pháp về bạo lực như đánh đập và mắng trẻ.

Giúp phụ huynh nêu gương cho con cái noi theo.

Việc thông báo kết quả tư vấn cho phụ huynh học sinh là một việc làm cần thiết và

mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của mô hình can thiệp. Qua thực

tế, chúng tôi nhận thấy nếu phụ huynh học sinh biết được những khó khăn tâm lý mà

con em mình mắc phải thì chính họ sẽ là người động viên, hỗ trợ con em mình vượt

qua những khó khăn tâm lý đó một cách có hiệu quả và bền vững

c. Các biện pháp giáo dục từ môi trường sư phạm.

Xây dựng văn hóa học đường với các giá trị và chuẩn mực thống nhất và phù hợp

với lứa tuổi, văn hóa truyền thống và các quy định chung của nhà trường. Nhất quán

trong khen thưởng và trừng phạt đối với học sinh. Tập huấn các kỹ năng quản lý lớp

học cho giáo viên, huấn luyện can thiệp phi bạo lực cho giáo viên và nhân viên nhà

trường. Dùng phương pháp giám sát tự nhiên đối với học sinh và giáo viên.

Sự phối hợp chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên, đặc biệt là

giáo viên chủ nhiệm lớp có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tư

vấn cho học sinh. Chính thầy cô giáo là người có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học

sinh có tham gia hoạt động tư vấn hay không.

Bước 3: Thử nghiệm và hoàn thiện mô hình.

“Mô hình phòng hỗ trợ học tập ở trường THCS” đã thử nghiệm tại trường THCS

Xuân Quang và cho hiệu quả như mục tiêu đề ra.

5. Kết quả và thảo luận:

“Mô hình phòng hỗ trợ học tập ở trường THCS” có thực hiện ở tất cả các trường

THCS bởi vì:

– Tính hiệu quả mang lại rất lớn cho mỗi trường học THCS

– Cơ sở vật chất đơn giản dễ có ở mỗi trường.

– Nguồn tổ chức sẵn có ở các trường: Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh nòng cốt.

– Quá trình hoạt động được đi đôi cùng hoạt động học tập của nhà trường.

Bên cạnh đó dự án không tránh khỏi thiếu xót mong được hội đồng giám khảo

góp ý để hoàn thiện hơn.

6. Kết luận:

– Mô hình mang lại cho học sinh những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và

phương pháp học đạt hiệu quả cho bản thân, là địa chỉ tin cậy trong việc giải quyết

những vướng mắc tâm lý của học sinh tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

V. Tài liệu tham khảo

Các trang mạng internet về tư vấn tâm lý học sinh.

Xuân Quang: ngày 27/10/2015

Tác giả tóm tắt

Lê Công Kiên [external_footer]

Xổ số miền Bắc