Quản lý nhà nước về văn hóa và những thông tin cần biết – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

1. Quản lý nhà nước về văn hóa là gì?

Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa có những đặc điểm gì?

Một là, chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước. Nhà nước Việt Nam được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến các địa phương, quyền quản lý được phân cấp: Cấp trung ương, cấp, cấp huyện, cấp xã.

Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nước cấp ấy là chủ thể quản lý. Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã thì ủy ban nhân dân xã là chủ thể quản lý nhà nước. Công chức làm công tác văn hóa – xã hội ở cấp xã có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn cấp xã.

Quản lý nhà nước về văn hóa và những thông tin cần biết

Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng

Hai là, khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa.

Văn hóa với tư cách là khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa cụ thể là: Các hoạt động văn hóa (trong đó có các dịch vụ văn hóa, hoạt động sáng tạo…) và các giá trị văn hóa (cụ thể là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể). Mặt khác, theo sự phân công trong hệ thống các cơ quan nhà nước các cấp, không phải toàn bộ hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý. Văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ… do cơ quan giáo dục, khoa học công nghệ quản lý.

Ba là, mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước văn hóa ở từng cấp, từng địa phương, từng hoạt động thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác định cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ và hoàn cảnh của địa phương.

Bốn là, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng có công cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy. Quản lý bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí của nhà quản lý.

Năm là, cách thức quản lý là “sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích” chứ không phải là việc làm có tính thời vụ, cũng không phải là sự thụ động của nhà quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý.

3. Tìm hiểu nội dung quản lý nhà nước về văn hóa

Hoạt động quản lý nhà nhước về băn hóa bao gồm những nội dung sau:

  • Hoạt động xây dựng, ban hành chính sách và những văn bản pháp luật văn hóa

Quản lý nhà nước về văn hóa và những thông tin cần biết

Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm 5 nội dung

Chính sách văn hóa được hiểu là tổng thể những nguyên tắc, thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa. Một số chính sách về quản lý văn hóa có thể kể đến : sáng tạo các giá trị văn hóa, hiện đại hóa kỹ thuật và phương thức sản xuất, bảo tồn và phát huy tài sản văn hóa, phát triển văn hóa cơ sở, giao lưu văn hóa quốc tế, đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hóa, nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hóa…

  • Hoạt động tổ chức thực hiện của bộ máy các cơ quan nhà nước về văn hóa

Cơ quản có chức năng quản lý nhà nước về văn hóa là Chính phủ, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng và chỉ đạo kế hoạch, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy, hướng dẫn, tuyên truyền, thẩm định, cấp giấy phép, giấy chứng nhận…

  • Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa

Đây được đánh giá là hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Trong xu hướng xã hội hóa hoạt động văn hóa như hiện nay, những tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Chỉ như vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý nhà nước về văn hóa đề ra.

Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp

https://credit-n.ru/calc.html

Xổ số miền Bắc