PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT. – Du lịch Đất Việt 365

     PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT là điểm đến du lịch đẹp, du khách đang mong muốn tìm đến một bầu không khí thanh bình, yên ả ngập bóng cây xanh. Không phải chen chúc những những khu phố ồn ào, nhộn nhịp xe cộ, đây là địa điểm lý tưởng để du khách “nghỉ ngơi” thực sự khi ghé thăm,cuộc sống nơi đây cứ bình lặng như thế. Phố Cổ Hội An nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần dung dị ở khu phố cổ Hội An nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, đi quên lối về…

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Giới thiệu đôi nét về phố cổ Hội An:

Mục lục bài viết

Phố cổ Hội An ở đâu.?

   Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách đi Tour Du Lịch Đà Nẵng Hội An.

Giá trị văn hóa nghệ thuật của phố cổ Hội An.

   Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

    Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Phố Cổ Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương…

Phố Cổ Hội An với những kiến trúc truyền thống:

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

    Phố Cổ Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.

Kiến trúc Phố Cổ Hội An.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

    Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở  Phố Cổ Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.

Mái ngói.

Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Ngắm toàn cảnh mái ngói Phố Cổ Hội An.

Đường phố.

Đường phố ở khu phố cổ Hội An được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Những quán nước ven đường Phố Cổ thân quen.

Di tích lịch sử tiêu biểu về Phố Cổ Hội An:

Chùa Cầu.

Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Nhà cổ Tấn Ký.

 Nhà cổ Tấn Ký Là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Nhà cổ Quân Thắng.

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Những ngôi nhà cổ ở Hội An.

Những đặc sản Phố Cổ Hội An không thể bỏ qua:

Trong chuyến du lịch tại Hội An, du khách có thể thoải mái lựa chọn món ăn vặt trong vô vàn các cửa hàng, gánh hàng rong trên phố. Nếu muốn thưởng thức món chè bắp, bánh đập, hến xào ngon nhất ở Hội An, bạn nên tới quán bánh đập Bà Già, trên vỉa hè phố Trần Phú…

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Nước mót rất tốt cho cơ thể.

Du khách cũng có thể thử món ăn ngon ở Hội An nổi tiếng như mì Quảng tại rất nhiều nơi dọc phố cổ như quán bà Minh, trong chợ Hội An hay đầu phố Trần Phú. Ngoài ra, Cao Lầu cũng được xem là món ăn đáng để thử khi đi du lịch Hội An. Màu vàng óng, ăn sần sật với ít nước dùng ngon, rau thơm, tóp mỡ rán giòn sẽ khiến nhiều thực khách hài lòng.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Những thức uống rất quen thuộc ở nơi đây.

Mì quảng Hội An.

Các món ăn chính như cơm gà Bà Buội, cô Nga, bánh mỳ Phượng hoặc Madame Khánh với đầy đủ thịt, giò, pa-te, rau sống và nước sốt thơm lừng sẽ khiến bạn phải “gật gù” với ấm thực Hội An.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Những nét đẹp về con người Hội An.

    Con người Hội An mộc mạc như chính cái tên của nó.  Phố Cổ Hội An điểm gặp gỡ yên bình. nói về con người nơi đây, người ta nhớ đến ngay nét dung dị trong lối sống gắn liền với những truyền thống lâu đời. Họ ăn không nhanh, nói không to và đi không vội, sống nhân tình thuần hậu, gần gũi với thiên nhiên.

Bản chất sống chậm thể hiện trong cách ứng xử giữa mình với mọi người, trong giao tiếp và trong mua bán. Phố cổ Hội An có cung bậc của nó mà không thể lẫn với bất cứ nơi đâu, con người Hội An cũng có những tiết tấu riêng của họ, luôn thay đổi nhưng không biến động. Đó là những khi ánh nắng bình minh đầu tiên rọi xuyên qua những bức tường màu vàng cũ kỹ, người dân dậy sớm tập thể dục, đi chợ, vừa đọc báo vừa nhâm nhi ly cà phê đắng; là những gánh hàng rong thong thả dạo bước và những tà áo dài trắng của nữ sinh đạp xe đến trường. Chậm rãi, mộc mạc, không bon chen và ồn ào, đó là cách người Hội An đón một ngày mới.

PHỐ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT.

Nét giản dị của con người Hội An không những được thể hiện qua sự trân trọng lối sống tao nhã thuần Việt mà còn là cách họ hưởng thụ cuộc sống với những thú vui bình dân. Việc đọc sách, đàn hát, thưởng trà ngắm trăng, chơi cây cảnh,… như là cái cách họ kéo thiên nhiên lại gần với con người để tạo nên tâm tính hiền hòa, nhân hậu. Bước đi trên từng con phố nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này…

Bài viết trên đây DU LỊCH ĐẤT VIỆT giới thiệu về Phố Cổ Hội An Di Sản Văn Hóa Việt, sẽ giúp bạn có những trải nghiệm những thú vị và khó quên khi ghé thăm nơi đây ít nhiều cũng có cho bản thân vài kỷ niệm, buồn có, vui có và cũng có những kỉ niệm lưu luyến Hội An mãi không thôi !!!.

 

 

Xổ số miền Bắc