Phát triển du lịch Tiền Giang theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững – Du lịch

Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đan xen nhau đã tạo nên nhiều cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái xanh tươi bốn mùa. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên nhân văn thể hiện ở lối sống chân chất, nhiệt tình, mến khách và nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn ĐBSCL, có nhiều ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch, thu hút sự hấp dẫn theo hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.

Cùng với xu thế phát triển du lịch trong khu vực và cả nước, những năm gần đây khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng tăng, nhất là khách quốc tế tăng với tốc độ bình quân gần 10%, là một trong những tỉnh có tỷ lệ tăng cao trong vùng ĐBSCL. Năm 2014 Tiền Giang đón 0969756783 lượt khách, trong đó có 482.400 lượt khách quốc tế. 9 tháng đầu năm 2015 Tiền Giang đón được 0969756783 lượt khách, trong đó có 364.000 lượt khách quốc tế. Có thể nói rằng Tiền Giang cũng như các tỉnh vùng Nam bộ dù có nhiều tiềm năng về du lịch, với những sản phẩm đa dạng, phong phú nhưng do điều kiện tự nhiên, sản phẩm hiện đang khai thác thường trùng lắp nhau, nên rất cần có những sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn du khách và mang thương hiệu riêng của địa phương.

[external_link_head]

   Tuy nhiên, mặt dù có những nét tương đồng với các tỉnh trong vùng nhưng  du lịch Tiền Giang cũng có những lợi thế riêng để phát triển. Nét đặc trưng và là điểm nhấn của du lịch Tiền Giang là phát triển theo hướng du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Tài nguyên du lịch Tiền Giang phong phú với vùng biển Gò Công có 32 km bờ biển; trên 60.000 ha vườn cây ăn trái đặc sản của Nam bộ, nằm trải dài theo dòng sông Tiền với chiều dài khoảng 120km; với rừng ngập nước vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang, có khu bảo tồn sinh thái 107 ha rừng tràm và vùng đệm xung quanh là 1.800 ha rừng; có trại rắn Đồng Tâm (điểm du lịch chỉ có duy nhất ở Miền Nam); cùng với 21 di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; nhiều làng nghề truyền thống, chợ nổi trên sông; làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè với loại hình nghỉ đêm ở nhà cổ (dịch vụ homestay – chỉ phục vụ trong các ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm),… thuận lợi cho các hoạt động du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và có thể được xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng thu nhỏ của vùng ĐBSCL.     

        Định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là ưu tiên phát triển, xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm mang đặc trưng riêng, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng  nhu cầu của thị trường du lịch, nhất là đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Dự kiến đến năm 2015 Tiền Giang sẽ đón khoảng 0969756783 khách du lịch, trong đó có khoảng 550.000 lượt khách quốc tế và đến năm 2020 dự kiến đón khoảng 0969756783 lượt khách, trong đó có trên 900.000 khách quốc tế.

[external_link offset=1]

         Phát triển du lịch Tiền Giang theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững - Du lịch

          Để xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh, trên cơ sở khai thác tối đa các sắc thái riêng của địa phương. Trong thời gian tới Tiền Giang sẽ tập trung khai thác phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu ở 4 khu vực chính: Trung tâm TP Mỹ Tho, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước và huyện Gò Công Đông.

– Khu vực TP Mỹ Tho, dựa vào lợi thế cảnh quan sông nước, miệt vườn trên cù lao Thới Sơn (cù lao nằm giữa dòng sông Mekong,  đặc trưng văn hóa sông nước Nam bộ). Cù lao có diện tích 1.212 ha và cách TP Mỹ Tho 1 km (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt đã xác định Thới Sơn là 1 trong 4 khu du lịch quốc gia của vùng đồng bằng sông Cửu Long), phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng với sự tham gia của cộng đồng như: du thuyền trên sông Tiền, đi đò chèo trong kênh – rạch nhỏ, nghe đờn ca tài tử, tham gia tát mương bắt cá, thưởng thức trái cây đặc sản, ẩm thực địa phương,.… gắn tham quan trại rắn Đồng Tâm, di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, chùa Vĩnh Tràng.

        – Khu vực Cái Bè, dựa vào tiềm năng nổi trội về điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương (vườn cây ăn trái đặc sản, chợ nổi trên sông, làng nghề, nhà cổ Nam bộ) để khai thác các dịch vụ như: du thuyền trên sông, tham quan chợ nổi, vườn cây ăn trái cây đặc sản, làng nghề truyền thống; đặc biệt là trải nghiệm các giá trị di sản văn hóa trong các ngôi nhà cổ (homestay) ở làng cổ Đông Hòa Hiệp, để tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt truyền thống mang bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

Huyện Tân Phước, khai thác Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười với 107 ha rừng tràm ngập phèn thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, gắn Khu tâm linh “Thiền viện Trúc lâm Chánh giác” với qui mô 30ha, sẽ mở ra tuyến du lịch với sản phẩm mới, vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng vừa đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách trong, ngoài nước. Đây sẽ là điểm nhấn mang nét đặc trưng riêng, kết hợp giữa chốn tôn nghiêm thanh tịnh với vùng sinh thái dân dã, thanh bình của vùng rừng ngập nước..

[external_link offset=2]

    – Phát triển du lịch biển Gò Công, điểm nhấn với Khu du lịch biển Tân Thành. Đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ẩm thực biển và bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên. Gắn với các di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, các làng nghề truyền thống khu vực Gò Công, tạo ra sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của du lịch biền đảo vùng ĐBSCL. Ngoài ra Tiền Giang cũng khai thác các sản phẩm du lịch ở các khu vực khác ven Sông Tiền, nhằm phát triển sản phẩm, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

          Du lịch chỉ phát triển bền vững khi có sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển du lịch. Sự chủ động của mỗi địa phương và sự phối hợp thống nhất để triển khai đồng bộ các giải pháp sẽ là động lực mạnh nhất để phát triển du lịch Tiền Giang theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững./.

* Phòng Nghiệp vụ Du lịch (NTP) [external_footer]

Xổ số miền Bắc