Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Mới đây, việc một đội game DOTA 2 đến từ Hàn Quốc – MVP.Phoenix đăng quang ngôi vô địch thế giới một cách hoàn toàn thuyết phục đã khiến cho cả cộng đồng phải “bàng hoàng”. Được biết, với ngôi vô địch này thuyết phục khi lần lượt đánh bại những đội game mạnh nhất thế giới như OG, CoL và đặc biệt là EG, MVP.Phoenix hiện chính là một trong những team DOTA 2 mạnh nhất thế giới hiện nay.

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

[external_link_head]

MVP.Phoenix đăng quang ngôi vô địch tại giải đấu DOTA Pit Season

Vấn đề được đặt ra rằng tại sao các game thủ Hàn Quốc lại giỏi đến như vậy, và phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Trên thực tế, vấn đề này đã được khẳng định khi trong suốt cả chục năm nay, người Hàn đều tỏ ra vượt trội so với phần còn lại của thế giới ở những tựa game thể thao điện tử. Một ví dụ điển hình chính là 4 tựa game eSport nổi tiếng là StarCraft, StarCraft II, WarCraft III và Liên Minh Huyền Thoại, thì Hàn Quốc dẫn đầu thế giới.

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

[external_link offset=1]

Thậm chí, sự cách biệt trình độ giữa các game thủ Hàn Quốc, so với những game thủ chuyên nghiệp khác trên thế giới là rất lớn. Nếu ở bộ môn chơi cá nhân là StarCraft, người Hàn Quốc gần như đăng quang tại toàn bộ các giải đấu mà họ tham gia, thì sang đến Liên Minh Huyền Thoại, các game thủ Hàn Quốc còn chơi giỏi đến mức mà hầu như những đội game lớn trên thế giới đều phải… nhập ngoại game thủ đến từ xứ sở Kim Chi, nhưng dù vậy đội game Liên Minh Huyền Thoại mạnh nhất hiện nay, hay nói đúng hơn là trong mấy năm gần đây, đều là đội game đến từ… Hàn Quốc.

Việc các game thủ Hàn Quốc xuất sắc ở nhiều tựa game eSport như vậy, từ StarCraft, Liên Minh Huyền Thoại và nay là DOTA 2 đã phần nào chứng minh rằng năng khiếu có phần vượt trội của game thủ Hàn chính là… chơi điện tử, hay nói đúng hơn là ở những bộ môn thể thao điện tử.

Tất nhiên, việc người Hàn Quốc chơi giỏi những bộ môn thể thao điện tử vốn không chỉ đến từ năng khiếu, mà còn đến từ nhận thức của họ đến với việc chơi game, và đặc biệt hơn là cách họ đào tạo ra những game thủ chuyên nghiệp, những tài năng của nền eSport thế giới.

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Hàn Quốc vốn đã dẫn đầu cả thế giới về Liên Minh Huyền Thoại

Tại Hàn Quốc, việc chơi game vốn từ lâu đã được người Hàn Quốc coi đó là một nghề chính thức và hợp pháp, và người ta coi nó như là một nghề nghiệp sẽ quan trọng, sẽ đi theo họ trong một phần quãng đời, để từ cố sức tập trung và phấn đấu. Điều này trái ngược lại với tâm lý “chơi game cho vui” vốn vẫn còn hiện hữu bởi nhiều game thủ thi đấu chuyên nghiệp khác hiện nay.

Ngoài ra, mức độ đào thải, cạnh tranh giữa các game thủ Hàn Quốc vốn là rất cao, các game thủ thường phải cạnh tranh với chính lớp trẻ kế cận để dành vị trí chính thức trong đội. Điều này khiến cho các game thủ Hàn Quốc luôn phải nỗ lực, duy trì phong độ và nâng cao trình độ của mình, khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của họ trong đội. Điều này khá khác biệt với nhiều đội game eSport hiện nay, vốn một đội thường chỉ có 5 người, khiến cho họ thiếu đi áp lực để giúp game thủ nỗ lực cải thiện bản thân.

Ngoài ra, quá trình tập luyện của các đội game tại Hàn Quốc cũng là khá khắt khe, khi các game thủ bị buộc phải sinh hoạt theo đúng chế độ, giờ giấc với sự giám sát của huấn luyện viên. Vai trò của người huấn luyện viên trong đội là rất quan trọng, vừa như một thầy giáo giám sát các game thủ, bắt họ phải hoàn thành đúng số thời gian tập luyện trong ngày, vừa là người làm các nhiệm vụ phụ như thống kê, thu thập thông tin của đối thủ, chuẩn bị sẵn chiến thuật trước cho game thủ khi phải đối mặt với kẻ địch.

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Các game thủ Hàn Quốc đều phải ăn, ngủ, luyện tập trong Gaming House, dưới sự giám sát của huấn luyện viên

[external_link offset=2]

Vốn vấn đề được đề cập đến chính là việc tuổi đời “chơi game” của các game thủ chuyên nghiệp Hàn Quốc bị giới hạn, không thể kéo dài như những game thủ khác trên toàn thế giới. Điều này đến từ việc tất cả các nam thanh niên Hàn Quốc đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, kéo dài tới 2 năm.

Và sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, gần như kĩ năng chơi game của các game thủ gần như đều không còn, khiến cho sự nghiệp chơi game của các chàng trai này cũng gần như kết thúc. Chính vì vậy, các game thủ Hàn càng bị tạo thêm sức ép trong việc nỗ lực gia tăng trình độ bản thân, thắng giải đấu để… kiếm tiền thưởng. Vì khi hết tuổi đời game thủ, những chàng trai này gần như không thể kiếm được việc làm ở ngoài xã hội (vì không có bằng đại học).

Phải chăng người Hàn đẻ ra đã có tố chất chơi game?

Bất cứ nam thanh niên Hàn Quốc nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và sau khi thực hiện nghĩa vụ, thì game thủ gần như sẽ phải giải nghệ

Trên thực tế, đa số các game thủ Hàn Quốc sau khi không còn thi đấu chuyên nghiệp thì đều… ngồi nhà. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng trong một xã hội trọng bằng cấp (khá giống Việt Nam), các game thủ Hàn Quốc đều đa số không có bằng đại học thì sẽ gần như chẳng thể kiếm được một công việc ổn định. Tất nhiên, vẫn có một số trường hợp may mắn trở thành huấn luyện viên, quản lý team, hay trở thành bình luận viên game, nhưng con số này là rất ít.

Phần lớn game thủ Hàn Quốc đều nhận thức rõ rằng họ sẽ rất khó khăn trong cuộc sống sau khi nghỉ thi đấu chuyên nghiệp, và điều này càng khiến cho các game thủ này phải nỗ lực hơn nhiều.

Dẫu vậy, vấn đề năng khiếu vẫn là điều không thể phủ nhận đối với các game thủ Hàn Quốc. Vì rõ ràng trong một cuộc thi mà bạn phải đối chọi với các game thủ giỏi đến từ khắp thế giới, nếu như không có năng khiếu, hay tố chất chơi game thì để có thể vươn lên vị trí đứng đầu, giành ngôi vô địch là điều rất rất khó. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể không nhắc đến quá trình đào tạo và rèn luyện khắt khe đối với game thủ chuyên nghiệp của người Hàn. [external_footer]

Xổ số miền Bắc