Những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)

Theo quy định tại Khoản a, Điều 3, Thông tư 39/2014 quy định: Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hóa đơn giá trị gia tăng trong bài viết dưới đây.

1. Phân loại hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng (sau đây là gọi tắt là hóa đơn GTGT) được phân loại gồm: hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra.

[external_link_head]

Những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
Hóa đơn giá trị gia tăng gồm hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra

Theo Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được quy định như sau:

– Có hóa đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng trở lên

Hóa đơn GTGT đầu ra: Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn tài chính khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

[external_link offset=1]

-Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bày (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình

– Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

– Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

[external_link offset=2]

– Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2. Các rủi ro đối với hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra

Những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
Các rủi ro đối với hóa đơn giá trị gia tăng

Đối với các hóa đơn GTGT đầu vào: Nếu không đáp ứng đủ 2 điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Đối với hóa đơn GTGT đầu ra: Doanh nghiệp thường xuyên xuất chậm hóa đơn dẫn đến việc bị xử phạt hành chính về việc xuất HĐ sai thời điểm.

>> Xem thêm: 4 điều cần biết khi sử dụng hóa đơn bán hàng

3. Các hình thức hóa đơn GTGT

Những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
Hóa đơn GTGT điện tử

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Thông tư 39/2014 quy định các loại hình thức hóa đơn bao gồm: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in và các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

4. Điểm khác biệt giữa hóa đơn GTGT giấy và hóa đơn GTGT điện tử

Tiêu chíHóa đơn giá trị gia tăng truyền thốngHóa đơn giá trị gia tăng điện tử
Liên hóa đơnMỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên. Riêng hóa đơn do Cơ quan Thuế cấp lẻ phải có 3 liên.Không có liên  
Cách lưu trữHóa đơn giấy phải được lưu trong kho những hóa đơn chưa xuất và hóa đơn đã xuất 10 năm.Hóa đơn điện tử lưu trữ bằng file và lưu trữ tại được 10 năm trên hệ thống của nhà cung cấp hóa đơn hoặc các doanh nghiệp có thể tự lưu trữ trên các thiết bị.
Kí hiệu hình thức hóa đơnPE
Chữ kýChữ ký tay, đóng dấu đỏChữ ký điện tử
Hóa đơn chuyển đổiKhông cóHóa đơn điện tử có trường thông tin “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” trong trường hợp là Hóa đơn chuyển đổi từ bản điện tử sang bản giấy.
Bảng kê hóa đơnCó bảng kê hóa đơnKhông có bảng kê hóa đơn

[external_footer]

Xổ số miền Bắc