Nhà nước pháp quyền là gì ? Phân tích các quan điểm về nhà nước pháp quyền

“Nhà nước pháp quyền”, “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” … là các thuật ngữ thường được nghe đâu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, cách hiểu về nhà nước pháp quyền như thế nào là đúng, là phù hợp ? Bài viết phân tích cụ thể:

1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền ?

[external_link_head]

Trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lí của nhân loại, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành từ thời cổ đại. Ngay từ thời cổ đại, khi con người bị đặt dưới sự cai trị tùy tiện, độc đoán của nhà cầm quyền thì cũng là lúc trong xã hội xuất hiện ý tưởng về một nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, cai trị, quản lí xã hội bằng pháp luật, cả vua, quan cũng như dân chúng đều phải tôn trọng pháp luật, phục tùng pháp luật… Sau hàng nghìn năm dưới những “đêm trường trung cổ”, bước sang thời kì phục hưng, tư tưởng nhà nước pháp quyền tiếp tục được phát triển, hoàn thiện. Thời kì này, tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội luôn gắn liền với tư tưởng dân chủ, khẳng định chủ quyền nhân dân, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà cầm quyền, bảo đảm bảo vệ quyền con người… Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì này một mặt khẳng định vai trò của pháp luật, nhưng mặt khác nhấn mạnh tính chất của pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải dân chủ, tiến bộ, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân, pháp luật phải phù họp với quyền tự nhiên của con người.

Từ cuối thế kỉ XIX trở lại đây, tư tưởng nhà nước pháp quyền từng bước được hiện thực hoá, nhà nước pháp quyền trở thành một mẫu hình nhà nước lí tưởng, một xu thế tất yếu cần hướng tới của tất cả các nhà nước dân chủ trên thế giới, một mô hình cho việc thiết kế và xây dựng nhà nước của các quốc gia đương đại. Có thể nói, cho đến nay, “sự phát triển của văn minh nhân loại phần lớn được quy định bởi sự phát triển của xã hội công dân và nhà nước pháp quyền”.

[external_link offset=1]

Chính vì vậy, trong thời kì hiện đại, vấn đề nhà nước pháp quyền được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhằm xây dựng cơ sở lí luận vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước theo xu hướng trở thành nhà nước pháp quyền, vấn đề đặt ra, nhà nước pháp quyền là gì, nó có những đặc trưng nào, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó ra sao… Đây là những câu hỏi có thể được trả lời theo nhiều cách khác nhau, bởi vì nhà nước pháp quyền vốn là hiện tượng phức tạp, đa diện, có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, trong ngôn ngữ hiện đại có hai thuật ngữ được sử dụng với nghĩa tương tự nhau là “Nhà nước pháp quyền” (Rechsstaat, L’état de droit) và “Chế độ pháp quyền” (The Rule of law), tuỳ theo ngôn ngữ của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thực tế, hai thuật ngữ này vừa có điểm thống nhất vừa có điểm khác biệt nhau. Sự thống nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ cả “nhà nước pháp quyền” và “chế độ pháp quyền” đều bắt nguồn từ những nguyên tắc cơ bản là: tính phổ biến của các chuẩn mực pháp lí, pháp luật phải công khai, các chuẩn mực pháp lí phải rõ ràng và không hồi tố. Điểm khác nhau giữa chúng là ở chỗ “chế độ pháp quyền” có xu hướng nhấn mạnh nhiều hơn đến sự tham gia của người dân vào một quá trình chính trị có trật tự mà không đề cập rõ ràng đến nhà nước, còn thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” thì nhấn mạnh đến nhà nước, chỉ các đặc trưng cụ thể của một nhà nước nào đó.

2. Khái niệm về nhà nước pháp quyền ?

Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước trên thế giới, có thể thấy khá nhiều quan niệm về nhà nước pháp quyền. Chẳng hạn, “Nhà nước pháp quyền là một nhà nước gắn chặt với pháp luật và được hợp pháp hoả bởi pháp luật”? “Nhà nước pháp quyền là toàn thể một quổc gia có trách nhiệm thực hiện công lí, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng các quyền của con người và nguyên tắc tương ứng”?

Ở Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền cũng khá phong phú. Chẳng hạn, có tác giả quan niệm rằng, nhà nước pháp quyền “là Nhà nước thừa nhận tẩt cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đỏ là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật”?

Tác giả khác lại quan niệm rằng, “Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chỉnh trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhăn loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giả trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân”…

[external_link offset=2]

Từ những quan niệm nêu trên cũng như xuất phát từ biểu hiện của những nhà nước pháp quyền trong thực tiễn, có thể khẳng định, nhà nước pháp quyền trước tiên phải là nhà nước theo đúng nghĩa của từ này – tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, tổ chức công quyền của xã hội. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước tưong ứng với một hình thái kinh tế – xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước có cách thức tổ chức và hoạt động hoàn toàn khác các nhà nước độc tài, chuyên chế, nhà nước cai trị. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân, có cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, tự do cá nhân. Nhà nước pháp quyền là công cụ để phục vụ xã hội, phục vụ con người, mang lại lợi ích cho công dân, bảo vệ tự do cá nhân và công bằng xã hội. Nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Tóm lại, có thể hiểu: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên nhân dãn, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đắng trong xã hội.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập) [external_footer]

Xổ số miền Bắc