Ngành Công nghệ Sinh học Y dược – Thông tin Tuyển sinh – Trường Đại học Văn Lang 2021

Mã ngành: 7420205

– Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm

[external_link_head]

– Tổ hợp môn: 

  • A00: Toán – Lý – Hoá
  • B00: Toán – Hoá – Sinh
  • D07: Toán – Hoá – Anh
  • D08: Toán – Sinh – Anh

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Công nghệ Sinh học Y dược đã làm thay đổi nền y học thế giới là việc giải mã thành công hệ gene người vào năm 2003; mở đầu cho thời kỳ khai thác cơ sở dữ liệu hệ gen, tạo ra các sản phẩm có giá trị ứng dụng cao trong lĩnh vực y dược. Nhiều thành tựu khác bao gồm ứng dụng tế bào gốc trong chữa trị bệnh hiểm nghèo, thụ tinh nhân tạo, công nghệ tái tạo mô – cơ quan, công nghệ nhắm trúng đích điều trị ung thư,…Đặc biệt, trước tình hình đại dịch toàn cầu hiện nay, nhiều tổ chức Công nghệ Sinh học (CNSH) trên thế giới đang chạy đua với thời gian để tạo ra một loại vaccine dựa trên đặc điểm di truyền của virus SARS-CoV-2 bằng công nghệ gene, công nghệ tế bào, công nghệ tổng hợp sinh học.

Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò và giá trị của Công nghệ sinh học đối với đời sống kinh tế, xã hội, Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21/04/2017 được Chính phủ ban hành về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 nêu rõ: “Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược tập trung vào sản xuất các loại vaccine; dược liệu; thuốc sinh học, kháng sinh, kháng thể, sản phẩm sinh học; kít phục vụ chẩn đoán; thực phẩm chức năng; các thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược”. Đây là cơ hội để ngành Công nghệ Sinh học Y dược Việt Nam phát triển và đồng thời mang lại nhiều việc làm cho người tốt nghiệp ngành học này.

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược được thiết kế theo hướng nhằm giúp người học tiếp cận các công nghệ chuyên sâu về các liệu pháp điều trị bệnh dựa trên cơ chế sinh học, công nghệ tạo ra các thuốc sinh học, chiết xuất dược liệu và các giải pháp chẩn đoán bệnh bằng sinh học phân tử. Người tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược.

[external_link offset=1]

Học ngành Công nghệ Sinh học Y dược có gì thú vị?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

Đây là một ngành học mới, lần đầu tiên được triển khai đào tạo tại Trường Đại học Văn Lang từ năm 2020. Đây là ngành học ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào lĩnh vực y học – dược học hướng tới gia tăng khả năng điều trị, chẩn đoán và bảo vệ sức khoẻ con người.

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng để khám phá và ứng dụng các công nghệ mới: công nghệ gene, công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp, công nghệ điều trị nhắm trúng đích, công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào gốc, công nghệ vật liệu y sinh, kỹ nghệ mô, công nghệ dược phẩm, … vào lĩnh vực y học hướng tới điều trị, chẩn đoán và bảo vệ sức khoẻ con người.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học Y dược dễ xin việc và có thể đảm nhận nhiều vị trí tại nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe như: Bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm y học, viện nghiên cứu, công ty sản xuất và phân phối dược – mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật liệu y sinh, trung tâm kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm.

Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Công nghệ Sinh học Y dược?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021
24/12/2020 Sinh viên tham gia Seminar “Công nghệ sinh học ứng dụng, hiện trạng và xu hướng phát triển” (nguồn: VanLang News)
  • Có đam mê với khoa học sự sống và công nghệ mới hướng tới bảo vệ sức khỏe con người.
  • Yêu thích việc chế tạo ra những sản phẩm giúp ích cho con người (thực phẩm chức năng, thuốc sinh học, kít xét nghiệm).
  • Ham học hỏi và thích tìm tòi, khám phá.
  • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận và tư duy sáng tạo.

Học ngành Công nghệ Sinh học Y dược ở đâu?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

Trên thế giới, đào tạo nhân lực trình độ đại học có khả năng ứng dụng Công nghệ Sinh học vào y dược, chăm sóc sức khỏe được triển khai tại nhiều trường đại học ở Anh, Mỹ, Úc, Ý, Áo. Trong đó, Trường IMC University of applied sciences Krems (Áo) và University of Genoa (Ý) còn đào tạo bậc thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học Y dược, qua đó cho thấy ngành học này đang ngày càng phát triển và thu hút đông đảo người học.

Đây là một ngành học mới, duy nhất được triển khai đào tạo tại Trường Đại học Văn Lang từ năm 2020. Để theo học ngành này thì sinh viên đăng ký xét tuyển vào Khoa Công nghệ của Trường.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC VĂN LANG

  • Mục tiêu nghề nghiệp, định hướng tương lai được xác định rõ ràng.
  • Kế hoạch học tập được tư vấn để đảm bảo chất lượng đào tạo.
  • Phương pháp đào tạo tích hợp, đa ngành, định hướng ứng dụng thực tế, tạo ra sự khác biệt cho người học.
  • Rèn luyện năng lực học tập suốt đời, phát triển tài năng người học, giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai.
  • Học tập dựa trên trải nghiệm thực tế, dựa trên hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo, có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục – nghiên cứu – kinh doanh, tạo ra các giải pháp mới để phát triển đất nước, lan truyền cảm hứng cho xã hội.
  • Rèn luyện và nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý chí và sự sáng tạo của người học.

[external_link offset=2]

Điểm nổi bật của ngành Công nghệ Sinh học Y dược tại Trường Đại học Văn Lang là gì?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

  • Chương trình đào tạo được thiết kế mới và định hướng chuyên về các lĩnh vực của y học trên nền tảng CNSH hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
  • Sinh viên có nhiều cơ hội học tập trải nghiệm tại các cơ sở y tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực CNSH y dược;
  • Sinh viên tham gia các dự án nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, phát triển các kỹ năng cần thiết, đảm bảo nhu cầu học tập nâng cao trình độ tại các trường trong nước và quốc tế;
  • Sinh viên được học tập với các chuyên gia đầu ngành; được tiếp cận phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại kết hợp với hệ thống E-learning; qua đó sinh viên chủ động lĩnh hội kiến thức, nâng tầm số hóa, đáp ứng nền công nghiệp 4.0;
  • Sinh viên học tập trong môi trường được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, với hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, thự viện đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chương trình học ngành Công nghệ Sinh học Y dược đào tạo những gì?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

Ngành học này đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn sâu để triển khai ứng dụng các công nghệ mới trong công nghệ sinh học vào (1) Nghiên cứu ứng dụng các liệu pháp sinh học trong điều trị bệnh; (2) Phát triển được các nguồn dược liệu, thực phẩm chức năng, vật liệu y sinh ứng dụng trong điều trị; (3) ứng dụng các phương phân tích, kiểm nghiệm, chẩn đoán sinh học.

Bằng cách học tập dựa trên trải nghiệm và nghiên cứu khoa học, sinh viên được thực tập từ khi nhập học đến khi tốt nghiệp ở các môi trường khác nhau để rèn luyện năng lực, khám phá các vấn đề mới trong y học. Các môn học được đào tạo bời các chuyên gia đến từ doanh nghiệp, viện nghiên cứu, bệnh viện, quốc tế sẽ giúp sinh viên có được nhiều cơ hội va chạm thực tế, nắm bắt các vấn đề thực tế của xã hội. Để tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm đề tài nghiên cứu khoa học và được hướng dẫn bởi các chuyên gia của trường và của các đơn vị hợp tác với trường.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc hội nhập quốc tế và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường, sinh viên được bồi dưỡng ngoại ngữ và 10 kỹ năng cốt lõi cho người đi làm giai đoạn 2020 – 2025 được đề cập từ diễn đàn kinh tế thế giới gồm (1) Giải quyết vấn đề phức tạp; (2) Tư duy phản biện, (3) Sáng tạo, (4) Quản lý con người, (5) Làm việc nhóm hiệu quả, (6) Trí thông minh cảm xúc, (7) Đánh giá và ra quyết định, (8) Phục vụ khách hàng, (9) Đàm phán và (10) Nhận thức linh hoạt.

Hoạt động phong trào của sinh viên ngành Công nghệ Sinh học Y dược tại Văn Lang?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

  • Hoạt động đầu khóa để hiểu rõ hơn về ngành học;
  • Các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong và ngoài trường;
  • Câu lạc bộ thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể chất;
  • Câu lạc bộ học thuật, đội nhóm, doanh nghiệp;
  • Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh;
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học;
  • Thực tập chuyên ngành cuối khóa;
  • Đến cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong 6 tháng.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược?

  • Chuyên viên kỹ thuật, phân tích, kiểm nghiệm, chẩn đoán.
  • Chuyên viên quản lý chất lượng.
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
  • Chuyên viên sản xuất các sản phẩm dược, kít chẩn đoán.
  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển thị trường sản phẩm dược, kít chẩn đoán, hóa chất, dịch vụ;
  • Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng.
  • Giảng dạy tại các các trường Cao đẳng nghề, Trường trung học, Trung tâm đào tạo;
  • Tự khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Công nghệ Sinh học Y dược tại Văn Lang?

Ngành Công nghệ Sinh học Y dược - Thông tin Tuyển sinh - Trường Đại học Văn Lang 2021

Điểm xét tuyển tham khảo ngành Công nghệ Sinh học Y dược

  • Xét điểm thi THPT: 16 điểm (2020)
  • Xét điểm học bạ THPT: 18 điểm (2021 – đợt 1)

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

KHOA CÔNG NGHỆ

  • Trưởng Khoa: PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh
  • Phó Trưởng khoa: TS. Nguyễn Hữu Hùng
  • Văn phòng khoa: Lầu 5, Tòa nhà LV, Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 0969756783 – EXT: 4070
  • Email: [email protected]
  • Website: congnghe.vanlanguni.edu.vn
  • Fanpage: Khoa Công nghệ – Đại học Văn Lang

[external_footer]

Xổ số miền Bắc