Thuật ngữ – Ngữ Văn 9

2017 – 10-10 T07 : 05 : 03-04 : 00

Bạn đang đọc: Thuật ngữ – Ngữ Văn 9

Mục đích của bài học kinh nghiệm giúp những em nắm được khái niệm và những đặc thù cơ bản của thuật ngữ ; từ đó nâng cao năng lượng sử dụng thuật ngữ, đặc biệt quan trọng trong những văn bản khoa học, công nghệ tiên tiến .

Bài Kiểm Tra

https://mix166.vn/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

A- Hướng dẫn tìm hiểu bài
I. Thuật ngữ là gì?

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

Ví dụ: Nguyên tố là chất cơ sở có diện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hoá học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất.

Hình học là ngành toán học nghiên cứu hỉnh dáng, kích thước và vị trí tương đối của các sự vật, có hình học phẳng và hình học không gian.

1. Trong hai cách giải thích dẫn ở SGK trang 87, cách giải thích thứ hai là không thể hiểu được nếu thiếu các công thức về hoá học. Cách giải thích này thể hiện được những đặc trưng bên trong của sự vật, không thể nhận biết qua kinh nghiệm hay cảm tính mà phải qua nghiên cứu, phân tích. Để hiểu được cách giải thích này, đòi hỏi phải là người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hoá học.

2. Những định nghĩa về thạch nhũ, ba – dơ, ẩn dụ và phân số thập phân đều đã được học ở các lớp trước. Thuật ngữ thạch nhũ xuất hiện trong bộ môn Địa lí, thuật ngữ ẩn dụ xuất hiện trong bộ môn Văn học, thuật ngữ ba-dơ xuất hiện trong bộ môn hoá học, còn thuật ngữ phân số thập phân xuất hiện trong bộ môn Toán học.

Các thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

II. Đặc điểm của thuật ngữ

Về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Thuật ngữ không có tính hình tượng.

Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

1. Các thuật ngữ dẫn trong mục 1.2 (thạch nhũ, ba-dơ, ẩn dụ, phân số thập phân) không còn có nghĩa nào khác.

2. Xét ví dụ dẫn ở SGK trang 88:

– Từ muối trong câu (a) là thuật ngữ khoa học.

– Từ muối trong câu (b) không còn chỉ khái niệm nữa mà mang sắc thái biểu cảm. Các từ chua ngọt, cay mặn liên kết với nhau, phối hợp với các từ đã từng, xin đừng quên nhau cùng với giọng điệu tha thiết đã thể hiện lời nguyện thề son sắt, thủy chung trong tình yêu, tình vợ chồng.

Source: https://mix166.vn
Category: Thuật Ngữ

Xổ số miền Bắc