MODUL TH29: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG …

Trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có nghiên cứu định tính và nghiên cứu đinh lượng nhưng tập trung nghiên cứu định lượng vì:

– Kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu có thể giúp nguời đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu.

[external_link_head]

– Giúp GV/CBQLGD có cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá – nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng.

– Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế – như một ngôn ngữ thứ hai – làm cho kết quả NC được công bố trở nên dễ hiểu     

1.Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

I.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới… của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và n/c MODUL TH29: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG ...

Khi lựa chọn biện pháp tác động (là một giải pháp thay thế cho giải pháp đang dùng) giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế. Để thực hiện nghiên cứu, người làm công tác giáo dục (giáo viên – CBQL giáo dục) cần biết các phương pháp chuẩn mực để đánh giá tác động một cách hiệu quả.

Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. “Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M. (2004). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida). “Ý tưởng về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” .



II.

Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?

NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó:

l   Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học

l   Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác

l   Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá

l   Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học)

l   Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực .

2. Cách tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2.1. Xác định đề tài nghiên cứu

a 1. Tìm hiểu hiện trạng.

  * Suy ngẫm về tình hình hiện tại ( Nhìn lại các vấn đề trong dạy học/QLGD). Vấn đề thường được GV đưa ra:

     + Vì sao nội dung/bài học này không thu hút học sinh tham gia?

     + Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi học nội dung này?

     + Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không?

     + Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về giáo dục trong nhà trường không?

     + Vì sao GV không thực hiện đổi mới PPDH?

     + Vì sao có nhiều HS bỏ học/đi học muộn/…?

     + Vì sao chất lượng bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH ở địa phương chưa hiệu quả?

     + Vì sao thiếu GV ở vùng sâu, vùng xa?

……..

Từ những câu hỏi này Giáo viên bắt đầu tập trung vào vấn đề cụ thể để tiến hành NCKHSPƯD:

* Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng.

* Chọn một nguyên nhân có thể tác động.

a.2. Đưa ra các giải pháp thay thế: với một vấn đề NC cụ thể, giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng.

       Lưu ý:

                Tính khả thi của giải pháp.

                – Tần suất xuất hiện của giải pháp.

a.3. Xác định vấn đề nghiên cứu

          Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải phấp thay thể cho tình huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu

           Một đề tài NCKHSPƯD thường có từ 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.

a.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

            Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ liệu. Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

– Giả thuyết không có nghĩa (Ho ): Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không mang lại kết quả.

– Giả  thuyết có nghĩa (Ha ): Dự đoán hoặc hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có định hướng.

Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết quả nghiên cứu

Giả thuyết không có định hướng chỉ dự đoán sự thay đổi.

MODUL TH29: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG ... 

2.2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu( bước 4 của quá trình nghiên cứu)

Thiết kế nghiên cứu sẽ cho phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu liên quan một cách chính xác đề chứng minh giả thuyết nghiên cứu

Có 5 dạng thiết kế nghiên cứu:

         Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất (TK1)

         Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (TK2)

         Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên (TK3)

         Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (TK4)

         Thiết kế cơ sở AB

·        Quy ước ký hiệu nhóm đối tượng nghiên cứu là N; N1; N2

·        Ký hiệu kết quả nghiên cứu trước tác động là O1

·        Ký hiệu kết quả nghiên cứu sau tác động là O2

Cụ thể cho từng dạng thiết kế như sau:

a. Thiết Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất (TK1)

Nhóm

Kiểm tra

trước tác động

Tác động

Kiểm tra

sau tác động

N

O1

X

O2

Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giá trị trung bình của kết quả bài kiểm tra trước tác động và sau tác động.  

 ½O2- O1½> 0   X (tác động) có ảnh hưởng 

b. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương TK2

Nhóm

Kiểm tra trước tác động

Tác động

[external_link offset=1]

Kiểm tra sau tác động

N1

O1

X

O3

N2

O2

O4

N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng

N1 và N2 là hai lớp học sinh có trình độ tương đương. Ví dụ: N1 là học sinh lớp 7A (có 40 em) và N2 là lớp 7B (có 43 em).

½O3 – O4½ > 0  X (tác động) có ảnh hưởng

c. Thiết kế KT  trước và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên TK3

Nhóm

Kiểm tra trước tác động

Tác động

Kiểm tra sau tác động

N1

O1

X

O3

N2

O2

O4

         N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng.

         ½O3 – O4½ > 0    X (tác động) có ảnh hưởng.

         N1 và N2 có các thành viên được phân chia ngẫu nhiên đảm bảo tương đương.

+ Ưu điểm:

Có thể kiểm soát được hầu hết những nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu và việc giải thích có cơ sở vững chắc hơn.

+ Hạn chế:

Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm.

d.Thiết kế chỉ KT sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên TK4

Nhóm

Tác động

Kiểm tra sau tác động

N1

X

O3

N2

O4

         ½O3 – O4½> 0 è X (tác động) có ảnh hưởng

          Thành viên của 2 nhóm được phân chia ngẫu nhiên đảm bảo tương đương.

Ưu  điểm:

          Không có kiểm tra trước tác động đảm bảo không có nguy cơ liên quan đến kinh nghiệm làm bài kiểm tra.

          Bớt được thời gian kiểm tra và chấm điểm

Hạn chế:

Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm.

e. Thiết kế cơ sở AB

– A là giai đoạn cơ sở  ( Hiện trạng chưa có tác động can thiệp vào)

– B là giai đoạn tác động ( can thiệp)

  Thiết kế chỉ có một giai đoạn cơ sở A, một giai đoạn tac động B được gọi là thiết kế AB

2.3. Đo lường, thu thập dữ liệu ( Bước 5)

a. Thu thập dữ liệu

a.1. Người nghiên cứu thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

a.2. Có 3 dạng dữ liệu cần thu thập là: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

+ Kiến thức: Biết, hiểu, áp dụng…..

+ Kỹ năng/ hành vi: Sự tham gia, thói quen, sự thuần thục trong thao tác..

+ Thái độ: Hứng thú, tích cực, tham gia, quan tâm, ý kiến…

a.3. Đo bằng cách nào

+ Kiến thức: Đo bằng bài kiểm tra viết.

+ Kỹ năng : Đo bằng bảng kiểm quan sát ; thang xếp hạng.

+ Thái độ: Đo bằng thang thái độ.

a.4. Cụ thể

+ Bài kiểm tra viết gồm:

– Các bài thi cũ

– Các bài kiểm tra thông thường trong lớp

      – Bài kiểm tra được thiết kế riêng( Trắc nghiệm, tự luận)

+ Đo kỹ năng

         Sử dụng kính lúp, kính hiển vi, công cụ trong xưởng thực hành

         Chơi nhạc cụ, dánh máy tính

         Đọc diễn cảm bài thơ, thuyết trình

         Thể hiện khả năng lãnh đạo

+ Đo hành vi

         Đi học đúng giờ

         Ăn mặc phù hợp

         Nộp bài đúng thời hạn

         Giơ tay trước khi phát biểu

+ Đo thái độ

Sử dụng thang đo gồm từ 8 đến 12 câu dưới dạng câu hỏi. mỗi câu hỏi gồm một mệnh đề đánh giá và một thang đo gồm nhiều mức độ phản hồi ( thường dùng thang đo gồm 5 mức độ).

Ví dụ: tôi thích đọc sách hơn là làm một số việc khác

a) Hoàn toàn đồng ý                   b) Đồng ý               c) bình thường

d) không đồng ý               e) hoàn toàn không đồng ý

Các dạng phản hồi của thang đo có thể sử dụng là: đồng ý; tần suất; tính tức thì; tính cập nhật; tính thiết thực.

b) Độ tin cậy và độ giá trị

Các dữ liệu thu thập được thông qua việc kiểm tra kiến thức, đo kỹ năng và đo thái độ có độ tin cậy và độ giá trị.

b.1. Độ tin cậy

– Độ tin cậy là tính nhất quán, có sự thống nhất của các dữ liệu giữa các lần đo khác nhau và tính ổn định của dữ liệu thu thập được.

Ví dụ: Khi bạn cân trọng lượng của mình trong 3 ngày liên tiếp và có các dữ liệu về cân nặng gồm: 58kg; 65kg; 62kg. Vì cân nặng của bạn khó có thể thay đổi trong khoảng thời gian ngắn như vậy, nên bạn sẽ nghi ngờ tính chính xác của chiếc cân đã sử dụng. Chúng ta có sự nghi ngờ về sự không đáng tin cậy của chiếc cân, kết quả không có khả năng lặp lại, không ổn định và nhất quán giữa các lần đo khác nhau.

                           Độ giá trị

Độ giá trị là tính xác thực của dữ liệu thu thập được, các dữ liệu có giá trị là phản ánh trung thực về nhận thức, thái độ, hành vi được đo.

Ví dụ: Khi đo chiều cao bằng thước, bạn sẽ được các kết quả gần giống nhau là 1,60m, 1,63m, 1,64m. Trong thực tế, các số đo này tương đối thống nhất. Nhưng khi nhớ lại số đo của bạn cách đó 1 tháng là 1,55m bạn sẽ nghi ngờ chiều cao của mình tăng quá nhanh. Bạn biết mình sẽ cao lên nhưng không thể cao nhanh như thế được. Các kết quả đo sẽ không phản ánh chính xác chiều cao của bạn. Cuối cùng bạn phát hiện ra thước đô bị gãy một đầu. Trong trường hợp này các số đo đáng tin cậy nhưng không có giá trị. Các số đo tương đối thống nhất nhưng không phản ánh thực tế.

b.2. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và độ giá trị

         Độ tin cậy và độ giá trị là chất lượng của dữ liệu, không phải là công cụ để thu thập dữ liệu.

         Độ tin cậy và độ giá trị có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Ví dụ: bắn súng

Chúng ta sử dụng loại suy trong việc bắn súng. Mục tiêu đặt ra là bắn trúng vào hồng tâm do đó xạ thủ nào đạt được mục tiêu này sẽ cho kết quả đáng tin cậy và có giá trị.

b.3. Kiểm chứng độ tin cậy

Bằng cách: Kiểm tra nhiều lần; Sử dụng các dạng đề tương đương; chia đôi các dữ liệu.

b.4. Kiểm tra độ giá trị các dữ liệu bằng ba phương pháp sau:

         Độ giá trị nội dung.

         Độ giá trị đồng qui.

         Độ giá trị dự báo.

2.4. Phân tích dữ liệu (bước 6)

Sử dụng phương pháp toán học thống kê

Có ba chức năng của thống kê là: mộ tả dữu liệu; So sánh dữ liệu; liên hệ dữ liệu

         Mô tả dữ liệu:

+ Các điểm số có độ tập trung tốt như thế nào?

+ Các điểm số có độ phân tán như thế nào?

         So sánh dữ liệu:

+ Kết quả các nhóm có sự khác biệt không?

+ Mức độ ảnh hưởng đến đâu?

         Liên hệ dữ liệu: Hai tập hợp điểm số có liên hệ gì không?

2.5. Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (bước 7)

a. Mục đích của báo cáo

-Để trình bày với các nhà chức trách, các nhà tài trợ và những người làm nghiên cứu khác.

-Chứng minh bằng tài liệu về qui trình và các kết quả nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu khoa học ứng dụng bằng văn bản là một dạng báo cáo phô biến.

b. Nội dung có bản của báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Các nôi dung cơ bản của báo cáo gồm:

         Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào; vì sao vấn đề lại quan trọng?

         Giải pháp cụ thể là gì? Các kết quả dự kiến là gì?

         Tác động nào đã được thực hiện?  Trên đối tượng nào?  và bằng cách nào?

         Đo các kết quả bằng cách nào? Độ tin cậy của phép đo ra sao?

         Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì? Vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết chưa?

         Có những kết luận và kiến nghị gì?

c. Cấu trúc báo cáo ( mẫu báo cáo)

c.1. Trang bìa và trang sơ mi bìa:

[external_link offset=2]

         Tên đề tài

         Tên tác giả

         Tên tổ chức

c.2. Mục lục

c.3. Tóm tắt đề tài

c.4. Giới thiệu

c.5. phương pháp

– Khách thể nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu

– Quy trình nghiên cứu

-Đo lường và thu thập dữ liệu

c.6. Phân tích dữ liệu và thu thập kết quả

c.7. Kết luận và khuyến nghị

c.8. Tài liệu tham khảo

c.9. Phụ lục

d. Ngôn ngữ và trình bày báo cáo

Báo cáo cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, không lan man.

Báo cáo cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh diễn đạt phức tạp hoặc sử dụng các từ chuyên môn không cần thiết.

Sử dụng các bảng, biểu đồ đơn giản khi có thể. Các biểu đồ hình học ba chiều trông có thể đẹp nhưng không tăng thêm giá trị cho dữ liệu cần trình bày.

Có phần chú giài cho các bảng, biểu đồ, không nên để người đọc tự phán đoán ý nghĩa của các bản, biểu đồ.

Sử dụng thống nhất một cách trích dẫn cho toàn bộ văn bản.

3.Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Lập kế hoạch là sự khởi đầu của NCKHSPƯD.

Kế hoạch NCKHSPƯD giúp người nghiên cứu lần lượt đi theo các bước của NCKHSPƯD.

Bảng C.1. Kế hoạch Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

1. Mô tả vấn đề trong việc dạy học, quản lý hoặc hoạt động hiện tại của nhà trường

2. Liệt kê các nguyên nhân gây ra vấn đề

3. Lựa chọn một hoặc hai nguyên nhân muốn thay đổi

2. Giải pháp thay thế

1. Tìm hiểu lịch sử vấn đề (xem vấn đề NC đã được giải quyết ở một nơi khác hoặc đã có giải pháp tương tự liên quan đến vấn đề chưa)

2. Thiết kế giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề

3. Mô tả quy trình và khung thời gian thực hiện giải pháp thay thế.  

3. Vấn đề NC

Xây dựng các vấn đề NC và giả thuyết NC tương ứng

4. Thiết kế

1. Lựa chọn 1 trong các thiết kế sau:

– KT trước và sau tác động với nhóm duy nhất

– KT trước và sau tác động với các nhóm tương đương

– KT trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

– KT sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

– Thiết kế cơ sở AB/đa cơ sở AB

2. Mô tả số HS trong nhóm thực nghiệm/đối chứng

5. Đo lường

1. Thu thập dữ liệu nào (nhận thức, hành vi, thái độ)?

2. Sử dụng công cụ đo/bài KT (bình thường trên lớp hay thiết kế đặc biệt)?

3. Kiểm chứng độ giá trị bằng cách nhờ GV khác hoặc chuyên gia

4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng  phương pháp chia đôi dữ liệu sử dụng công thức Spearman-Brown hoặc kiểm tra nhiều lần  

1.     Phân tích

dữ liệu

Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp:

– T-test độc lập

– T-test theo cặp

– Mức độ ảnh hưởng

– Khi bình phương test

– Hệ số tương quan

7. Kết quả

Trả lời cho các câu hỏi:

– Kết quả đối với từng vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?

– Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?

– Tương quan giữa các bài KT như thế nào?

Lưu ý: Trong bước lập kế hoạch, GV – người nghiên cứu có thể chưa điền nội dung của mục này vì chưa thu thập được dữ liệu.

Bằng việc liệt kê tất cả các hoạt động cần thiết trong mỗi bước, bạn đã hoàn tất việc lập kế hoạch NCKHSPƯD. Từ đó, người NC có thể tự tin hơn về thành công của nghiên cứu.

Ví dụ về kế hoạch NCKHSPƯD

Tên đề tài: Nâng cao kết quả đọc hiểu của HS thông qua các câu chuyện được cá nhân hóa

Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

1. HS lớp 4 cảm thấy việc đọc hiểu SGK rất khó. Kết quả là điểm kiểm tra không như mong muốn.

2. Các câu chuyện không hấp dẫn.

2. Giải pháp thay thế

1. Đổi tên các nhân vật trong truyện thành tên HS và các thành viên trong gia đình HS. Dự đoán kết quả là HS cảm thấy các câu chuyện thú vị hơn.

2. Yêu cầu HS cung cấp tên các thành viên trong gia đình và bạn bè của các em.

3. Khi đọc các câu chuyện, HS sẽ nhắc đến tên các thành viên trong gia đình. GV tổ chức 6 bài dạy như thế trong 1 tháng.

3. Vấn đề NC

Giả thuyết NC

Những câu chuyện được cá nhân hóa có nâng cao kết quả đọc hiểu của HS không?

Có, nó giúp nâng cao kết quả đọc hiểu của HS

4. Thiết kế

Chỉ kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên

Nhóm

Tác động

KT sau tác động

TN (N=30)

X

O1

ĐC (N = 33)

O2

5. Đo lường

1. Kết quả KT của HS trả lời 5 câu hỏi nhiều lựa chọn và 5 câu trả lời ngắn.

2. Bài KT tương tự như các bài KT thường trên lớp.

3. Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài KT sau TĐ với 2 GV khác

4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng cách chấm điểm nhiều lần do 2 GV khác đảm nhiệm.

6. Phân tích dữ liệu

Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng

7. Kết quả

Kết quả đối với mỗi vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?

Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Chú ý: Chưa có dữ liệu

Tác giả: (Sưu tầm) [external_footer]

Xổ số miền Bắc