Khoa Văn hoá, Thể thao và Du lịch | Trường trung cấp văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang

Khoa Văn hoá, Thể thao và Du lịch

* Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa: Nguyễn Dung Nghi

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lý luận Văn học

Số điện thoại: 0916 794 412

Hộp thư điện tử: [email protected]

 

Phó Trưởng khoa: Trần Ái Vân

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Lịch sử, Cử nhân Luật

Thạc sĩ: Văn hoá học

Số điện thoại: 0912 260 645

Hộp thư điện tử: [email protected]

* Đội ngũ cán bộ

STT
Họ và tên

Trình độ

chuyên môn

Điện thoại
Emai

1

Nguyễn Thị Hoè

Cử nhân

TDTT

0989001059

[email protected]

2

Giáp Thị Lan

Thạc sỹ Lịch sử Đảng

0985887802

[email protected]

3

Hoàng Thị Nga

Sư phạm Toán 

01663.721.969

[email protected]

4

Đàm Đức Nam

Sư phạm Hóa học

0978.813.307
[email protected]

1. Lịch sử thành lập khoa Lý luận cơ sở, Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch

Khoa Lý luận cơ sở, Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch là một trong bốn khoa chuyên môn của nhà trường. Trong quá trình hình thành và phát triển, do thực tế đào tạo, chức năng, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn, khoa có nhiều tên gọi khác nhau.

Tiền thân của khoa là Tổ Thư viện, được thành lập khi trường được nâng cấp thành trường Trung học Văn hóa thông tin Hà Bắc (1979). Đến năm 1986, Tổ Thư viện được bổ sung thêm giáo viên, thêm chức năng, nhiệm vụ mới và được đổi tên thành Tổ Văn hóa.

Từ năm 1993, sau khi tách khỏi tổ văn hóa, Mỹ thuật, Sân khấu (1990 – 1993), tổ có tên là tổ Lý luận cơ sở.

Năm 2008, Tổ Lý luận cơ sở được nâng thành Khoa Lý luận cơ sở, Nghiệp vụ văn hóa và Du lịch.

2. Chức năng

–  Tham mưu với Ban Giám hiệu về công tác đào tạo các chuyên ngành khối nghiệp vụ văn hóa, du lịch.

– Tham mưu giúp Ban Giám hiệu trong mở các mã ngành mới phù hợp với yêu cầu xã hội và điều kiện thực tế của nhà trường.

– Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch mở các lớp bồ dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn như: Nghiệp vụ quản lý văn hóa, Nghiệp vụ du lịch… tại cơ sở.

3. Nhiệm vụ

– Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo theo chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

– Tổ chức biên soạn chương trình môn học, tài liệu giảng dạy khi được phân công. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hành và thực tập.

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo, thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong khoa.

– Quản lý giáo viên, học sinh thuộc khoa mình quản lý theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.

4. Thành tích nổi bật của tập thể khoa, học sinh.

Tập thể giáo viên trong khoa đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Cùng với nhà trường, khoa đã đào tạo nguồn cán bộ Văn hóa cơ sở cho tỉnh nhà. Tính cho tới nay đã có nhiều khóa học sinh tốt nghiệp ra trường ở nhiều chuyên ngành khác nhau như: Thư viện, Bảo tồn Bảo tàng, Quản lý văn hóa; Hành chính văn thư; Văn thư lưu trữ, Văn hóa du lịch hệ trung cấp và một số lớp đào tạo ngắn hạn khác.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa là chịu trách nhiệm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên, Khoa đã tổ chức thành công các chương trình ngoại khóa, các hoạt động tập thể trang bị những Kỹ năng mềm cho học sinh. Trong nhiều năm liền không có trường hợp học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội…

Trong những năm qua, học sinh của khoa đã tích cực tham gia các cuộc thi  học sinh giỏi: Tin học. Ngoại ngữ, Olympic Chính trị …cấp tỉnh do Sở Giáo dục –  Đào tạo Bắc Giang tổ chức và giành nhiều giải thưởng. Số học sinh của khoa được học bổng chiếm 1/4 tổng số học sinh đạt học bổng trong toàn  trường. Câu lạc bộ Bạn giúp bạn ra đời đã động viên, giúp đỡ nhiều em học sinh vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tốt.

* Hình thức khen thưởng:

Tập thể Khoa được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen (2012)

5. Các chuyên ngành đào tạo:

5.1. Chuyên ngành Hành chính văn thư và Văn thư lưu trữ

a. Về kiến thức

– Có kiến thức về soạn thảo các loại văn bản, nghiệp vụ thư ký văn phòng và phân loại văn bản. Tổ chức hợp lý hoá qui trình luân chuyển văn bản, theo dõi thời hạn giải quyết văn thư, lập hồ sơ trong môi trường mạng.

b. Về kỹ năng

– Triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ về quản lý nghiệp vụ văn thư. Sử dụng thành thạo nghiệp vụ văn thư, có khả năng xử lý tình huống trong nghiệp vụ thư ký

– Sắp xếp tài liệu hiện hành hợp lý, thực hiện hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức nộp lưu hồ sơ đúng qui định, sử dụng thành thạo các trang thiết bị trong công tác văn phòng, thực hiện qui chế bảo mật

– Tham gia hỗ trợ cấp trên kiểm tra, hướng dẫn việc xác định hồ sơ; hướng dẫn công tác văn thư ở các đơn vị trực thuộc.

c. Về thái độ

– Yêu nghề, tận tụy, nghiêm túc, nhiệt tình, trung thực, trách nhiệm và có tính kỷ luật cao, có thái độ đúng đắn trong công tác phục vụ, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn.

g. Năng lực và vị trí việc làm sau khi ra trường

– Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhiệm được công việc về Hành chính văn thư, Văn thư lưu trữ trong văn phòng các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang, các đơn vị kinh tế…

– Có đủ điều kiện dự thi, học tập ở bậc học cao hơn trong các trường có cùng khối ngành

5. 2. Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch

a. Về kiến thức

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tổng quan cơ sở lưu trú du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, địa lý du lịch, lịch sử văn hóa Việt Nam, tâm lý khách du lịch.

– Phân tích được nhu cầu khách hàng, tài nguyên du lịch, các dịch vụ có liên quan, bố trí các điểm tham quan về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết, sức khỏe của du khách.

– Thực hiện được quy trình điều hành chương trình du lịch, phương pháp tính giá, tổ chức thực hiện và xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn.

b. Về kỹ năng

– Thiết kế được chương trình du lịch.

– Quảng bá, xúc tiến bán chương trình du lịch, tổ chức thực hiện được chương trình du lịch.

– Giải quyết được các tình huống trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thực hiện được thao tác nghiệp vụ thanh toán, văn phòng, giao dịch, hướng dẫn, tư vấn cho khách du lịch.

c. Về thái độ

– Có đầy đủ các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác liên quan, chấp hành pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ, chính xác, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao.

g. Năng lực và vị trí việc làm sau khi ra trường

– Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhiệm được các vị trí công việc như nhân viên thị trường, nhân viên điều hành chương trình du lịch, hướng dẫn viên nội địa, thuyết minh viên tại điểm và nhiều vị trí khác trong ngành du lịch.

– Có đầy đủ các điều kiện để dự thi và học tập ở bậc học cao hơn tại các trường có cùng chuyên ngành đào tạo./.

2. Lịch sử thành lập Khoa Thể dục thể thao

Năm 2008 theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang, trường Trung cấp VH,TT&DL tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở trường Trung cấp VH – NT tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin. Theo Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Trung cấp VH,TT&DL Bắc Giang, trường gồm Ban Giám hiệu, 2 phòng chức năng và 4 khoa chuyên môn.Là một khoa chuyên môn mới được thành lập, khoa thể dục thể thao với 02 giáo viên có nhiệm vụ đào tạo học sinh năng khiếu chuyên ngành thể dục thể thao.

Trong những năm đầu mới thành lập, thầy giáo Trần Văn Quyền được lãnh đạo nhà trường giao phụ trách khoa. Khi chưa xây dựng mã ngành đào tạo, khoa được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng cho học sinh và phụ trách công tác ngoại khóa trong nhà trường. Năm 2012, được sự nhất trí của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, nhà trường mở và tuyển sinh mã ngành mới Quản lý thể dục thể thao. Đây chính là nền móng đầu tiên giúp Khoa Thể dục thể thao từng bước phát triển đi lên và dần khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp đào tạo năng khiếu chung của nhà trường.

2. Chức năng

– Tham mưu giúp Ban Giám hiệu trong công tác đào tạo học sinh chuyên ngành năng khiếu thể dục thể thao, công tác giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh và chịu trách nhiệm về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

– Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cán bộ quản lý thể dục thể thao cơ sở.

3. Nhiệm vụ

– Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo theo chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

– Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, biên soạn đề thi, kiểm tra, đánh giá do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập, thực nghiệm khoa học.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo, thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thuộc khoa.

– Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học thuộc khoa mình theo phân cấp của Hiệu trưởng.

4. Thành tích nổi bật

So với các khoa chuyên môn, khoa thể dục thể thao ra đời muộn hơn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên trong khoa đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Công tác thể dục thể thao của nhà trường đã có những thay đổi rõ rệt, các câu lạc bộ thể dục thể thao của giáo viên và học sinh như CLB bóng bàn, CLB bóng chuyền, CLB cầu lông được thành lập và hoạt động đi vào nề nếp. Phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa được khoa duy trì thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường.

Từ vị thế của một trường nghệ thuật tham gia các giải thể thao chỉ với mục đích giao lưu học hỏi, thì nay nhà trường đã giành được nhiều giải cao trong các cuộc thi thể dục thể thao cho cán bộ, giáo viên và học sinh do các cấp tổ chức. Trong nhiều năm liền các vận động viên của nhà trường tham gia thi đấu cầu lông đã giành được thứ hạng cao như giải nhất đôi nam và đôi nam nữ Công đoàn viên chức tỉnh các năm 2014, 2015, 2016; giải nhất đôi nam lãnh đạo và giải nhất đôi nam nữ học sinh CLB các trường chuyên nghiệp tỉnh Bắc Giang các năm 2012, 2013, 2014, 2015. Để đạt được thành tích đó là do sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường và những đóng góp không nhỏ của các thầy cô giáo trong khoa thể dục thể thao.

Trong những năm qua, từ nhiệm vụ chỉ giảng dạy bộ môn thể dục và giáo dục quốc phòng cho học sinh trong nhà trường, đến nay khoa đã tham mưu xây dựng mở mã ngành mới và đã tuyển sinh được 02 khóa học sinh chuyên ngành năng khiếu Quản lý thể dục thể thao. Trong thời gian tới, với đội ngũ các thầy cô giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết và mong muốn được cống hiến, cùng bề dày lịch sử 50 năm trong lĩnh vực đào tạo năng khiếu của nhà trường, khoa thể dục thể thao sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xây dựng tập thể khoa ngày càng phát triển.

5. Các chuyên ngành đào tạo:

a. Về kiến thức

– Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các phong trào thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu của cơ sở.

– Có khả năng kiểm tra và đánh giá được kết quả của công tác thể thao của địa phương, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vươn lên đáp ứng những yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới.

b. Về kỹ năng

Ngoài công tác quản lý, giảng dạy, huấn luyện thể dục thể thao, người học còn làm được công tác tổ chức các hoạt động phong trào về văn hoá xã hội, đoàn đội và các hoạt động khác của cơ sở.

c. Về thái độ nghề nghiệp

Có những phẩm chất cơ bản của người cán bộ thể dục thể thao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần thế giới quan Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu ngành, yêu nghề, có đạo đức tác phong của người cán bộ quản lý, có ý thức trách nhiệm xã hội.

d. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học được trang bị kiến thức về chuyên ngành thể dục thể thao, có đầy đủ tác phong phẩm chất của người cán bộ huấn luyện, giảng dạy, quản lý thể dục thể thao phong trào. Sau khi tốt nghiệp người học ngoài công tác quản lý lĩnh vực thể dục thể thao còn có khả năng làm công tác giảng dạy, huấn luyện tổ chức thi đấu các giải thể thao. Người học có điều kiện học tập, thi tuyển lên các trường Cao đẳng, Đại học có cùng chuyên ngành.

Xổ số miền Bắc