Hướng dẫn hợp thức hóa khi xuất hàng không có hóa đơn đầu vào cho mọi doanh nghiệp

Xuất hàng không có hóa đơn đầu vào có được không? Làm thế nào để hợp thức hóa việc xuất hàng hóa khi không có hóa đơn đầu vào? Đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.

Hướng dẫn hợp thức hóa khi xuất hàng không có hóa đơn đầu vào cho mọi doanh nghiệp

[external_link_head]

Xuất hàng không có hóa đơn đầu vào là sai quy định.

[external_link offset=1]

1. Doanh nghiệp không được xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào

Hiện nay, theo đúng quy định pháp luật về hóa đơn thì các đơn vị kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào.

Thứ nhất, các hàng hóa khi mua vào nếu không có hóa đơn đầu vào thì bên bán đang vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn.

Bởi, căn cứ theo Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, dù là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử thì bên bán đều phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn là khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Điều này đồng nghĩa rằng, khi giao hàng hóa, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, bên bán sẽ phải giao hóa đơn cho bên mua. Việc bên bán không giao hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp, việc không có hóa đơn đầu vào lại là do bên mua đã nhận được hóa đơn nhưng không may làm mất, cháy, hỏng… Đối với trường hợp này, để tránh vi phạm có thể xảy ra, bên mua cần tiến hành các thủ tục khắc phục theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, việc xuất hàng hóa nhưng không có hóa đơn đầu vào, nếu bị đơn vị thuế kiểm tra và phát hiện, doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro sau:

– Không xuất trình được hóa đơn đầu vào và phải chịu xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.

– Cơ quan thuế chứng minh được doanh nghiệp không có hóa đơn đầu vào nhằm mục đích trốn doanh thu. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành vi trốn thuế.

Như vậy, để tránh các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có hóa đơn đầu vào thì mới xuất hóa đơn đầu ra. Hoặc trường hợp không có hóa đơn đầu vào thì cần tiến hành các thủ tục hợp thức hóa việc xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào. Chi tiết sẽ được hướng dẫn ngay tại mục bên dưới.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Cách hợp thức hóa việc xuất hàng không có hóa đơn đầu vào

Với các trường hợp hàng hóa không có hóa đơn đầu vào, kế toán doanh nghiệp cần tạo hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa thủ tục khi xuất hóa đơn đầu ra.

Hướng dẫn hợp thức hóa khi xuất hàng không có hóa đơn đầu vào cho mọi doanh nghiệp

DN có thể tiến hành thủ tục hợp thức hóa việc không có hóa đơn đầu vào.

[external_link offset=2]

Cụ thể, việc tạo hóa đơn đầu vào hợp pháp có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Áp dụng vay, mượn hàng hóa, khi nào có sẽ trả lại để hợp thức hóa

Cách thứ nhất, để hợp thức hóa việc xuất hàng không có hóa đơn đầu vào, kế toán sẽ thực hiện vay, mượn hàng hóa để xuất, khi nào có hàng sẽ trả lại là xong.

Bởi, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT- BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

– Các hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

– Nếu cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

–  Nếu là xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, chỉ cần có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không cần phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.

Như vậy, hàng hóa không có hóa đơn khi chuyển sang hình thức vay, mượn, có chứng từ ghi rõ việc vay mượn này thì doanh nghiệp hoàn toàn không cần có hóa đơn đầu vào đối với hàng hóa đã xuất.

Cách 2: Áp dụng mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa

Cách thứ hai, để hợp thức hóa việc xuất hàng hóa khi không có hóa đơn đầu vào, kế toán sẽ thực hiện mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường.

Khi áp dụng cách này, kế toán doanh nghiệp cần hết sức lưu ý khi cân đối thuế TNDN, cần đảm bảo cho các chi phí như: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý,… phải bằng (=) với số tiền của hóa đơn lẻ. Điều này sẽ giúp DN tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính.

Trên đây, bài viết đã giải đáp tới kế toán và doanh nghiệp thắc mắc: Xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào có được không? Đồng thời hướng dẫn chi tiết cách hợp thức hóa việc xuất hàng không có hóa đơn đầu vào.

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 0969756783 – 0969756783
  • Tel : 0969756783
  • Fax: 0969756783
  • Website: https://einvoice.vn/

[external_footer]

Xổ số miền Bắc