Cuộc thi sắc đẹp – Wikipedia tiếng Việt

Cuộc thi sắc đẹp (tiếng Anh: Beauty pageant hay Beauty contest) là cuộc thi tập trung đánh giá về vẻ đẹp hình thể của thí sinh, song đồng thời cũng chú ý đến các yếu tố khác như thể chất, trí tuệ và nhân cách của người tham dự. Hầu hết các cuộc thi sắc đẹp là dành cho nữ giới chưa lập gia đình, với người chiến thắng thường được gọi là Hoa hậu hoặc Hoa khôi. Ngoài ra, còn có một số cuộc thi với hình thức tương tự dành cho nam giới với người chiến thắng thường được gọi là nam vương. Ngoài ra còn có các cuộc thi sắc đẹp cho phụ nữ đã kết hôn, thiếu niên và người chuyển giới.

Đầu thế kỷ 20, các cuộc thi sắc đẹp hiện đại bắt đầu được tổ chức với sự ra đời của các cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia uy tín như Hoa hậu Pháp (1920), Miss America – (Hoa hậu Mỹ) (1921) hay Hoa hậu Đức (1927).

Đến năm 1926, “Cuộc thi Sắc đẹp Quốc tế” (International Pageant of Pulchritude) trở thành cuộc thi sắc đẹp cấp quốc tế đầu tiên, với sự tham dự của thí sinh nhiều nước trên thế giới. Cuộc thi này được tổ chức lần cuối vào năm 1935 và sau đó ngừng tổ chức vĩnh viễn do ảnh hưởng từ cuộc Đại khủng hoảng. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi, cuộc thi này đã trở thành hình mẫu cho các cuộc thi nhan sắc quốc tế hiện đại sau này.

Năm 1951, ông Eric Morley tổ chức một cuộc thi bikini tại Luân Đôn, Anh với mục đích quảng bá các mẫu áo tắm mới. Tuy quy mô nhỏ bé và chỉ có sự tham dự của các thí sinh đến từ 6 nước, cuộc thi vẫn được giới truyền thông lúc đó gọi là Hoa hậu Thế giới (Miss World). Ngày nay, Hoa hậu Thế giới đề cao khẩu hiệu “Sắc đẹp vì mục đích cao cả” (Beauty with a purpose) với phần thi Hoa hậu Nhân ái, trong đó các thí sinh phải trình bày một dự án từ thiện do họ thực hiện.

Sang năm 1952, do người chiến thắng cuộc thi Miss America là Yolande Betbeze từ chối mặc áo tắm của hãng tài trợ Catalina Swimwear, nhà sản xuất của thương hiệu này là Pacific Mills tuyên bố rút khỏi cuộc thi này. Họ nhanh chóng thành lập ra một cuộc thi Hoa hậu Mỹ khác với tên gọi Miss USA và đồng thời một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc tế là Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe). Hoa hậu Hoàn vũ lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Long Beach, California. Ngày nay, các Hoa hậu Hoàn vũ đương nhiệm sống tại thành phố New York và tiến hành các công việc thiện nguyện, trong đó có nâng cao nhận thức về bệnh AIDS.

Megan Young ( Philippines ), Hoa hậu Thế giới 2013

Đến năm 1960, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ chuyển sang tổ chức ở thành phố Miami, Florida. Long Beach lại trở thành nơi khai sinh một cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ khác với tên gọi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Về sau, cuộc thi chuyển trụ sở về Tokyo, Nhật Bản. Hoa hậu Quốc tế đề cao sứ mệnh tuyên truyền cho hoà bình và sự hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới.

Năm 2001, Tập đoàn Carousel Productions khởi động cuộc thi Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth) tại Philippines. Cuộc thi hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất và lấy khẩu hiệu “Sắc đẹp vì một mục tiêu” (Beauty for a Cause) đi đầu.

Tới năm 2004, một cuộc thi sắc đẹp khác là Nữ hoàng Du lịch Quốc tế (Miss Tourism Queen International) ra đời tại Trung Quốc. Bên cạnh các phần thi nhan sắc, các thí sinh sẽ phải quảng bá và tuyên truyền hình ảnh du lịch của đất nước mình tới các bạn bè quốc tế.

Năm 2009, cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia (Miss Supranational) được tổ chức lần đầu tiên tại Ba Lan. Mục tiêu của cuộc thi là “Đoàn kết thế giới với sắc đẹp”.

Năm 2013, cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế (Miss Grand International) bắt đầu được tổ chức tại Thái Lan. Cuộc thi hướng tới thông điệp “Chấm dứt chiến tranh và bạo lực” (Stop the war and violence).

Theo trang web chuyên về các cuộc thi sắc đẹp Global Beauties, Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái Đất và Nữ hoàng Du lịch Quốc tế được xếp vào hệ thống 5 cuộc thi uy tín nhất gọi chung là Grand Slam.[1]. Tuy nhiên, vào năm 2013, Hoa hậu Trái Đất đã bị loại khỏi danh sách này vì scandal mua bán giải và ép thí sinh đi tiếp rượu.[2] Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2014 với Nữ hoàng Du lịch Quốc tế khi trang web đánh giá chất lượng cuộc thi này ngày càng đi xuống. Do đó, thay thế vị trí hai cuộc thi này là Hoa hậu Siêu quốc gia và Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.

Trong khi đó, các cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới ra đời muộn hơn. Năm 1993, Manhunt International trở thành cuộc thi sắc đẹp quốc tế đầu tiên dành cho nam giới tổ chức tại Singapore. Đến năm 1996, cuộc thi Mister World (Nam vương Thế giới) ra đời như một người anh em của cuộc thi Hoa hậu Thế giới bởi cả hai đều cùng thuộc Tổ chức Hoa hậu Thế giới. Năm 2006, cuộc thi Mister International (Nam vương Quốc tế) được tổ chức lần đầu tại Singapore. Một số cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới mới được sáng lập gần đây gồm có Mister Universe Model (Nam vương Người mẫu Hoàn vũ) ở Cộng hòa Dominica, Mister Global (Nam vương Toàn cầu) ở Thái Lan và Mister Supranational (Nam vương Siêu quốc gia) ở Ba Lan (cùng chung ban tổ chức với Hoa hậu Siêu quốc gia).

Các cuộc thi sắc đẹp dành cho nữ giới đều yêu cầu thí sinh tham dự phải là người chưa lập gia đình. Tuy nhiên, cũng tồn tại những cuộc thi chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn, tiêu biểu như Hoa hậu Quý bà Thế giới (Mrs World).

Các cuộc thi sắc đẹp cho nữ giới thường yêu cầu thí sinh tham dự phải thuộc giới tính nữ từ khi mới sinh ra. Quy định này khiến các thí sinh chuyển giới không có cơ hội tham dự những cuộc thi này. Năm 2012, thí sinh Jenna Talackova bị loại khỏi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Canada do bị phát hiện là người chuyển giới. Sau khi cô tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra trước pháp luật, chủ tịch Donald Trump của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tuyên bố cho phép cô Talackova trở lại thi và cho phép người chuyển giới tham gia Hoa hậu Hoàn vũ.[3] Cuộc thi sắc đẹp nổi bật nhất chỉ dành cho phụ nữ chuyển giới là Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế (Miss Queen International), diễn ra tại Pattaya, Thái Lan từ năm 2004.

Tại một số quốc gia trên thế giới, việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp không được khuyến khích, thậm chí bị cấm vì nhiều lý do khác nhau. Sự phát triển của các phong trào nữ quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng dẫn đến sự thoái trào của các cuộc thi nhan sắc. Họ cho rằng các cuộc thi sắc đẹp là sự xem thường giá trị của người phụ nữ. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới 1970 tổ chức ở Luân Đôn, Anh bị gián đoạn khi những người biểu tình tấn công sân khấu bằng bột mì.

Tại các quốc gia Hồi giáo, việc phô bày thân thể của phụ nữ trong phần thi áo tắm là điều cấm kị. Vì vậy, chỉ có rất ít các nước Hồi giáo tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Năm 2003, Afghanistan là đất nước Hồi giáo đầu tiên tham dự cuộc thi Hoa hậu Trái Đất. Hình ảnh của đại diện nước này trong bộ bikini màu đỏ đã gây rúng động toàn thế giới. Sau đó, năm 2013, cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức tại Indonesia, một nước có đa phần dân theo đạo Hồi. Cuộc thi bị nhiều người dân địa phương biểu tình phản đối và thay đổi phần thi áo tắm thành trang phục sarong đi biển kín đáo hơn.[4] Cuộc thi “Hoa hậu Hồi giáo” (World Muslimah) được người theo đạo Hồi tổ chức như một sự đối lập với các cuộc thi sắc đẹp thông thường. Trong cuộc thi này, các thí sinh đều đội khăn trùm đầu và thể hiện sự hiểu biết và lòng trung thành của mình về tôn giáo.[5]

Trên thế giới đầu thế kỷ 21, chỉ còn một số nước chậm phát triển nhưng “cuồng” hoa hậu tại Nam Mỹ và Đông Nam Á như Venezuela, Philippines, Colombia… nhằm thỏa mãn tâm lý thích dùng sắc đẹp để kiếm danh tiếng hoặc lấy chồng đại gia nhằm đổi đời. Còn ở các nước khác, những cuộc thi Hoa hậu chẳng còn được khán giả thế giới chú ý nhiều, đặc biệt là tại các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Khi hiểu biết về quyền phụ nữ được nâng cao, người dân các nước này đã nhận ra rằng thi Hoa hậu thực chất là việc hạ thấp phẩm giá phụ nữ, vì các cuộc thi này xem cơ thể phụ nữ giống như vật trưng bày di động để chấm điểm, buộc phụ nữ phải mặc áo tắm trình diễn hở hang để mọi người bình phẩm, soi mói ngoại hình. Nhiều xã hội văn minh không chấp nhận việc cơ thể người khác (dù xấu hay đẹp) bị đem ra bình phẩm một cách công khai; và một người phụ nữ giàu lòng tự trọng cũng sẽ không dùng cơ thể mình làm vật trưng bày để người khác chấm điểm. Do vậy, những người đẹp ở các nước phát triển không còn muốn thi Hoa hậu nữa, danh hiệu Hoa hậu tại các nước này chỉ còn là “hữu danh vô thực”, chẳng có mấy ai quan tâm hoặc nhớ đến những người từng đoạt giải[6]

Bên cạnh đó, những cuộc thi vẻ đẹp dành cho mần nin thiếu nhi cũng bị chỉ trích nóng bức. Những người phản đối cho rằng những cuộc thi như vậy sẽ tác động ảnh hưởng đến tâm ý của những bé gái khi vai trò của nhan sắc quá được tôn vinh trong đời sống của những em. Năm 2013, Pháp trở thành nước tiên phong trên quốc tế cấm toàn bộ những cuộc thi vẻ đẹp dành cho mần nin thiếu nhi. [ 7 ]

Source: https://mix166.vn
Category: Showbiz

Xổ số miền Bắc