Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Home » Thủ thuật » Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Sau một thời gian sử dụng thiết bị điện thoại thông minh thì sẽ có một số hiện tượng không tốt phát sinh. Nhưng thiết bị của bạn có thể bị nhiễm một số các phần mềm độc hại dẫn đến các thông tin cá nhân từ các tài khoản xã hội hay giấy tờ tùy thân sẽ bị những hacker lấy trộm. Vì thế hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không được nhận biết qua một số dấu hiệu sau.

Trương Trọng Thi – Wikipedia tiếng Việt

Các dấu hiệu để nhắc bạn hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Đây là một số dấu hiệu rõ ràng nhất mà bạn có thể kiểm tra ngay bây giờ chỉ bằng một số thao tác đơn giản.

Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Xuất hiện cảnh báo, yêu cầu diệt virus

Điều này xảy ra khi bạn sử dụng trình duyệt của điện thoại: Chrome, Firefox, Cốc cốc,… để truy cập trang web và đột nhiên hiển thị các thông báo với các nội dung cảnh báo và kèm theo là điện thoại rung, phát ra tiếng chuông cảnh báo: “ Thiết bị của bạn đang nhiễm virus, diệt virus ngay!! Bấm tại đây.!!”, “ Thiết bị của bạn đã quá cũ nên cập nhật phần mềm ngay”, “ Tải ngay phần mềm diệt virus mới nhất 2021 để bảo vệ thiết bị của bạn”….

Các thông báo, cảnh báo này thực ra là do các hacker làm nền để đánh lừa người sử dụng làm theo rồi đánh cắp các thông tin cá nhân, tài sản thậm chí là chiếm quyền sử dụng thiết bị. Vì vậy, hãy cảnh giác đừng bao giờ truy cập vào đó nhé.

Pi – Wikipedia tiếng Việt

Thiết bị nhanh hết pin

Khi thiết bị của bạn bị nhiễm các phần mềm độc hại thì khi sử dụng trình duyệt web kết nối internet thiết bị của bạn sẽ hết pin rất nhanh chóng mà không biết lý do, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Vì thế bạn hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Để tìm được nguyên nhân gây ra, bạn hãy vào tìm mục Battery trong Settings sau đó tìm mục Battery Doctor để tiện theo dõi kiểm tra và xem xét tình hình đối với thiết bị của bạn.

Thiết bị có hiện tượng giật, đơ thường xuyên

Khi mới mua máy thì bạn rất hài lòng về tốc độ xử lý của máy nhưng sau một thời gian sử dụng, máy đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng máy đơ, giật lag, các ứng dụng không phản hồi, tự đóng lại,…Rất có thể thiết bị của bạn đã bị nhiễm virus, các phần mềm độc hại trên internet.

Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

Các ứng dụng lạ tự cài đặt 

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy các ứng dụng lạ mà không phải do bạn cài đặt trên máy, đó là các thiết bị độc mang theo nhiều phần mềm độc hại từ các cảnh báo, thông báo trên trình duyệt web. Qua các ứng dụng này, hacker có thể tấn công vào thiết bị của bạn và lấy đi các dữ liệu trong máy. Các ứng dụng này đa số là được tải không qua Google Play hay Apple Store và không được kiểm duyệt rõ ràng.

Dung lượng dữ liệu tăng bất ngờ

Các phần mềm độc hoạt đồng trên nền của thiết bị và cũng kết nối với mạng internet của thiết bị. Vì vậy nếu bạn sử dụng dữ liệu di động thì dung lượng sử dụng sẽ tăng bất ngờ và gây ảnh hưởng kinh phí lớn mà không rõ nguyên nhân vì sao. Hãy để ý cả việc bạn dùng dữ liệu di động nữa.

Vì nếu bạn sử dụng mạng Wifi thì sẽ rất khó để nhận biết vì ít khi để ý dữ liệu internet đã dùng khi sử dụng mạng Wifi. Tuy nhiên kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn nhận ra sự thay đổi bất thường đó sớm nhất:

Settings ( cài đặt) -> Data Usage (sử dụng dữ liệu di động) 

Khi thiết bị của bạn bị nhiễm phần mềm độc thì nên xử lý ra sao?

Mặc dù các hệ điều hành được cải tiến rất nhiều nhưng các hacker vẫn tìm ra được các lỗ hổng và lợi dụng nó. Do đó các bạn nên chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn nhất cho thiết bị của mình:

Ai Làm Phim Hoạt Hình Đầu Tiên?

-Cài đặt các phần mềm diệt virus uy tín như: AVG Anti Security, Avast! Mobile Security,…hoặc khôi phục cài đặt gốc thay vì sử dụng các phần mềm diệt virus không uy tín.

Hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không

-Không truy cập các trang web có chứa những quảng cáo lừa đảo và có dấu hiệu khả nghi.

-Không cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc, không sử dụng các ứng dụng Crack. Để ngăn chặn điều này, nếu thiết bị của bạn sử dụng hệ điều hành Android thì hãy làm một số bước sau: Cài đặt => Màn hình khóa bảo mật =>Không rõ nguồn gốc => Tắt.

-Chỉ nên sử dụng các ứng dụng được kiểm duyệt tại Apple Store hay Google Play như: Messenger, Facebook, Instagram, Soundcloud, Zing Mp3,…Nếu tình trạng vẫn không cải thiện bạn nên ra tiệm bảo hành để có được sự an toàn nhất. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Trên đây là một số dấu hiệu để nhắc bạn hãy kiểm tra thiết bị của bạn xem có bị nhiễm phần mềm độc hại không. Không chỉ để thiết bị được an toàn khỏi các phần mềm độc này mà còn giúp bạn có được sự yên tâm khi sử dụng thiết bị và có trải nghiệm tốt nhất.

Tại sao Edison giàu có còn Tesla lại nghèo đói suốt đời

Xổ số miền Bắc