Hàng OEM, ODM, OBM là gì? Có nên mua không?

Thuật ngữ OEM, ODM, OBM rất thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy hàng OEM, ODM và OBM là gì, điểm khác nhau như thế nào trong hàng hoá xuất nhập khẩu? Làm sao để phân biệt? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé.

OEM là gì?

OEM là từ viết tắt từ Original Equipment Manufacturer hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.

[Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học và chi tiết cách trình bày]

Vậy thế nào là hàng OEM?

Hàng OEM được hiểu là nhà sản xuất chế tạo ra một linh kiện nào đó trong một sản phẩm chung, sau đó họ sẽ phân phối đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và hàng phân phối này sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất phân phối chứ không phải là hàng của nhà sản xuất đầu tiên nữa.

Chính vì điều này mà các mặt hàng cung cấp theo kiểu OEM thường có giá thành rẻ hơn giá sỉ. Nhưng tiêu chí để nhà sản xuất thứ 2 muốn cung cấp theo dạng OEM này thì phải đảm bảo 2 điều:

 

– Là phải đảm bảo số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất đưa ra. Điều này nhằm đảm bảo doanh thu và đúng theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất thứ nhất.

– Nhà sản xuất thứ nhất không chấp nhận việc nhà sản xuất thứ 2 mang hàng OEM ra bán lẻ, mà phải đi làm chế tạo ra thành phẩm rồi mới được dùng vào mục đích bán lẻ.

ODM là gì?

ODM là viết tắt của từ Original Designed Manufacturer hay còn gọi là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Công ty ODM là công ty hay công xưởng thực hiện các công việc thiết kế, tạo ra sản phẩm theo sự chỉ định của khách hàng. Trong trường hợp này, các công ty đã có ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc tại hình thái mẫu mã của sản phẩm thì doanh nghiệp thuê công ty ODM để giải quyết vấn đề này. Việc biến ý tưởng thành một sản phẩm thực tế là nhiệm vụ chính của các công ty ODM.

Học sinh cấp 1 viết vở mấy ô ly, nhớ kỹ 5 điều này để chọn đúng vở cho bé

OBM là gì?

Ngoài hai khái niệm thông dụng trên thì có một khái niệm cũng được sử dụng với ký hiệu OBM được viết tắt từ Original Brand Manufacturer hay còn gọi là nhà sản xuất thương hiệu gốc.

Loại hình công ty này khác biệt hoàn toàn với hai loại hình trên. Công ty OBM không đóng vai trò hậu kì như một công ty sản xuất hay thiết kế, nhiệm vụ chính của công ty này là phát triển thương hiệu và duy trì thương hiệu mang lại uy tín tiêu dùng với khách hàng.

Có thể hiểu loại hình công ty này như một thương nhân. Họ không tự sản xuất sản phẩm mà sử dụng sản phẩm ,công ty khác mà đặt tên theo thương hiệu của mình.

Thông thường, một công ty chỉ thuê một đến hai dịch vụ trên và từ các công ty khác nhau để hạn chế những rủi ro phát sinh.

Đặc điểm của các loại hình công ty OBM, ODM, OEM

 

Các công ty khác hoặc khách hàng liên hệ với các loại hình công ty này thường mang lại được các lợi ích dưới đây:

– Giúp doanh nghiệp trong quá trình tạo sản phẩm mang lại hiệu quả hơn

+ Doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm:

Sản suất hoặc thiết kế: Họ cần bên còn lại có thể tạo ra sản phẩm để doanh nghiệp mình kinh doanh hàng hoá trển thị trường. Trường hợp này, doanh nghiệp không có điều kiện như máy móc, thiết bị hoặc nguồn nhân lực có thể sản xuất nhưng muốn kinh doanh mặt hàng này thì việc thuê một công ty khác giúp công ty thực hiện công việc hiệu quả hơn

Quảng bá thương hiệu: Nhiều doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng không có đủ điều kiện để cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm để doanh nghiệp khác bán sản phẩm, hàng hoá này.

– Tiết kiệm chi phí

Có thể việc tự mình sản xuất hoặc thiết kế sẽ khiến doanh nghiệp tạo thêm các chi phí hơn thay vì thuê một công ty dịch vụ, công ty sẽ lựa chọn hình thức này để giảm chi phí lại bớt đi các vấn đề rắc rối phát sinh.

Bên cạnh các ưu điểm, việc phát triển các loại hình công ty nay mang lại rất nhiều hạn chế:

Thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học

– Đối với người tiêu dùng:

Việc sử dụng một sản phẩm theo uy tín thị trường khiến họ nhầm tưởng sản phẩm mang đúng chất lượng theo mức uy tín đó. Khách hàng tiêu dùng cảm thấy bị lợi dụng và lừa đảo vì chính sản phẩm mà mình lựa chọn.

 

– Đối với OBM:

Việc thuê công ty sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro ví như:

+ Trường hợp hai bên không quy định rõ ràng trong hợp đồng thì nếu bên được thuê lật lọng thì ngoài việc uy tín doanh nghiệp giảm sút tạo điều kiện cho chính bên thuê phát triển trên uy tín đối với thương hiệu.

+ Khách hàng nếu phát hiện ra nhưng thông tin này thì việc khách hàng quay lưng sẽ là điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi.

– Đối với ODM/OEM

Bất cứ công ty nào cũng muốn tự sản xuất và mang bán sản phẩm bằng thương hiệu của mình trên chính công sức và trí tuệ của bản thân. Việc hợp tác với OBM khiến doanh nghiệp không thu lại được mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp tạo ra. [Lời dẫn đón học sinh vào lớp 1 hay và ý nghĩa nhất]

Xổ số miền Bắc