H2 – H3 thanh xuân của chúng ta@|cầu thang chữ x đại học xây dựng@|https://ltlskt.files.wordpress.com/2019/11/a.jpg@|9

Cách đây hơn 20 năm, giảng đường H2 được hoàn thành tại Đại học Xây dựng Hà nội. Tác giả của công trình do cố Giáo sư, TSKH Nguyễn Mạnh Thu, nguyên hiệu phó trường Đại học Xây dựng, giảng viên bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc thiết kế. Khi hoàn thành, công trình là một trong những giảng đường hiện đại và đẹp nhất Việt Nam, nhận được giải thưởng Kiến trúc quốc gia Việt nam năm 2000.

Là một kiến trúc sư, nhà giáo tâm huyết, thầy Nguyễn Mạnh Thu luôn mong ước sinh viên trường Đại học Xây dựng, những kiến trúc sư, kỹ sư tương lai được học trong những giảng đường hiện đại, đẹp đẽ nhất. Thầy vẫn từng nói sinh viên kiến trúc xây dựng nước ngoài tỉnh giấc dậy đã được ở trong những công trình đẹp, được trải nghiệm trong những không gian, kiến trúc đẹp nên giúp cho cảm xúc, thiết kế của họ tốt hơn.  Chính vì thế, vượt lên những khó khăn về điều kiện vật chất lúc bấy giờ, thầy đã đặt hết tâm huyết và quyết tâm vào thiết kế giảng đường H2.

[external_link_head]

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
GIảng đường H2 khi vừa khánh thành

Nếu như khu giảng đường H1, cách đây hơn 30 năm, do thầy TS. KTS. Phùng Thiện Thuật thiết kế, khi đó là thầy trưởng khoa Kiến trúc, vào đầu những năm 80 trước đánh dấu mốc cho sự ổn định của trường Đại học Xây dựng khi sơ tán từ Hương Canh về Hà Nội, thì khu giảng đường H2 khi đó là dấu mốc cho việc hoạch định mặt bằng tổng thể của trường như thời điểm hiện nay.

Nhận nhiệm vụ trước nhà trường, với quyết tâm xây dựng một khu giảng đường có kiến trúc đẹp và độc đáo, tạo dấu ấn của trường Xây dựng, nhóm thiết kế do thầy Nguyễn Mạnh Thu, chủ nhiệm khoa Kiến trúc giai đoạn 1996, đã tập hợp một nhóm những giảng viên có sức sáng tạo nhất của khoa Kiến trúc thời điểm đó như thầy Nguyễn Toàn Thắng, thầy Doãn Thế Trung. Những phương án thiết kế đầu tiên được hình thành vào tháng 4 năm 1996.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Tổng thể công trình được hình thành trên một ngôn ngữ hình học trong sáng và mạch lạc. Sự tổ hợp khối, cộng, trừ khối rất khéo léo, tinh tế. Hình lớn, khối lớn, nhưng không bị thô nặng, bởi hình hộp to lớn ấy được tách ra thành các diện nhờ việc bố trí các hiên giải lao ở bốn góc tạo không gian mở tại giao tuyến giữa các diện tường, diện tường cũng được tách rời diện trần nhờ các mảng kính – là yếu tố rỗng trong kiến trúc. Ngôn ngữ “Giải khối” của công trình Hiện đại với tạo thành từ những ngôn ngữ hình học cơ bản từ Tuyến-Diện đan cài xen lẫn. Tất cả các kích thước trong công trình đều được thống nhất theo hệ modul 7M, từ vị trí của các cửa sổ, cửa đi, phân vị kính…tạo ra một mối quan hệ hình học chặt chẽ. Đan xen giữa các diện phẳng là diện cong góc hướng tây làm cho công trình phong phú không bị nhàm chán. Mỗi diện đều được xử lý đặc rỗng kết hợp, nhịp điệu của những yếu tố điểm tạo nên vẻ đẹp cho các diện.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Dưới tác động của ánh sáng, những bộ phận kiến trúc đua ra là khối cộng, những bộ phận lõm vào là khối trừ đã tạo nên bóng đổ, sự đan xen sáng tối trên hình khối công trình làm cho công trình có chiều sâu và hấp dẫn. Nhà H2 là một ví dụ rất rõ cho việc xử lí khối và ánh sáng như KTS nổi tiếng Le Corbusier từng nói Kiến trúc là trò chơi thông minh của ánh sáng và hình khối. Mái giàn cong trung tâm của công trình cũng là một điểm đặc biệt. Để đi đến phương án mái giàn cuối cùng, khớp giữa hình thức kiến trúc và modul mắt giàn đã có hơn 10 phương án khác nhau được đưa ra tính toán. Hệ thống kết cấu giàn này và kim tự tháp nổi tiếng của trường Xây dựng có cùng đơn vị sản xuất. Có lẽ ít người biết rằng vào thời điểm được xây dựng, đây là một trong số những giàn không tinh thể khớp cầu đầu tiên được sản xuất trong nước.

[external_link offset=1]

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Công trình với màu trắng chủ đạo, nổi bật trên nền thảm cỏ xanh cùng với màu vàng xám của những tường đá tảng tự nhiên. Xen kẽ giữa các giảng đường là màu xanh của những khu vườn nhỏ với những bức tượng Hy lạp. Thầy Thu mong muốn sinh viên được thư giãn sau những tiết học căng thẳng ở những khu vườn này và được chiêm ngưỡng những bức tượng nghệ thuật châu Âu cổ điển. Không gian tập trung lớn ở đại sảnh là không gian đa năng tổ chức các buổi hội họp, triển lãm, trưng bày liên quan đến ngành nghề. Trong không gian ấy có điểm nhấn là 2 chiếc cầu thang tạo hình chữ X, hiện nay là nơi check in yêu thích của các bạn trẻ.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
    Triển lãm cuộc thi thư viện mini (ảnh Lê Anh Vũ)
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
    Cầu thàng chữ X
Sảnh trung tâm H2 với chiếc cầu thang cắt kéo

Không chỉ từ hình khối, tất cả những chi tiết kiến trúc rất nhỏ bên trong công trình cũng được chú ý thiết kế theo mạch ngôn ngữ Hiện đại. Hệ thống lan can ống nước mảnh mai là một tham chiếu điển hình đến hình “lan can tàu thuỷ vượt đại dương” trong tác phẩm Hướng về một nền kiến trúc của Le Corbusier. Thầy Thu trực tiếp chỉ đạo thiết kế từ bàn học, bảng đen, hộp phấn, chỗ để giẻ lau và bục giảng theo phong cách Hiện đại của De Stijl, Bauhaus. Rất tiếc, đến thời điểm hiện nay chỉ còn một số bàn học mặt gập trong giảng đường lớn là nguyên vẹn.

H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
Thư viện trường Đại học Xây dựng

Đến năm 1999, một công trình khác được xây dựng, được xem như bộ não của bất kì một trường Đại học nào. Đó là nhà thư viện do KTS Nguyễn Toàn Thắng chủ trì thiết kế. Cùng chung một ngôn ngữ thiết kế hình học mạch lạc, thể hiện rõ ràng những quan điểm về kiến trúc Hiện đại của Le Corbusier.

  • Nhà trên cột
  • Mặt bằng tự do.
  • Mặt đứng tự do.
  • Cửa sổ băng.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm thiết kế giảng đường H2 của trường Đại học Xây dựng đã thiết kế rất nhiều các giảng đường của các trường Đại học ở miền Bắc. Nổi bật trong số đó là 2 dự án:

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
Giảng đường trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà nội

Quy hoạch tổng thể và thiết kế các nhà giảng đường, hội trường và nhà thí nghiệm của Đại học Nông nghiệp 1 (giải khuyến khích giải thưởng kiến trúc Quốc gia) năm 2000.

H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
Trường Đại học Thuỷ lợi, cơ sở Hưng Yên (nguồn website đại học Thuỷ lợi)

Quy hoạch tổng thể và thiết kế các nhà giảng đường, nhà thí nghiệm kí túc xá của Đại học Thuỷ lợi cơ sở Tiên Lữ, Hưng Yên năm 0969756783.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
Phương án đoạn giải nhất của thi thiết kế Tháp truyền hình quốc gia năm 1999

Đặc biệt vào năm 2000, nhóm thiết kế của các thầy Nguyễn Mạnh Thu, Nguyễn Toàn Thắng, Doãn Thế Trung giành giải Nhất cuộc thi thiết kế tháp Truyền hình Quốc gia với ý tưởng cách điệu từ tà áo dài đặc trưng và hình ảnh chim hạc ở kiến trúc cổ truyền Việt nam.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Đến năm 2018, gần 20 năm sau giảng đường H2, một giảng đường khác được khánh thành trong trường Đại học Xây dựng. Lần này, tác giả vẫn tiếp tục là hai KTS quen thuộc; thầy Nguyễn Toàn Thắng và thầy Doãn Thế Trung. Được xây dựng trên 1 khuôn viên vô cùng chật hẹp, nằm kẹp giữa các công trình hiện trạng đã có sẵn, đồng thời với những ràng buộc về quy hoạch của tuyến đường Trần Đại Nghĩa, nhưng tác giả đã khéo léo lựa chọn được giải pháp phù hợp với hình dạng khu đất.

[external_link offset=2]

H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Hai khối nhà được tổ hợp so le với nhau bằng không gian bán mở ở sảnh chính nên tạo nên khối tổng thể rất nhẹ nhàng, không bị thô nặng. Một mặt, quy hoạch hướng nhà đảm bảo được các điều kiện về hướng chiếu sáng của phòng học, hình thái chung của tổng thể các nhà học trong trường. Mặt khác, với dạng không gian mở hành lang bên giảm thiểu được tiếng ồn trung tâm (vốn là một nhược điểm của nhà H2) đồng thời biểu lộ rõ ràng không gian khối tích với các hoạt động bên trong, tạo ra sự sinh động và hấp dẫn của người sử dụng.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
Sảnh thông tầng của H3

Ngôn ngữ kiến trúc hiện đại lại một lần nữa được bộc lộ rất rõ ràng với tính hình học mạnh mẽ. Những mặt công trình quay hướng tây, có hành lang làm không gian đệm và sử  dùng kết cấu che nắng lam chắn nắng đứng, hạn chế bức xạ, ánh nắng vào công trình. Kiến trúc và cây xanh, là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu đi cây xanh làm cho công trình khô cứng. Với diện tích sân hạn chế nhưng những cây xanh đã được người thiết kế lựa chọn cẩn thận, dựa trên có những hiểu biết rất sâu về các đặc tính các loại cây và lựa chọn kiểu dáng cây để phù hợp với kiến trúc và khuôn viên ít ỏi bên dưới. Đây là một công trình không những đẹp về hình thức, tốt về dây chuyền công năng mà còn thích ứng với các điều kiện khí hậu Hà nội.

  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta
  • H2 – H3 thanh xuân của chúng ta

Và tất nhiên, với nhiều bạn sinh viên H2-H3 là một địa điểm lý tưởng để chụp kỉ yếu, để ghi dấu một thủa thanh xuân oanh liệt, lụt lội cùng cùng đồ án :)….(Ảnh từ FB của các bạn Quốc Anh, Thịnh Cú, ảnh kỷ yếu lớp 60KD1)

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, xin gửi lời tri ân đến cố Giáo sư Nguyễn Mạnh Thu, thầy Nguyễn Toàn Thắng, Doãn Thế Trung cùng tất cả các thầy các cô tâm huyết có nhiều đóng góp cho nhiệm vụ đào tạo và sự phát triển vững mạnh của trường Đại học Xây dựng.

Vũ Thị Ngọc Anh/Bộ môn Lý thuyết lịch sử kiến trúc.

[external_footer]

Xổ số miền Bắc