Giáo án: Khám phá khoa học – Thư viện mầm non

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên

Những lợi thế khi mua xe ô tô điện tại Lào Cai

Đề tài : Vì sao có mưa

Đối tượng : Mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi)

Số lượng trẻ : 15 – 20 trẻ

Thời gian : 15 – 20 phút

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Người thực hiện :

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

5 địa điểm du lịch tại Thành phố Lào Cai – Tỉnh Lào Cai

1. Kiến thức

– Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa : mặt trời chiếu xuống ao hồ, biển, sông, suối làm cho nước bốc hơi, nước bốc hơi sẽ ngưng tụ lại thành mây , nhiều ngày lúc mây càng nặng và ngưng tụ lâu tạo thành mưa.

– Trẻ biết được một số hiện tượng tự nhiên khi trời mưa như : Sấm, chớp, bão, gió,

– Trẻ biết được lợi ích : Mưa đem lại lợi ích cho con người và mọi vật ,mưa cung cấp nước cho sản xuất và các nhà máy, mưa làm cây cối tốt tươi và thời tiết mát mẻ…

– Trẻ biết được tác hại của mưa : Nếu mưa quá nhiều thì sẽ gây nên ngập úng, lũ lụt,…

– Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi

2. Kỹ năng

– Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

– Rèn cho trẻ sự chú ý, trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng trả lời đủ câu…

3. Giáo dục

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe : Không chơi ngoài trời mưa, không ra ngoài khi trời mưa, nếu cần ra ngoài khi trời mưa thì phải đội mũ nón, mặc quần áo mưa…

– Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú.

II – CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng

– Video về quá trình tạo mưa, tranh ảnh về quá trình tạo mưa

18 địa điểm du lịch tại Huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai

– Tranh ảnh về lợi ích của mưa

– Mặt mếu, mặt cười

– Slide về lợi ích và tác hại của mưa

– Nhạc : Cho tôi đi làm mưa với, mưa bóng mây.

2. Địa điểm, đội hình

– Trẻ ngồi trong lớp học

3. Tâm thế

– Trẻ hứng thú, sẵn sàng tham gia giờ học

III – CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔHOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú – Cô cho trẻ hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” – Cô và cả lớp mình vừa hát bài hát gì? – Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng gì nhỉ ? => Cô và chúng mình vừa hát bài hát cho tôi đi làm mưa đấy, bài hát có nhắc đến một hiện tượng tự nhiên đó là mưa. Hôm nay cô và cả lớp sẽ cùng khám phá xem vì sao có mưa nhé! 2. Hoạt động nhận thức * Hoạt động 1. Khám phá vì sao có mưa? Cô đố cả lớp mình biết vì sao có mưa? Muốn biết vì sao có mưa các con và cô hãy cùng xem video quá trình tạo mưa nhé ! – Cô cho trẻ xem video về quá trình tạo mưa ? – Nước có ở đâu các con nhỉ ? ( Cô đưa ra tranh nước ở biển có nắng mặt trời chiếu) – Nếu nắng mặt trời chiếu xuống thì nước sẽ như thế nào nhỉ ?( Tranh nước bốc hơi) – Khi nước bốc hơi sẽ tạo thành gì ? ( Tranh nước bốc hơi và tạo thành mây) – Khi những đám mây này ngưng tụ lâu thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?  ( Tranh mây ngưng tụ lâu sẽ tạo thành mưa rơi xuống ao, hồ, sông, suối,…) => Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống ao, hồ, sông, suối, biển làm cho nước nóng lên và bốc hơi ngưng tụ tạo thành những đám mây, khi gặp điều kiện thuận lợi mây nặng hơn ngưng tụ lâu hơn sẽ tạo thành mưa rơi xuống ao, hồ, biển, sông , suối…Và cứ như thế tiếp tục tiếp diễn tạo thành một vòng tuần hoàn đấy các con ạ! – Có hiện tượng gì xảy ra khi trời mưa ? Khi trời mưa thì có các hiện tượng như sấm, chớp, mây đen, gió… đấy! * Mở rộng : lợi ích và tác hại của mưa – Mưa có lợi ích như thế nào đối với con người và cuộc sống hằng ngày của chúng ta? – Nếu không có mưa thì sao nhỉ ? – Nhưng nếu mưa nhiều quá thì sẽ xảy ra chuyện gì? – Các con thấy lũ lụt thường xảy ra ở đâu ? + Cô cho trẻ xem slide các hình ảnh về sự cần thiết của mưa và một số hiện tượng lũ lụt về tác hại của mưa. – Cô kết luận : Mưa là 1 hiện tương tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người. Mưa làm cho cây tốt, thời tiết mát mẻ, mưa đem lại nguồn nước cho con người và mọi vật. Nếu không có mưa thì sinh hoạt sẽ rất khó khăn, sẽ xảy ra hạn hán. Nhưng nếu mưa liên tục trong nhiều ngày sẽ thì gây nên lũ lụt đấy các con ạ ! – Khi gặp trời mưa các con cần phải làm gì ? => Giáo dục : Khi trời mưa các con phải đội mũ nón và quần áo mưa khi có việc phải đi ra ngoài nhé! Có nhiều hiện tượng rất nguy hiểm như sấm sét, vì thế các con phải trú trong nhà tránh bị sét đánh nhé. * Hoạt động 2: Trò chơi 1“ Ai thông minh nhất” Cách chơi : Cô chia trẻ thành 3 nhóm ngồi theo bàn , phát cho mỗi nhóm các tranh theo trình tự quá trình tạo mưa, nhiệm vụ của trẻ là tìm tranh và ghép theo đúng trình tự của quá trình tạo mưa Luật chơi : Trẻ ghép nhanh và ghép đúng với quá trình tạo thành mưa. Trò chơi 2: “Mặt mếu mặt cười” Cách chơi : Cô chia trẻ thành 3 đội, từng thành viên của mỗi đội sẽ chạy qua chướng ngại vật lên lấy các ảnh về lợi ích của mưa dán vào hình mặt cười, còn ảnh về tác hại của mưa thì dán vào hình mặt mếu Luật chơi : Thời gian cho trẻ chơi là 1 bản nhạc, đội nào phân loại được nhiều hơn và đúng yêu cầu thì đội đấy sẽ dành chiến thắng. 3. Kết thúc – Cô nhận xét giờ học – Chuyển hoạt động  – Trẻ hát – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời         – Trẻ trả lời   – Trẻ trả lời     – Trẻ trả lời     – Trẻ trả lời         – Trẻ lắng nghe     – Trẻ trả lời                       – Trẻ lắng nghe                     – Trẻ chơi trò chơi               – Trẻ chơi trò chơi

‘Bung xõa’ tại 10 địa điểm du lịch ở Lào Cai bao đẹp, bao vui

Trường mầm non Vàng Anh được thành lập từ năm 2003 và được tách ra từ trường Tiểu học, Trung học cơ sở Kroong nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum 18 km trên tỉnh lộ 675, nay điểm trường chính đóng chân tại thôn 2 xã kroong thành phố Kon Tum – tỉnh Kon Tum. Trường được sự đầu tư xây dựng của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ với 8 phòng học khang trang, sạch đẹp, đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng cho nhu cầu dạy và học của nhà trường và đã khánh thành đưa vào sử dụng ngày 04/12/2018. Cơ sở vật chất đầy đủ song để phù hợp với môi trường giáo dục mầm non các cô trong Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể đội ngũ giáo viên đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi và bắt tay vào trang trí, cải tạo và xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh- sạch- đẹp phù hợp với các yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia và một trong những hoạt động được nhà trường đặc biệt quan tâm đó chính là xây dựng và tổ chức “thư viện thân thiện trong nhà trường” bởi lẽ thư viện trong trường mầm non có vai trò quan trọng. Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo. Thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hướng đến Giáo dục và Đào tạo theo quyết định phê duyệt của Thủ Tướng Chính Phủ trước đó. Đáng chú ý một trong những mục tiêu đến năm 2020 là sẽ có 100% cơ sở giáo dục mầm non có thư viện thân thiện và có 85% trẻ mầm non được tiếp cận, thường xuyên nghe “đọc” sách, để hình thành thói quen ngay từ nhỏ.

Chuyên đề xây dựng và tổ chức “thư viện thân thiện trong trường mầm non” được nhà trường tổ chức thông qua một số hoạt động nổi bật sau:

1. Xây dựng môi trường thư viện thân thiện trong lớp và môi trường ngoài lớp đẹp, bắt mắt, an toàn và sáng tạo.

Môi trường thư viện thân thiện thiết kế trong lớp học

Môi trường thư viện thân thiện thiết kế trong lớp học ​Hai bên chân cầu thang được tận dụng thiết kế làm thư viện thân thiện ngoài lớp học
Trẻ mầm non rất thích thú với những màu sắc tươi sáng, hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh vì vậy khi xây dựng môi trường thư viện thân thiện trong và ngoài lớp các cô giáo cần thiết kế không gian đảm bảo ánh sáng, an toàn, phối hợp các màu sắc hài hòa, các kệ để sách thiết kế ngang tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất sách tạo điều kiện thuận lợi nhất, thoải mái nhất khi trẻ tiếp xúc với sách và đọc sách. Thư viện thân thiện đòi hỏi phải có sự tổ chức, quản lý, sắp xếp tốt, sách truyện, tranh ảnh trong thư viện dễ dàng lấy, cất, đồng thời sử dụng có hiệu quả.

Đối với góc thư viện được thiết kế trong lớp học cần chú ý đến vị trí sắp xếp: Góc thư viện là góc tĩnh, trẻ cần có khoảng không gian yên tĩnh để “đọc”, nơi đảm bảo đủ ánh sáng để trẻ “đọc”. Vì vậy không đặt góc thư viện gần các góc động, góc có nhiều tiếng ồn. Sử dụng chữ in thường trong việc trang trí góc thư viện: Tên góc, quy định khi sử dụng sách truyện (có chữ viết và hình ảnh minh họa kèm theo), chọn lựa sách truyện phù hợp theo thời điểm, sự kiện…

2. Tổ chức cho trẻ “đọc” sách, truyện.

 

 

 

​​Hình ảnh trẻ MG 5-6 tuổi đọc sách ngoài sân trường và trong thư viện chung của trường

Về thời gian cho trẻ làm quen với sách: Trẻ có thể làm quen vào giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ra về, trẻ tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc ghế đá, thảm cỏ xung quanh vị trí sách đã được quy định, xem xong, trẻ tự xếp sách vào đúng vị trí quy định. Trẻ có thể xem sách truyện với tư thế thoải mái, không bắt buộc phải ngồi ngay ngắn như khi tô chữ.

Trẻ chưa biết đọc rất cần được nghe đọc sách. Khi trẻ đã biết đọc càng cần được nghe đọc và tự đọc nhiều hơn. Việc đọc sách trên lớp cần được lặp đi lặp lại không nên vì lý do nào đó mà dừng lại hoặc thay đổi lịch đọc sách. Duy trì việc đọc truyện cho trẻ nghe và kể chuyện theo tranh hàng tuần. Cô giáo thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở việc trẻ lấy sách, lật sách, đọc sách, giữ gìn sách và cất sách lên kệ sau khi đọc xong.

Đối với từng độ tuổi thì cô giáo cần hướng dẫn cho trẻ bằng các cách khác nhau sao cho đảm bảo việc đáp ứng theo độ tuổi của trẻ. Ví dụ như đối với nhà trẻ: Làm quen với sách: Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh. Còn đối với trẻ mẫu giáo thì cô cần hướng trẻ làm quen với việc đọc, viết như: Làm quen với cách sử dụng sách, bút; Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống; Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách; Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

– Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:

+ Hướng đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới ;

+ Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.

Mỗi cô ở trường mầm non đều có những giọng đọc truyền cảm riêng vì vậy Cô giáo cần tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể của mình để lôi cuốn trẻ nghe từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn với việc nghe kể chuyện và đọc truyện, đọc sách. Cách đọc sách, truyện: Cô đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng nói và các phương tiện đọc biểu cảm khác làm cho câu truyện có tiếng nói, tạo cho truyện một bức tranh âm thanh tương ứng. Nhiệm vụ của cô gióa khi đọc là giúp cho trẻ có thể nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh tương ứng hiện lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định. Qua cách trình bày tác phẩm một cách truyền cảm, giáo viên giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung câu truyện, phát triển ở trẻ trí tưởng tượng nghệ thuật, giúp trẻ nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng đúng đắn. Bằng cách đó, trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn. Nắm vững nghệ thuật đọc và kể chuyện là vấn đề quan trọng với một giáo viên mầm non.

Cô cần khuyến khích, tuyên dương trẻ khi trẻ chủ động tự tìm sách đọc. Khuyến khích trẻ đọc sách với tư thế trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để trẻ đọc sách cùng bạn, trao đổi, trò chuyện cùng bạn. Cô và trẻ cùng nhau làm những cuốn sách, viết nội dung cho từng trang sách.

3. Sự tham gia của phụ huynh học sinh cùng trẻ “đọc” sách, truyện:

Để thu hút trẻ đến với thư viện nhà trường thường xuyên thay đổi sách, truyện mới; giáo viên tổ chức giới thiệu với trẻ và cha mẹ trẻ về những thay đổi của góc thư viện trong đầu ngày đón trẻ, thu hút trẻ đến với thư viện. Để trẻ được xem và làm quen với nhiều loại sách, giáo viên hướng dẫn trẻ chọn sách đúng ý thích. Tuyên truyền và vận động cha mẹ trẻ cùng đọc với trẻ trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày.

Giáo viên tích cực tuyên truyền với phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện của trường hoặc cùng con đọc sách ở nhà để hình thành thói quen đọc sách. Giáo dục trẻ sử dụng sách, bảo quản sách với mô hình thư viện thân thiện, tủ sách ngoài trời là một việc làm cần thiết vì: Nơi đọc sách là tự nguyện, đọc theo ý thích, cha mẹ trẻ cùng tham gia, không có giáo viên theo dõi giám sát thường xuyên. Vì vậy giáo viên phải rèn cho trẻ thói quen không được mang sách ra khỏi khu vực thư viện, không được làm rách sách, bẩn sách.

​​Hình ảnh trẻ MG 5-6 tuổi đọc sách ngoài sân trường và trong thư viện chung của trường
4. Huy động mọi nguồn lực cùng quan tâm đến thư viện thân thiện trong trường và nâng cao số lượng, chất lượng các đầu sách trong thư viện trường, lớp.

Vận động, tuyên truyền với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể cùng quyên góp thêm vào thư viện trường lớp những quyển sách, truyện hay của mầm non có phụ đề in có chữ tiếng việt dưới hình ảnh trong sách truyện để trẻ được có nhiều loại sách mới, lạ, hay để trẻ “đọc” nhằm nâng cao số lượng, chất lượng các đầu sách trong thư viện trường, lớp.

Với việc xây dựng và tổ chức thư viện thân thiện trong trường mầm non ở Trường mầm non Vàng Anh, thành phố Kon Tum đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chương trình GDMN và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, luôn tạo được sự hứng thú cho trẻ để mỗi ngày đến trường là một niềm vui của trẻ, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường./

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Xổ số miền Bắc