GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Một số PTGT đường bộ Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ

6 – 7 phót

14 – 16 phót

[external_link_head]

5 – 7 phót

1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

2. Khám phá một số phương tiện giao thông đường bộ

3/ Củng cố

4/ Kết thúc

– Lớp hát bài: “Em tập lái ô tô”

– Trong bài hát nhắc tới loại xe gì?

– Các con hãy nói cho cô biết các con đang được đội mũ gì?

– Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì?

– Ngoài ô tô là phương tiện giao thông đường bộ ra các con còn biết phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ nữa?

– Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về các loại phương tiện giao thông đường bộ nhé!

a, Xe đạp:

– Cô đọc câu đố (Cô đố, cô đố):

“Xe gì hai bánh

Đạp chạy bon bon

Chuông kêu kính coong

Đứng yên thì đổ”

– Đó là xe gì?

– Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?

– Xe đạp gồm có những bộ phận nào?

– Dùng để làm gì?

– Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?

– Tại sao xe đạp lại chạy chậm?

– Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.

– Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?

b, Xe máy

– Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.

“Xe gì hai bánh

Tiếng kêu bình bịch

Chạy bon bon.

– Đố là xe gì?

[external_link offset=1]

– Nhìn xem cô có hình ảnh gì?

– Xe máy có những phần nào?

– Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?

– Xe máy chở được mấy người?

– Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những qui định gì?

– Nó nhờ vào cái gì để chạy?

– Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?

– Ngoài ra cô cũng có thêm 1 số hình ảnh các loại xe máy khác đấy.

+ So sánh xe đạp, xe máy. Cô củng cố.

c, Xe ô tô

– Cô điều khiển ô tô đồ chơi chạy từ trong ra, hỏi trẻ cô có gì đây?

– Đây là ô tô đồ chơi, ngoài ra cô còn chụp được 1 tấm hình 1 chiếc ô tô thật, các con cùng nhìn lên màn hình nhé.

– Ô tô con có đặc điểm như thế nào?

– Thuộc phương tiện giao thông đường nào?

– Ô tô con dùng để làm gì?

– Ô tô con nhờ vào cái gì để chạy?

– Ngoài ô tô con ra cô còn một loại ô tô khác nữa các con cùng xem nhé ( Xem hình ảnh ô tô tải và đọc tên xe).

– Xe ô tô tải có đặc điểm gì bạn nào biết?

– Còi của ô tô kêu như thế nào?

– Ô tô chạy nhanh hay chạy chậm?

– Người lái ô tô gọi là gì?

-Thế bác tài xế khi lái xe phải thực hiện qui định gì?

+ Cho trẻ so sánh ô tô con và ô tô tải.

– Xe ô tô con và ô tô tải có đặc điểm nào giống nhau?

– Khác nhau điểm nào?

– Hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường nào?

– Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô thuộc phương tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô và các bạn biết một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?

(Trẻ xem hình ảnh mở rộng các ptgt đường bộ)

– Vậy khi đi trên các phương tiện này các con phải đi như thế nào?

– Khi đến ngã tư đường phố thì các con đi như thế nào?

– Khi đi bộ thì các con đi như thế nào?

– Khi đi qua ngã tư đường phố muốn qua đường thì các con đi như thế nào?

* Mở rộng:

* Nhanh tay, nghe rõ

– Cô nói yêu cầu trẻ lấy xe phù hợp với yêu cầu của cô

* Trò chơi 1: “ Thi xem đội nào nhanh”

– Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội lựa chọn các câu hỏi trên màn hình trên máy tính để mở ra hình ảnh của bức tranh.

– Luật chơi: đội nào có tín hiệu trước được trả lời trước, nếu trả lời sai câu trả lời được giành cho đội còn lại.

* Trò chơi 2: «Bé tài giỏi»

– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội thanh, nhiệm vụ của ba đội sẽ tìm ra những hành động sai trong tranh của đội mình. Đội nào tìm nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

– Luật chơi: Tiếp sức.

* Trò chơi 3: «Bông hoa kỳ diệu»

Cách chơi: Cho 2 đội chơi, nhiệm vụ của 2 đội chơi là lựa chọn các bông hoa có các câu hỏi khác nhau, sau mỗi câu hỏi là hình ảnh về giao thông, đúng sai.

– Luật chơi: Đồng đội

– Tổ chức cho trẻ chơi.

– Các con có thích được đi trên các phương tiện giao thông kể trên không? Vì sao?

– Giáo dục: Các con biết không, các loại phương tiện giao thông giúp mọi người đi lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe… nếu không chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, khi đi xe thì phải đội mũ bảo hiểm, không đùa nghịch, khi đi thuyền thì phải mặc áo phao các con nhé!

– Lớp hát vận động cùng cô.

– Ô tô

– Ô tô

– Giao thông đường bộ.

– Trẻ kể.

– Trẻ chú ý.

[external_link offset=2]

– Đố gì, đố gì!

– Xe đạp.

– Khung xe, bánh xe, yên trước, yên sau…

– Chở người, chở hàng hóa.

– Chạy chậm.

– Vì xe đạp phải đạp bằng chân.

– Trẻ quan sát

– Đường bộ.

– Xe máy.

– Trẻ quan sát xe máy

– Xe máy có khung, bánh xe, ống khói, đầu xe…

– Đường bộ.

– Chở người và hàng.

– 2 người.

– Đội nón bảo hiểm, không chở 3.

– Động cơ máy..

– Pim pim pim.

– Trẻ quan sát

– Trẻ so sánh.

– Trẻ quan sát ô tô.

– Ô tô có 4 bánh, có đầu xe, kính, cửa…

– Đường bộ.

– Chở người .

– Xăng, dầu.

– Ô tô tải

– Có đầu xe, thùng xe, cửa kính… Chuyên chở hàng

– Píp píp.

– Chạy nhanh.

– Tài xế.

– Thắt dây an toàn.

– Điểm giống: đều là phương tiện giao thông đường bộ.

– Điểm khác:

+ Ô tô con chuyên chở người, không có thùng xe.

+ Ô tô tải chuyên chở hàng, có thùng xe.

– Đường bộ.

– Trẻ kể

– Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm không được đùa giỡn, ngồi trên xe ô tô ngồi ngay ngắn không thò đầu ra ngoài.

– Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh thì qua đường.

– Đi trên vĩa hè và đi xát lề đường bên phải.

– Đi trên đường vạch trắng.

– Trẻ chú ý lấy đúng theo yêu cầu

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

[external_footer]

Xổ số miền Bắc