Giáo án: Khám phá các mùa trong năm

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 

Cô giới thiệu khách dự.

[external_link_head]

– Cô và trẻ hát bài hát “Mùa hè đến”.

+ Cô và lớp mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về mùa gì?

+ Ngoài mùa hè ra con còn biết những mùa gì nữa?

2. Hoạt động 2: Bài mới (27 phút)

a. Khám phá các mùa trong năm

– Cô cho trẻ về bốn nhóm để quan sát các hình ảnh các mùa trong thời gian là 1 phút.

– Đố các con biết một năm có bao nhiêu mùa? Là những mùa gì?

– Một năm bắt đầu bằng mùa gì?

* Mùa xuân:

– Đại diện nhóm mùa xuân lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa xuân. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)

–  Mùa xuân thời tiết như thế nào?

– Cây cối như thế nào nhỉ?

– Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?

– Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?

– Tết đến mọi người thường làm gì?

– Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội đấy, chúng mình biết những lễ hội nào?

– Cô động viên trẻ.

* Cô khái quát lại: Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết ấm áp, có mưa phùn. Vào buổi sáng thời tiết hơi lạnh nên khi đi học chúng mình nhớ mặc thêm áo khoác mỏng.

* Mùa hè

– Sau mùa xuân là đến mùa gì?

– Đại diện nhóm mùa hè lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa hè. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)

– Ai có nhận xét gì về thời tiết của mùa hè?

– Thời tiết như vậy thì chúng mình lựa chọn trang phục thế nào?

– Khi ra đường thì chúng mình phải làm gì? Và chơi ở đâu?

– Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên có ích lợi gì cho cây cối?

– Và mùa hè đến các con có kì nghỉ gì?

– Khi nghỉ hè bố mẹ thường cho chúng mình đi đâu?

– Khi mùa hè đến thì còn các cơn mưa phùn không?

– Những cơn mưa mùa hè sẽ như thế nào?

– Cô động viên trẻ.

– Cô khái quát: Mùa hè là mùa thứ hai trong năm, thời tiết nóng nhất diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa hè chúng mình được nghỉ hè, được bố mẹ cho đi du lịch, đi tắm biển… và mùa hè này chúng mình chia tay lớp mầm non để lên lớp 1 nữa đấy.

* Mùa thu:

[external_link offset=1]

– Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?

– Đại diện nhóm mùa thu lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa thu. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)

– Mùa thu có những đặc điểm gì?

– Thời tiết mùa thu như thế nào?

– Mùa thu có ngày Tết gì đặc biệt?

– Theo các con những bộ trang phục như thế nào sẽ phù hợp với mùa thu?

* Cô khái quát lại: Các con ạ, mùa thu là mùa thứ ba trong năm, mùa thu với thời tiết mát mẻ, có lá vàng rơi, mùa thu các bé thích thú với ngày Tết trung thu, ngày hội khai trường. Mùa thu diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.

* Mùa đông:

– Mùa cuối cùng trong năm là mùa gì?

– Đại diện nhóm mùa đônglên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa đông. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)

– Mùa đông có đặc điểm gì?

– Vì sao các bạn lại mặc quần áo như thế?

– Cây cối mùa đông như thế nào?

Giáo dục trẻ chọn trang phục cho phù hợp từng mùa.

– Trong mùa đông có một ngày gì mà các bạn nhỏ đều thích, đó là ngày gì?

– Trong ngày giáng sinh chúng mình sẽ nhận được quà từ ai?

– Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?

* Cô khái quát lại: Mùa đông trời lạnh, diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, buổi sáng thì hay có sương mù, có những nơi vùng cao có tuyết rơi, mùa đông có ngày Giáng sinh mà các bạn nhỏ đều thích.

* Củng cố:

– Một năm có mấy mùa? Là những mùa gì?

Các con ạ, một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác.

– Các con có biết, bây giờ là mùa gì?

* So sánh mùa hè và mùa đông:

– Mùa hè và mùa đông có đặc điểm gì khác nhau?

– Cô khái quát: Mùa hè trời nóng nắng, cây cối xanh tốt còn mùa đông trời lạnh giá, cây cối trơ trụi

b. Trò chơi luyện tập:

– Trò chơi 1:  “Rung chuông vàng”.

Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, các đội chú ý lắng nghe câu hỏi sau đó cùng nhau suy nghĩ để đưa ra câu trả lời.

Luật chơi: Đội nào rung xắc xô trước đội đó giành quyền trả lời, nếu trả lời sai thì quyền trả lời sẽ giành cho hai đội còn lại. Kết thúc trò chơi đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất đội đó giành chiến thắng.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi

– Cô động viên khích lệ trẻ

– Trò chơi 2: “Thi đội nào nhanh”

Cách chơi: Cô mời 3 đội mỗi đội có 4 bạn lên chơi. Cô có các hình ảnh về bốn mùa, nhiệm vụ của ba đội là nhảy lò cò lên lấy hình ảnh dán theo đúng thứ tự các mùa trong năm

Luật chơi: Mỗi bạn khi nhảy lò cò lên chỉ được dán 1 hình ảnh. Trò chơi kết thúc đội nào dán đúng thứ tự các mùa đội đó giành chiến thắng

Cô tổ chức cho trẻ chơi.

Cô kiểm tra kết quả, nhận xét

3. Hoạt động 3:  Củng cố, kết thúc (1 phút)

– Hôm nay chúng đã được tìm hiểu những mùa gì?

– Cô động viên khích lệ trẻ.

– Cho trẻ đọc bài thơ “Nắng bốn mùa” và ra ngoài dạo chơi

– Trẻ đứng xúm xít quanh cô.

– Cả lớp hát cùng cô bài hát “Mùa hè đến”

– 1 – 2 trẻ trả lời: bài hát “Mùa hè đến” ạ.

– 2 – 3 trẻ trả lời: Mùa hè ạ

– 2 – 3 trẻ trả lời: Mùa xuân, mùa thu và mùa đông ạ

– Trẻ ngồi theo nhóm để quan sát và thảo luận tranh.

– 2 – 3 trẻ trả lời: có 4 mùa ạ, mùa xuân, mùa hè mùa thu, mùa đông

– Cả lớp trả lời: Mùa xuân ạ

– Đại diện nhóm mùa xuân lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.

– 3- 4 trẻ trả lời: Ấm áp, có mưa phùn ạ

– 3- 4 trẻ trả lời: Cây cối ra hoa, đâm chồi, nảy lộc ạ.

– 3- 4 trẻ trả lời: hoa đào, hoa mai ạ.

– 3- 4 trẻ trả lời: Tết Nguyên Đán ạ?

– 3- 4 trẻ kể: đi chợ Tết, gói bánh chưng, đi chúc Tết… ạ

– 3- 4 trẻ trả lời: Lễ hội Làng Song Khê, lễ hội Xương Giang…

– Trẻ vỗ tay

[external_link offset=2]

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Cả lớp trả lời: Mùa hè ạ

– Đại diện nhóm mùa hè lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.

–  3- 4 trẻ trả lời: Mùa hè trời nắng, nóng ạ.

– 2-3 trẻ trả lời: Mặc quần áo cộc, mát mẻ ạ.

– 2 – 3 trẻ trả lời: Phải đội mũ, che ô và chơi trong bóng mát.

–  3 – 4 trẻ trả lời: Cây cối xanh tốt ạ.

– Cả lớp trả lời: Kì nghỉ hè ạ

– 3- 4 trẻ kể: đi tắm biển, đi bể bơi, dã ngoại… ạ.

– Cả lớp trả lời: Không ạ

– 2 – 3 trẻ trả lời: Cơn mưa rào ạ

– Trẻ vỗ tay.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

3- 4 trẻ trả lời: mùa thứ ba trong năm ạ.

– Đại diện nhóm mùa thu lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.

– 3 – 4 trẻ nói hiểu biết của mình.

– 2 – 3 trẻ trả lời: mát mẻ, hanh khô ạ

– 3 – 4 trẻ trả lời: ngày Tết trung thu ạ.

– 3 – 4 trẻ trả lời theo hiểu biết của mình.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

1 – 2 trẻ trả lời: Mùa đông ạ.

– Đại diện nhóm mùa đông lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.

– 3- 4 trẻ trả lời: thời tiết giá rét, có tuyết rơi…ạ

– 3- 4 trẻ trả lời: vì trời rét ạ.

– 3- 4 trẻ trả lời: cây cối trơ trụi lá ạ

– Cả lớp chú ý lắng nghe

– Cả lớp trả lời: ngày giáng sinh ạ.

1 – 2 trẻ trả lời: Ông già noel ạ.

3- 4 trẻ trả lời: mùa thứ tư trong năm ạ.

– Trẻ chú ý lắng nghe

– 3- 4 trẻ trả lời: 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông ạ

– Trẻ chú ý quan sát.

– 3 – 4 trẻ trả lời: mùa xuân ạ

– 3- 4 trẻ trả lời: mùa hè trời nóng, cây cối xanh tốt còn mùa đông trời lạnh giá, cây cối trơ trụi ạ

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ lắng nghe câu hỏi, thảo luận trong nhóm và rung xắc xô giành quyền trả lời

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ nhảy lò cò lên lấy hình ảnh dán theo đúng thứ tự các mùa trong năm rồi về vỗ vào tay bạn tiếp theo lại lên

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– 3 – 4 trẻ trả lời: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông ạ

– Trẻ vỗ tay.

– Cả lớp đọc thơ và ra ngoài dạo chơi

[external_footer]

Xổ số miền Bắc