GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC …

HĐ1: Gây hứng thú.( 2 phút)

– Giới thiệu người dự: Hôm nay rất vinh dự cho lớp chúng mình được đón chào các cô giáo đến từ trường mầm non Đồng Sơn về thăm lớp, các con hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn nào!

[external_link_head]

– Để cho buổi học ngày hôm nay trở nên sôi động hơn xin mời các con hãy thể hiện cùng với cô bài hát “Hãy xoay nào”

+ Bài hát nói về những bộ phận, những giác quan nào trên cơ thể?

– Ngoài những bộ phận, giác quan đó ra thì cơ thể chúng mình còn rất nhiều những bộ phận , giác quan khác nữa đấy và hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau khám về 5 giác quan của cơ thể nhé.

– Xin mời các con hãy về chỗ ngồi nào

HĐ2: Bài mới (22 phút)

* Khám phá mắt (Thị giác)

– Cô cho trẻ ngồi quanh cô quan sát những vật có trên màn hình. Hỏi trẻ quan sát thấy gì?

– Nhờ có gì mà các con có thể nhìn thấy những đồ dùng đó?

– Mắt hay còn được gọi là giác quan gì? (Thị giác)

– Vậy mắt có chức năng gì?

– Cho trẻ nhắm mắt, mở mắt và nêu cảm nhận?

=> Mắt có quan trọng không? Làm thế nào để bảo vệ mắt?

* Khám phá xúc giác

– Cho trẻ về các nhóm khám phá

Mời trẻ nhận xét về 2 chai nước ( nóng – lạnh); vỏ quả nhẵn, sần…

– Kiểm tra chai nào nóng, chai nào lạnh?

– Mời ý kiến nhận xét của các nhóm?

– Vì sao con biết chai nước nóng- lạnh?

– Các con có biết da còn được gọi là giác quan gì không? (Xúc giác)

– Da có vai trò gì?

=> Làm thế nào để bảo vệ da?

* Khám phá vị giác:

– Các nhóm nếm vị quả cam, vị quả dưa hấu

– Nhận xét vị của quả cam, quả dưa.

– Mời các nhóm đưa ra nhận xét?

[external_link offset=1]

– Nhờ đâu mà các con biết cam có vị chua, dưa có vị ngọt?

– Mời ý kiến nhận xét của các nhóm khác?

– Lưỡi còn được gọi là giác quan gì? (Vị giác)

– Lưỡi có vai trò gì?

=> Lưỡi có quan trọng không ? Làm gì để bảo vệ lưỡi?…

=> Khen trẻ.

+ Cô có điều bí mật muốn dành tặng các con, các con có muốn biết điều bí mật đó là gì không?

– Cho trẻ lại gần quanh cô và nhắm mắt lại. Sau đó cô sịt nước hoa. Hỏi trẻ thấy thế nào?

– Nhờ gì mà các con biết đó là mùi nước hoa?

– Mũi còn được gọi là giác quan gì? (Khứu giác)

– Mũi có chức năng gì?

– Cho trẻ bịt mũi và nêu nhận xét?

=> Mũi có quan trọng không?

Làm thế nào để bảo vệ mũi?

– Cho trẻ hát “Cái mũi”

+ Cô thưởng hộp quà bí mật, cho trẻ nhắm mắt nghe âm thanh đoán quà.

– Cô cho trẻ đoán tiếng còi, tiếng xắc xô…

– Để nghe được những âm thanh này các con nhờ cái gì?

– Tai hay còn gọi là giác quan gì? (Thính giác).

– Tai có chức năng gì?

– Cho trẻ bịt tai, nêu nhận xét? Không có tai có nghe được không?

=> Làm thế nào để bảo vệ tai?

* Cho trẻ xem những hình ảnh các giác quan trên máy tính. (Củng cố)

Cô tổng hợp : Trên cơ thể có năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Mỗi giác quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và chúng đều rất quan trọng. Vì vậy các con cần phải giữ gìn sạch sẽ các giác quan

=> Lồng giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh.

* Trò chơi:

TC 1: Tai ai tinh

TC 2: Đội nào chọn đúng

Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách choi và tổ chức cho trẻ chơi.

HĐ 3: Kết thúc ( 1 phút)

– Cho trẻ hát “ Cái mũi” ra chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ cùng cô vận động theo lời bài hát “Hãy xoay nào

– Trẻ kể tên: Mắt, mũi,miệng…

– Vâng ạ

– Trẻ về chỗ ngồi

– Thấy váy, kính, mũ,…

– Nhờ có mắt ạ.

– Trẻ nói “Thị giác”

– Mắt có chức năng nhìn ạ.

– Trẻ nêu cảm nhận.

– Trẻ đưa ra những biện pháp để bảo vệ mắt : Đeo kính khi đi đường,….

[external_link offset=2]

– Trẻ nói chai nắp đỏ nóng, chai nắp xanh lạnh….

– Các nhóm đưa ý kiến nhận xét

– Nhờ da đã phân biệt cho con biết chai nào nóng, lạnh.

– Trẻ nói “Xúc giác”

– Bảo vệ cơ thể,…

– Tắm sữa tắm, đội mũ nón khi đi ra trời nắng,..

– Trẻ nếm vị quả cam, dưa

– Vị cam chua, vị dưa ngọt ạ

– Trẻ nêu ý kiến nhận xét.

– Nhờ lưỡi ạ

– Các nhóm nêu nhận xét.

– Trẻ nói “Vị giác”

– Nếm vị thức ăn, nói,…

– Trẻ nói cách bảo vệ lưỡi: không ăn đồ cay nóng, súc miệng,…

– Có ạ

– Mùi nước hoa ạ.

– Nhờ có mũi ạ

– Trẻ nói khứu giác

– Mũi để ngửi, thở

– Khó chịu,…

– Nêu cách bảo vệ mũi : Đeo khẩu trang khi đi đường, nhỏ mũi…

\

– Trẻ lắng nghe và đoán.

– Nhờ tai ạ

– Trẻ nói thính giác.

– Tai có chức năng nghe ạ

– Trẻ nêu cảm nhận: khó nghe…

– Trẻ nêu cách bảo vệ tai.

– Trẻ đọc tên các giác quan

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nêu cách chăm sóc cơ thể để các giác quan khỏe mạnh.

– Trẻ hứng thú chơi

– Trẻ hát “cái mũi”và ra chơi

[external_footer]

Xổ số miền Bắc