Giải vô địch bóng đá nữ thế giới – Wikipedia tiếng Việt

Cúp bóng đá nữ thế giới hay Giải vô địch bóng đá nữ thế giới (tiếng Anh: FIFA Women’s World Cup) là giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức cho tất cả các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia của những nước hội viên FIFA. Giải đấu được đăng cai 4 năm một lần kể từ năm 1991 khi giải đấu đầu tiên, khi đó được gọi là Women’s World Championship, được tổ chức ở Trung Quốc.

Theo thể thức hiện nay, các đội tuyển tranh nhau 23 suất trong thời gian thi đấu vòng loại kéo dài ba năm (đội chủ nhà nghiễm nhiên được trao suất còn lại). Vòng chung kết chính thức được diễn ra tại các địa điểm thi đấu của nước chủ nhà trong khoảng thời gian gần một tháng.

[external_link_head]

7 kỳ World Cup đã qua chứng kiến sự lên ngôi của 4 đội tuyển quốc gia khác nhau, trong đó đội đoạt chức vô địch nhiều lần nhất là Hoa Kỳ (bốn lần). Hoa Kỳ cũng là đội đương kim vô địch sau chiến thắng tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 ở Pháp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1988, 58 năm sau World Cup đầu tiên của nam vào năm 1930, FIFA tổ chức giải đấu khách mời tại Trung Quốc với tính chất thử nghiệm để xem liệu việc tổ chức một kỳ World Cup nữ có khả thi hay không. 12 đội tuyển đã góp mặt trong giải đấu gồm 4 đội châu Âu, 3 đội châu Á, 2 đội Bắc Trung Mỹ và Caribe; còn lại Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương mỗi khu vực có một đội tham dự. Đội đương kim vô địch châu Âu Na Uy đánh bại Thụy Điển với tỉ số 1–0 trong trận chung kết trong khi Brasil giành vị trí thứ ba sau khi chiến thắng trước đội chủ nhà trong loạt luân lưu. Sự thành công của giải đấu là tiền để để FIFA chính thức phê chuẩn cho sự ra đời của World Cup bóng đá nữ, tổ chức lần đầu năm 1991 một lần nữa tại Trung Quốc.[1] Giải đấu có sự tham gia của 12 đội với nhà vô địch là đội tuyển Hoa Kỳ khi đánh bại Na Uy 2–1 trong trận đấu cuối cùng.

Ở giải đấu thứ ba năm 1999, một trong những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử giải đấu là màn ăn mừng của hậu vệ đội Mỹ Brandi Chastain sau khi thực hiện thành công quả sút luân lưu quyết định trước Trung Quốc. Cô đã cởi bỏ chiếc áo thi đấu và vẫy chiếc áo vòng quanh đầu (giống như nam giới hay làm), để lộ ra cơ bắp và áo nịt ngực vận động của cô. Trận chung kết năm 1999 trên sân Rose Bowl ở Pasadena, California thu hút lượng khán giả kỉ lục 90.185 người cho một sự kiện thể thao nữ.[2]

Vào năm 2003, ban đầu Trung Quốc là nước được lựa chọn tổ chức, tuy nhiên giải đấu phải rời sang Hoa Kỳ do dịch SARS hoành hành tại khu vực châu Á.[3] Bù lại, Trung Quốc được giữ quyền đăng cai 2007. Đức tổ chức kỳ giải tiếp theo vào năm 2011, sau khi được trao quyền đăng cai vào tháng 10 năm 2007. Vào tháng 3 năm 2011, FIFA trao cho Canada quyền tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015, giải đấu đầu tiên có 24 đội tham dự vòng chung kết.[4] Trong giải đấu này Formiga của Brasil và Sawa Homare của Nhật Bản lập kỷ lục sáu lần tham dự các kì World Cup,[5] thành tích mà chưa từng một cầu thủ nào (cả nam hay nữ) từng làm được. Christie Rampone là cầu thủ nữ lớn tuổi nhất từng thi đấu trong một trận đấu khi cô 39 tuổi, 11 tháng, 23 ngày.[6] Vào tháng 3 năm 2015, FIFA trao cho Pháp quyền tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 sau khi vượt qua ứng cử viên Hàn Quốc trong cuộc bầu chọn.[7]

[external_link offset=1]

Linh vật[sửa | sửa mã nguồn]

World Cup Linh vật Miêu tả
Trung Quốc, 1991 Lăng Lăng Cô bé chim sẻ lông vàng, mặc áo phông xám
Thụy Điển 1995 Fifi Cô bé người Viking. Khuôn mặt của cô chính là lá cờ Thụy Điển
Mỹ 1999 Nutmeg Cô cáo có tên Nutmeg. Cô mặc chiếc ao phông trắng có dòng chữ USA trắng trên nền đỏ. Cổ và gấu áo của cô có màu xanh dương
Trung Quốc 2007 Hoa Mộc Lan Cô bé lấy cảm hứng từ tên nhân vật lịch sử Trung Quốc Hoa Mộc Lan. Cô có búi tóc hai bên màu xanh rêu là hai trái bóng đá, mặc áo phông tay dài đỏ có gấu áo màu xanh dương. Cô đeo khăn quàng màu vàng nhạt
Đức 2011 Karia Kick Một cô mèo tên là Karia Kick. Cô được công ty GMR Marketing của Frankfurt phát triển. Theo bà Jones, đây là linh vật đại diện cho “các tính chất quan trọng của bóng đá nữ: niềm đam mê, sự vui vẻ và sự năng động”.
Canada 2015 Shuéme Cô cú trắng có tên Shuéme. Tên của cô bắt nguồn từ chouette, tiếng Pháp có nghĩa là “cú”.
Pháp 2019 Ettie Cô gà có tên Ettie, cô là con gái của Footix, linh vật của World Cup 1998.Tên của Ettie bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là ngôi sao – “étoile”, vì cô ấy đến từ ngôi sao sáng mà cha cô ấy là Footix đã được trao cho FIFA World Cup 1998. Footix đã ném ngôi sao của mình lên bầu trời đêm để nó có thể tỏa sáng rực rỡ, và sau một vài năm du hành xuyên vũ trụ, nó đã trở lại với Footix dưới hình dạng cô con gái lấp lánh của ông. Sự nhiệt tình của cô ấy đối với bóng đá dành cho phụ nữ rất dễ lây lan và cô ấy hy vọng sẽ tỏa sáng ý thức chơi công bằng và niềm đam mê của mình đối với bóng đá trên khắp thế giới và truyền cảm hứng cho niềm tự hào dân tộc ở Pháp với tư cách là quốc gia đăng cai tổ chức cuộc thi.
Úc và Newzealand 2023 TBA TBA
  • Lưu ý: Đáng lẽ năm 2003, Mỹ tiếp tục đăng cai FIFA Women’s World Cup nhưng giải đấu đột ngột chuyển cho Trung Quốc đăng cai năm 2007 vì bối cảnh dịch SARS bùng phát.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Để có mặt trong vòng chung kết World Cup, các đội tuyển quốc gia phải tham gia thi đấu loại. Hầu hết các liên đoàn châu lục trực thuộc FIFA đều lấy các giải vô địch nữ châu lục làm vòng loại World Cup, ngoại trừ Liên đoàn bóng đá châu Âu tổ chức vòng loại riêng kể từ vòng chung kết 1999. Nước chủ nhà sẽ được đặc cách vào thẳng vòng chung kết. Số suất dự vòng chung kết phụ thuộc vào trình độ và thành tích của các châu lục: châu Âu có 8 suất châu Á 5 suất; Bắc, Trung Mỹ và Caribe 3,5 suất; châu Phi 3 suất; Nam Mỹ 2,5 suất và châu Đại Dương chỉ có một suất duy nhất. Đội xếp thứ tư tại Cúp Vàng nữ CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe) sẽ gặp đội thứ ba Copa América Femenina (Nam Mỹ) trong trận play-off tranh vé vớt hai lượt đi và về.

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết có sự góp mặt của 24 đội tuyển quốc gia, thi đấu trong vòng một tháng tại quốc gia chủ nhà. Giải gồm hai giai đoạn: vòng bảng và vòng loại trực tiếp.[8]

Tại vòng bảng, các đội được phân thành 6 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các bảng thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm. Ba điểm cho một trận thắng (tại vòng chung kết đầu tiên là hai điểm cho một trận thắng), hòa được một điểm, thua không được điểm nào. Các trận cuối vòng bảng được thi đấu cùng giờ để tránh tiêu cực và tạo sự công bằng khi thi đấu. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất được quyền vào vòng knock-out 16 đội.

Các tiêu chí xếp hạng vòng bảng theo thứ tự ưu tiên sau:[8]

  1. Tổng số điểm
  2. Hệ số bàn thắng bại
  3. Số bàn thắng ghi được
  4. Nếu các tiêu chí trên không đủ để phân hạng các đội, thứ hạng sẽ được xác định như sau:
    1. Số điểm khi các đội đối đầu với nhau
    2. Hiệu số bàn thắng bại khi các đội đối đầu với nhau
    3. Số bàn thắng ghi được khi các đội đối đầu với nhau
  5. Nếu tất cả các tiêu chí trên vẫn không thể xác định thứ hạng các đội thì sẽ tiến hành bốc thăm

Trong vòng loại trực tiếp, các đội sẽ thi đấu một trận duy nhất xác định đội vào vòng sau; hiệp phụ và loạt luân lưu sẽ lần lượt được sử dụng để quyết định đội thắng nếu thời gian chính thức kết thúc với tỉ số hòa. Giai đoạn bắt đầu bằng vòng knock-out 16 đội, sau đó đến tứ kết, bán kết, trận tranh hạng ba (giữa hai đội thua bán kết) và cuối cùng là trận chung kết.[8]

Các trận chung kết và tranh hạng ba[sửa | sửa mã nguồn]

A Không thi đấu hiệp phụ.[9]

  • Chú thích:
    • h.p. – sau hiệp phụ
    • b.t.v. – sau bàn thắng vàng trong hiệp phụ
    • pen – luân lưu 11m

Bảng thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi mỗi kì World Cup kết thúc, các giải thưởng sẽ được trao cho các cầu thủ và đội tuyển với màn trình diễn xuất sắc nhất. Hiện nay có năm giải thưởng:

  • Giải thưởng Quả bóng vàng (Golden Ball) cho cầu thủ xuất sắc nhất, được xác định bởi phiếu bầu của các phóng viên truyền thông; Quả bóng bạcQuả bóng đồng được trao lần lượt cho các cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba trong cuộc bầu chọn.
  • Giải thưởng Chiếc giày vàng (Golden Boot hay Golden Shoe) cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Các giải Chiếc giày bạcChiếc giày đồng lần lượt được trao cho các cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai và thứ ba.
  • Giải thưởng Găng tay vàng cho thủ môn xuất sắc nhất, được quyết định bởi Nhóm nghiên cứu kĩ thuật của FIFA
  • Giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất (Best Young Player Award) cho cầu thủ trẻ dưới 21 tuổi.
  • Giải thưởng Giải Fair Play (FIFA Fair Play Award) cho đội có tinh thần fair play nhất, dựa trên số điểm và tiêu chí của Tiểu ban Fair Play của FIFA.
  • Đội hình tiêu biểu (All-Star Team) bao gồm 23 cầu thủ xuất sắc giải đấu.

Kỷ lục và thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại[sửa | sửa mã nguồn]

[external_link offset=2]

Marta của Brasil là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất qua các kỳ World Cup.

Thi đấu nhiều vòng chung kết nhất (cầu thủ)[sửa | sửa mã nguồn]

Formiga là cầu thủ xuất hiện tại 7 vòng chung kết, vượt qua kỷ lục 6 vòng chung kết của Sawa Homare.

# Cầu thủ Số VCK tham dự
1 Formiga 7 (1995, 1999, 2003, 2007, 2011, 2015, 2019)
2 Sawa Homare 6 (1995, 1999, 2003, 2007, 2011, 2015)
3 Kristine Lilly 5 (1991, 1995, 1999, 2003, 2007)
Bente Nordby 5 (1991*, 1995, 1999, 2003, 2007)
Birgit Prinz 5 (1995, 1999, 2003, 2007, 2011)
Christie Rampone 5 (1999, 2003, 2007, 2011, 2015)
Karina LeBlanc 5 (1999*, 2003, 2007*, 2011, 2015*)
Nadine Angerer 5 (1999*, 2003*, 2007, 2011, 2015)
Cristiane 5 (2003, 2007, 2011, 2015, 2019)
Marta 5 (2003, 2007, 2011, 2015, 2019)
Christine Sinclair 5 (2003, 2007, 2011, 2015, 2019)
Onome Ebi 5 (2003, 2007, 2011, 2015, 2019)

*Không thi đấu nhưng có tên trong danh sách đăng ký.

Thi đấu nhiều trận nhất (cầu thủ)[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên và đội trưởng đội vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới các câu lạc bộ

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA)
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Âu
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới trên trang chủ của RSSSF

[external_footer]

Xổ số miền Bắc