Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh: ASEAN Football Championship) là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Giải lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Tiger Cup với 10 đội tuyển và nhà vô địch đầu tiên là Thái Lan. Tên gọi Tiger Cup được giữ đến hết giải lần thứ 5 (năm 2004) sau khi hãng bia Tiger hết hợp đồng tài trợ. Tại giải lần thứ 6 (năm 2007), giải được gọi là AFF Cup. Giải lần thứ 7 (năm 2008), Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á được gọi là AFF Suzuki Cup 2008 do Công ty Suzuki của Nhật Bản đã mua quyền đặt tên cho giải đấu và do đó, giải đấu đã được đặt tên là AFF Suzuki Cup.

[external_link_head]

Tính đến nay, trong 12 lần tổ chức giải, đã có 4 đội tuyển vô địch, bao gồm Thái Lan với 5 lần, Singapore với 4 lần, Việt Nam với 2 lần và Malaysia với 1 lần. Úc – một thành viên đầy đủ của AFF từ 2013 – cho đến nay chưa từng tham gia giải đấu (với lý do chính là sức mạnh của họ quá vượt trội so với các đội tuyển của Đông Nam Á, nếu tham dự sẽ gây mất cân bằng).

Giải vô địch gần đây nhất là vào năm 2018, đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á, sau khi đánh bại Malaysia với tổng tỷ số 3–2 trong 2 trận chung kết lượt đi và lượt về.

[external_link offset=1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp thị thể thao, phương tiện truyền thông và công ty quản lý sự kiện, Lagardère Sports đã tham gia vào giải đấu kể từ khi ra mắt vào năm 1996. Suzuki Motors là nhà tài trợ chính cho giải đấu kể từ năm 2008.[1]

Năm 2020 là năm đặc biệt vì AFF Suzuki Cup 2020 không thể tổ chức đúng năm vì Đại Dịch Covid – 19.

Kết quả giải vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2004, vòng đấu loại trực tiếp được diễn ra trên hai lượt đi và về theo thể thức sân nhà và sân khách.

Kể từ năm 2007, không có tranh hạng ba. Do đó, các đội lọt vào bán kết được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Ngoài ra, luật bàn thắng sân khách được áp dụng từ năm 2010.

Kể từ giải đấu năm 2018, một thể thức mới được áp dụng. Chín đội tuyển được xếp hạng cao nhất sẽ tự động lọt vào giải đấu còn 2 đội tuyển xếp hạng thấp hơn sẽ chơi trận vòng loại theo hai lượt đi và về. 10 đội tuyển được chia thành hai bảng năm đội và thi đấu vòng tròn một lượt, mỗi đội thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách. Một cuộc bốc thăm sẽ được thực hiện để xác định nơi các đội tuyển thi đấu trong khi thể thức của vòng đấu loại trực tiếp vẫn không thay đổi.[2]

[external_link offset=2]

Thành tích theo quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích
  • 1st — Vô địch
  • 2nd — Á quân
  • 3rd — Hạng ba
  • 4th — Hạng tư
  • SF — Bán kết
  • GS — Vòng bảng
  • q — Vượt qua vòng loại tham dự giải đấu hiện tại
  •  •  — Không vượt qua vòng loại
  •  ×  — Không tham dự / Rút lui / Bị cấm
  • XX — Quốc gia không tồn tại (Đông Timor: đã là một phần của Indonesia)
  •    — Chủ nhà
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Bán kết Tổng số tốp 4
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Thái Lan 5 (1996, 2000, 2002, 2014, 2016) 3 (2007, 2008, 2012) 1 (1998) 1 (2018) 10
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Singapore 4 (1998, 2004/05, 2007, 2012) 1 (2008) 5
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Việt Nam 2 (2008, 2018) 1 (1998) 2 (1996, 2002) 1 (2000) 4 (2007, 2010, 2014, 2016) 10
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Malaysia 1 (2010) 3 (1996, 2014, 2018) 2 (2000, 2004) 1 (2002) 2 (2007, 2012) 9
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Indonesia 5 (2000, 2002, 2004, 2010, 2016) 1 (1998) 1 (1996) 1 (2008) 8
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Philippines 4 (2010, 2012, 2014, 2018) 4
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt Myanmar 1 (2004) 1 (2016) 2
Tổng số1212551448

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thể cầu thủ ghi bàn hàng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

  • In đậm chỉ ra cầu thủ vẫn còn đang thi đấu bóng đá quốc tế.

Cầu thủ xuất sắc nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Giải vô địch bóng đá Đông Á
  • Cúp bóng đá vịnh Ả Rập
  • Giải vô địch bóng đá Nam Á
  • Giải vô địch bóng đá Tây Á

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức
  • Cúp AFF tại RSSSF.com
  • x
  • t
  • s

Bóng đá quốc tế

Châu Phi
  • CAF – Cúp bóng đá các quốc gia châu Phi
    • U-23
    • U-20
    • U-17
  • Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Phi
  • Khu vực (CECAFA, CEMAC, COSAFA, WAFU)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)

Châu Á
  • AFC – Cúp bóng đá châu Á
    • U-23
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Khu vực (ASEAN, EAFF, SAFF, CAFA, WAFF)
  • Liên khu vực (AFF-EAFF)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
Châu Âu
  • UEFA – Giải vô địch bóng đá châu Âu
    • U-21
    • U-19
    • U-17
  • Nations League
Bắc, Trung Mỹ

và Caribe
  • CONCACAF – Cúp vàng
    • U-20
    • U-17
    • U-15
  • Nations League
Châu Đại Dương
  • OFC – Cúp bóng đá các quốc gia
    • U-19
    • U-16
Nam Mỹ
  • CONMEBOL – Cúp bóng đá Nam Mỹ
    • U-20
    • U-17
    • U-15
Không phải FIFA
  • CONIFA – Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu ConIFA
  • IIGA – Đại hội Thể thao Đảo
  • Hội đồng các liên bang mới Nam Mỹ (CSANF)
  • Liên minh bóng đá thống nhất thế giới (WUFA)
Đại hội thể thao
  • Đại hội Thể thao châu Phi
  • Đại hội Thể thao châu Á
  • Trung Mỹ
  • Trung Mỹ và Caribe
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng Pháp ngữ
  • Đảo Ấn Độ Dương
  • Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng ngôn ngữ Bồ Đào Nha
  • Đại hội Địa Trung Hải
  • Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ
  • Đại hội Thể thao Liên Ả Rập
  • Đại hội Thể thao Thái Bình Dương
  • Đại hội Thể thao Nam Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Đại hội Thể thao Tây Á
Xem thêm
Địa lý
Cầu thủ/Câu lạc bộ của thế kỷ
Bóng đá nữ

[external_footer]

Xổ số miền Bắc