Du lịch Việt Nam: Nỗ lực chuyển mình, chủ động thích ứng trong tình hình mới

Dấu son lịch sử

Theo Nghị định số 26-CP, Công ty Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài, phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam và khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài. Hội đồng Chính phủ cũng giao Công ty Du lịch Việt Nam tổ chức và quản lý những cơ sở và những phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch.

[external_link_head]

Thời kỳ này, đối tượng phục vụ của du lịch Việt Nam là du khách từ nước ngoài vào du lịch trong nước; khách du lịch ở trong nước đi du lịch nước ngoài; các đoàn thể, cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân lao động Việt Nam đi tham quan nghỉ mát trong nước; những khách nước ngoài gồm: các đoàn ngoại giao, các nhân viên của các sứ quán, các cơ quan đại diện, chuyên gia, các đoàn thể và nhân dân nước ngoài trong thời gian công tác tại Việt Nam.

Hoạt động của du lịch Việt Nam được kỳ vọng phát triển nguồn thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho Nhà nước phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài góp phần nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. 

Ngay từ lúc này, du lịch đã được nhận thức rõ ràng với vai trò là một ngành kinh tế mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với những nhiệm vụ cụ thể, như: nghiên cứu tình hình du lịch quốc tế để khai thác kinh doanh du lịch; mở rộng các cơ sở và tuyến du lịch để thu hút khách du lịch và phục vụ các yêu cầu của khách du lịch trong nước trong phạm vi có thể; phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước và chỉ đạo các cơ sở du lịch địa phương để đảm bảo phục vụ khách du lịch nước ngoài về mọi mặt như: ăn ngủ, vận chuyển, giải trí, tham quan và làm các thủ tục giấy tờ, đổi tiền; tổ chức việc bán vé máy bay, xe lửa, tàu biển cho các khách kể cả khách ngoại quốc và khách Việt Nam đi ra nước ngoài.

Đồng thời, ngành Du lịch cũng có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng với khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong nước những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những thành tích cách mạng, công cuộc xây dựng kiến thiết xã hội chủ nghĩa và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời của nhân dân ta; đề xuất quy hoạch kiến thiết, tu sửa, trang trí, bảo quản các danh lam thắng cảnh, các trung tâm du lịch (di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá, suối nước nóng, rừng nguyên thủy, rừng săn bắn…) nhằm phát triển kinh doanh về du lịch.

Những bước đột phá

Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách. Chỉ thị 46-CT/TW, tháng 10 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã khẳng định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc”.

[external_link offset=1]

Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập. Pháp lệnh Du lịch và sau này, là Luật Du lịch được thông qua. Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa IX, X và XI.

Đặc biệt, ngày 16/01/2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Đồng thời, Nghị quyết số 08-NQ/TW quán triệt rõ quan điểm “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã củng cố và nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về sự nghiệp phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến các địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất luợng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến hết năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Như vậy, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số buồng.

Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp, năm 1996 có 76 doanh nghiệp, năm 2005 có 428 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Về khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 0969756783 đạt 22,7% mỗi năm.

Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước.

Về tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng. Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD). Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.

Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á. Cùng với đó là rất nhiều giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới dành cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch, nhà hàng, công ty du lịch, hãng hàng không…

Phát huy nội lực trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 như cơn cuồng phong chưa từng có trong lịch sử, khiến ngành du lịch trong nước và quốc tế bị thiệt hại nặng nề. Bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID-19, tháng 3/2020 Việt Nam đã phải ngừng đón khách quốc tế. Du lịch Việt Nam – một ngành đang tăng trưởng bốn năm liên tục ở mức 2 con số, đóng góp trực tiếp gần 10% GDP, đóng góp lan tỏa trên 18% GDP, nay suy thoái nghiêm trọng. Hàng chục nghìn doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng kinh doanh, hàng triệu lao động phải nghỉ việc toàn bộ hay từng phần.

[external_link offset=2]

Hơn một năm rưỡi qua, du lịch Việt Nam vẫn chưa mở cửa với thị trường khách quốc tế. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa trở thành là đòn bẩy để phục hồi và phát triển nền kinh tế xanh, là hướng tích cực để duy trì hoạt động của ngành.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng khẳng định vị trí, vai trò của du lịch nội địa trong quan điểm, mục tiêu và định hướng, giải pháp với quan điểm: “Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam”. Do đó, trong thời điểm này, cần đánh giá đúng tầm quan trọng, vai trò nền tảng của du lịch nội địa.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trước đây, du lịch nội địa chưa thực sự được quan tâm. Nhiều người vẫn coi làm du lịch nội địa rất đơn giản, không cần quan tâm đầu tư thì du lịch nội địa vẫn phát triển bình thường. Nhưng mỗi khi có khủng hoảng thì chúng ta lại quay lại du lịch nội địa. Điển hình là năm 2009, khi du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng tài chính toàn cầu, phát triển du lịch nội địa chính thức được đưa ra như một giải pháp quan trọng để khôi phục du lịch. Một loạt giải pháp hỗ trợ du lịch được Chính phủ phê duyệt: miễn lệ phí visa cho tất cả khách quốc tế đi theo đoàn, giảm thuế VAT, miễn phí tham quan… Với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của toàn ngành, chỉ trong 6 tháng du lịch ngày đó đã khởi sắc. Đặc biệt, du lịch nội địa bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn 0969756783, khi du lịch quốc tế tăng trưởng rất nhanh, sự quan tâm đến du lịch nội địa lại giảm xuống. Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, không có khách quốc tế, du lịch Việt Nam mới thấy rõ tầm quan trọng thực sự của du lịch nội địa.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, ông Vũ Thế Bình cho rằng, cần giải quyết hàng loạt các vấn đề. Trước hết là xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với sở thích, nhu cầu của người Việt Nam. Hiện nay, các công ty lữ hành không phục vụ khách quốc tế thì chuyển sang khách nội địa, do vậy dẫn đến có những sản phẩm không phù hợp với khách Việt Nam. Đơn cử như các tàu khách trên vịnh Lan Hạ nếu trước đây chủ yếu phục vụ khách châu Âu, nay chuyển sang khách Việt. Tuy nhiên, do chưa nghiên cứu kỹ các sản phẩm dành cho khách nội địa nên dẫn đến việc khách phản hồi thực đơn, cách chế biến không phù hợp… “Vì vậy, đã đến lúc phải đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch nội địa một cách nghiêm túc, bài bản, đáp ứng nhu cầu, sở thích của người Việt Nam” – Ông Vũ Thế Bình khẳng định.

Bên cạnh đó, tính chất mùa vụ ở nhiều trung tâm du lịch lớn của Việt Nam là rất nặng nề. Đòi hỏi ngành Du lịch cần tập trung giải quyết tình trạng nhiều điểm du lịch lúc thì quá tải, lúc thì quá vắng khách. Để giải quyết vấn đề này, mỗi địa phương phải huy động sự tham gia của các chuyên gia du lịch nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, tổ chức thử nghiệm, đồng thời vận động sự tham gia của cả hệ thống du lịch cả nước.

Ngoài ra, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nội địa vẫn chưa được chú trọng. Để thực sự phát triển du lịch nội địa cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bao gồm đào tạo cả ý thức, thái độ ứng xử, phương pháp giới thiệu, hướng dẫn… Đồng thời, cần tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch nội địa bài bản hơn, từng bước tạo ra nhu cầu, thói quen mới của người Việt là mỗi năm, mỗi khi có cơ hội thu xếp thời gian du lịch là lên đường khám phá đất nước mình.

Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để khôi phục các hoạt động du lịch là phải nâng cao tỉ lệ tiêm vaccine cho lao động trong ngành Du lịch. “Phải coi những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch là những “chiến sĩ tuyến đầu trên mặt trận kinh tế”, vì vậy phải trang bị ngay cho họ vũ khí vaccine để họ có đủ điều kiện hoạt động. Khách du lịch quốc tế khi đến với Việt Nam và cả khách nội địa là người Việt Nam sẽ yên tâm khi được những người đã tiêm vaccine phục vụ” – ông Vũ Thế Bình nhấn mạnh.

Song song với thị trường nội địa, ngành Du lịch cũng đã lên kế hoạch bảo đảm sẵn sàng cho việc mở cửa đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép. Ngay từ cuối năm 2020, Tổng cục Du lịch đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các phương án, kế hoạch, làm việc với các cơ quan liên quan. Hiện, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang bàn việc mở cửa cho khách quốc tế với việc xây dựng kế hoạch chi tiết cùng những tiêu chí rõ ràng, trên tinh thần không mở ồ ạt. 

Tổng cục Du lịch cho rằng, việc mở cửa đón khách quốc tế là vấn đề quan trọng, trong đó cần ưu tiên cao nhất cho bảo đảm an toàn phòng chống dịch; cần thí điểm từng bước về thị trường khách, hình thức chuyến bay, lựa chọn các điểm đến, sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp dịch vụ đủ năng lực và đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch. Với những cố gắng, nỗ lực chuyển mình, hy vọng du lịch Việt Nam sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới./.[external_footer]

Xổ số miền Bắc