Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh – Wikipedia tiếng Việt

Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh (tiếng Anh: England national football team) là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Anh và đại diện cho Anh trên bình diện quốc tế.[2]

Trận đấu quốc tế đầu tiên mà môn bóng đá được tổ chức thi đấu, vào năm 1872, cũng là trận đấu ra mắt của đội tuyển Anh cùng với đội tuyển Scotland.[3] Ra đời gần như sớm nhất và miễn nhiêm được đánh giá cao, tuyển Anh lại có bảng thành tích khiêm tốn so với nhiều đại gia của bóng đá thế giới. Đội dự Cúp thế giới từ năm 1950 và lên ngôi 1 lần duy nhất năm 1966, ngoài ra thì đứng hạng bốn 2 lần. Ở cấp độ châu lục, tuyển Anh còn chưa giành được cúp, thành tích tốt nhất là ngôi á quân vào năm 2020.

[external_link_head]

Do là một trong bốn đội tuyển bóng đá quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đội tuyển Anh có một thời gian dài không tham dự Olympic. Đến tận Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra tại Luân Đôn thì lần đầu tiên mới có một đội tuyển đại diện cho Vương quốc Anh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình ra sân trong trận chung kết World Cup 1966 của tuyển Anh

Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh là đội bóng lâu đời trên thế giới, được thành lập cùng một lúc với đội tuyển bóng đá Scotland. Trận đấu giữa đội tuyển Anh và đội tuyển Scotland đã diễn ra vào ngày 5 tháng 3 năm 1870 được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Anh (FA). Một trận đấu giao hữu được tổ chức lại bởi Đội tuyển bóng đá Scotland vào ngày 30 tháng 11 năm 1872. Trận đấu này, diễn ra tại Crescent Hamilton ở Scotland, được xem như là trận đấu bóng đá quốc tế chính thức đầu tiên.[3]

Đội tuyển bóng đá Anh gia nhập Liên đoàn bóng đá thế giới vào năm 1906 và thi đấu giao hữu với các đội bóng khắp châu Âu ngoài Vương quốc Anh vào năm 1908. Sân vận động Wembley được khai trương vào năm 1923 và trở thành sân nhà của đội. Mối quan hệ giữa FA và FIFA trở nên căng thẳng và đội bóng rời khỏi FIFA vào năm 1928, trước khi gia nhập lại vào năm 1946. Kết quả là, Anh không tham dự World Cup cho đến năm 1950.[4][5]

World Cup năm 1966 được tổ chức tại Anh, Alf Ramsey dẫn dắt tuyển Anh giành chiến thắng với tỷ số 4-2, chiến thắng trước Tây Đức sau thời gian ở hiệp phụ trong trận chung kết, trong đó Geoff Hurst ghi một hat-trick. Đội tuyển Anh đủ điều kiện tham dự World Cup năm 1970 được tổ chức tại México với tư cách là nhà đương kim vô địch. Đội vào đến vòng tứ kết nhưng đã bị loại bởi Tây Đức. Anh tuy dẫn trước 2-0 nhưng cuối cùng đã bị đánh bại 3-2 sau hiệp phụ.[6]

Sau đó là thập kỷ 70 đen tối khi bóng đá Anh không vượt qua được vòng loại hai kỳ World Cup: 1974 và 1978, cũng như hai kỳ Euro: 1972 và 1976.

Bước vào thập niên 80, đội tuyển Anh có chút khởi sắc khi lọt vào vòng chung kết Euro 1980 nhưng bị loại từ vòng bảng. Tại World Cup 1982, Anh dừng bước ở vòng bảng thứ 2. Đội không vượt qua vòng loại Euro 1984 trước khi dự World Cup 1986, nơi mà đội Anh đã chơi xuất sắc trước khi bị loại ở tứ kết bởi Argentina bằng hai bàn thắng nổi tiếng của Diego Maradona. Đội tiếp tục vượt qua vòng loại của Euro 1988, nhưng bị loại ngay ở vòng bảng với thành tích ba trận toàn thua.

Sang thập niên 90, đội tuyển Anh gây ấn tượng ở vòng chung kết World Cup 1990 khi lọt vào đến bán kết và chỉ chịu thua Tây Đức trong loạt sút luân lưu. Tại giải này, đội giành hạng tư chung cuộc. Anh vượt qua vòng loại Euro 1992. Tại bảng A với Thụy Điển, Đan Mạch và Pháp, Anh xếp cuối bảng và bị loại. Sau đó, đội chơi không tốt và không vượt qua vòng loại World Cup 1994.

[external_link offset=1]

Tuyển Anh là chủ nhà của Euro 1996, họ đứng nhất bảng A sau hai chiến thắng trước Scotland và Hà Lan, cùng một trận hòa trước Thụy Sĩ. Tại tứ kết, Anh vượt qua Tây Ban Nha sau loạt đá luân lưu, trước khi dừng bước tại bán kết trước đội vô địch Đức cũng trên chấm 11 mét.

Anh vượt qua vòng loại World Cup 1998, và đứng nhì bảng G sau Romania. Tại vòng 1/16, Anh để thua Argentina trong loạt sút luân lưu ở trận đấu mà David Beckham phải nhận thẻ đỏ. Đội dừng bước ngay ở vòng bảng Euro 2000 khi chỉ có được 3 điểm sau trận thắng Đức, và thua 2 trận trước Bồ Đào Nha và Romania.

Anh tái ngộ Argentina tại bảng F World Cup 2002. Bàn thắng duy nhất trên chấm phạt đền của David Beckham trước Argentina đã giúp Anh trả món nợ 4 năm về trước, và giúp họ đoạt ngôi nhì bảng của chính đối thủ. Anh lọt vào vòng 1/16 và thắng Đan Mạch 3-0. Tại tứ kết, Anh để thua đội vô địch Brazil 1-2 và dừng bước.

Đội tuyển Anh vượt qua vòng loại của Euro 2004. Ở vòng bảng, Anh thua Pháp 1-2 ngay trận đầu ra quân, nhưng đã thắng liền hai trận trước Thụy Sĩ và Croatia để đoạt ngôi nhì bảng B (sau Pháp). Bước vào tứ kết, Anh hòa chủ nhà Bồ Đào Nha 2-2 sau 120 phút thi đấu, và để thua 5-6 trong loạt sút luân lưu với một cú sút penalty thảm họa của David Beckham.

Đội nằm ở bảng B World Cup 2006 cùng các đội Thụy Điển, Paraguay và Trinidad & Tobago. Anh thắng Paraguay 1-0, thắng Trinidad & Tobago 2-0 và hòa Thụy Điển 2-2, giành vị trí nhất bảng. Anh vượt qua Ecuador 1-0 ở vòng 1/16 trước khi gặp lại Bồ Đào Nha ở tứ kết. Trong một trận đấu mà Wayne Rooney phải nhận thẻ đỏ, Anh hòa Bồ Đào Nha 0-0 trong 120 phút và thua 1-3 trên chấm luân lưu.

Đội đã thi đấu không tốt tại vòng loại Euro 2008 và chỉ xếp thứ 3 tại bảng đấu sau Croatia và Nga, qua đó mất quyền dự Euro 2008 tổ chức tại Áo và Thụy Sĩ.

Tại World Cup 2010, Anh vượt qua vòng bảng nhưng để thua với tỷ số 4-1 trước Đức, thất bại nặng nề nhất của đội bóng trong một kỳ World Cup.[7]

Vào tháng 2 năm 2012, Fabio Capello từ chức huấn luyện viên trưởng sau bất đồng với FA trong vụ việc loại bỏ đội trưởng John Terry sau cáo buộc phân biệt chủng tộc nhắm lên cầu thủ này.[8] Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Roy Hodgson được công bố làm huấn luyện viên mới, chỉ 6 tuần trước khi Euro 2012 khởi tranh.[9] Đội tuyển Anh vượt qua vòng bảng nhưng để thua trong loạt sút luân lưu trước Ý.[10]

Tại World Cup 2014, Anh thất bại hai trận liên tiếp trước Ý và Uruguay cùng với tỷ số 2-1. Đây là lần đầu tiên Anh thất bại hai trận đầu tiên kể từ World Cup 1950 (khi đó Anh thất bại khi đối đầu với Mỹ và Tây Ban Nha).[11] và lần đầu tiên Anh bị loại ở vòng bảng kể từ World Cup 1958.[12]

Tại Euro 2016, Anh cùng bảng với Nga, Wales và Slovakia, kết thúc vòng bảng, Anh đứng vị trí thứ hai với 5 điểm, kém xứ Wales 1 điểm, lọt vào vòng 16 đội nhưng thất bại chung cuộc trước Iceland. Sau Euro 2016, huấn luyện viên Roy Hodgson quyết định từ chức.

Ở World Cup 2018 tại Nga, Anh thi đấu thành công và lọt vào tới bán kết sau 28 năm, nơi họ để thua Croatia trong hiệp phụ. Sau đó trong trận tranh hạng ba, họ thua Bỉ 0-2 và giành hạng tư chung cuộc.

Tại UEFA Nations League 2018–19, Anh thi đấu cũng thành công và cũng lọt vào bán kết lần đầu tiên, sau đó giành vị trí thứ ba chung cuộc sau chiến thắng trước Thụy Sĩ ở loạt đá luân lưu 11m sau khi hai đội hòa không bàn thắng trong suốt 120 phút thi đấu chính thức.

Tại Euro 2020, Anh thi đấu thành công và lần đầu tiên lọt vào trận chung kết và chỉ chịu thất thủ trước Ý ở loạt sút luân lưu 11m sau khi hai đội hòa nhau 1-1, qua đó giành vị trí á quân.

Logo và áo thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Logo của Đội tuyển Anh cũng chính là logo của Hiệp hội Bóng đá Anh, với hình chiếc khiên trắng chứa ba con sư tử màu xanh đậm, được cách điệu từ huy hiệu Hoàng gia Vương quốc Anh (Kingdom of England) và sau này là một phần trong Quốc huy của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Từ logo đó, Đội tuyển cũng được gọi với biệt danh là “Tam Sư”.

Màu áo sân nhà truyền thống của Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh là áo sơ mi trắng, quần ngắn màu xanh dương, tất màu trắng hoặc màu đen. Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên là Umbro vào năm 1954. Các trường hợp ngoại lệ là giai đoạn 0969756783 được tài trợ áo đấu bởi Bukta và giai đoạn 0969756783 được tài trợ áo đấu bởi Admiral. Từ năm 2013 đến nay, trang phục được tài trợ bởi hãng Nike.[13]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vô địch thế giới: 1
Vô địch: 1966
  • Vô địch châu Âu: 0
Á quân: 2020
  • UEFA Nations League: 0
Hạng ba: UEFA Nations League 2018–19

Sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

[external_link offset=2]

Trong 50 năm đầu tiên tồn tại đội tuyển chơi các trận sân nhà của họ trên khắp nước Anh. Ban đầu đội sử dụng các sân cricket rồi mới sử dụng các sân của các câu lạc bộ bóng đá. Sân vận động Empire hay sau này là Sân vận động Wembley được xây tại Wembley, Luân Đôn để phục vụ cho Triển lãm Đế quốc Anh.

Anh thi đấu trận đấu đầu tiên tại sân vận động này vào năm 1924 với đội tuyển Scotland và trong khoảng 27 năm tiếp theo, sân Wembley được sử dụng chỉ để thi đấu giao hữu với Scotland. Sân vận động Wembley trở thành sân nhà của anh trong những năm 1950. Sân đóng cửa vào năm 2000 và bắt đầu xây dựng lại. Trong thời gian sau đó, đặc biệt là vòng loại World Cup 2006, đội tuyển Anh thi đấu tại các sân trung lập tại các địa điểm khác nhau trên khắp đất nước. Phần lớn các trận thi đấu diễn ra trên sân vận động Old Trafford của Manchester Untied và một số trận tại sân vận động St. James’ Park của Newcastle United khi sân Old Trafford không thể đáp ứng. Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh trở lại thi đấu tại Sân vận động Wembley mới vào năm 2007.

Ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

[14][15][16][17][18][19]

Lịch thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

2021[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình 26 cầu thủ được triệu tập cho UEFA Euro 2020.

Số liệu thống kê tính đến ngày 11 tháng 7 năm 2021 sau trận gặp Ý.

Triệu tập gần đây[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích:

  • RET = Cầu thủ đã giã từ đội tuyển quốc gia
  • INJ = Cầu thủ rút lui vì chấn thương

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cập nhật ngày 15 tháng 11 năm 2018.

Những cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia.

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cập nhật đến ngày 11 tháng 7 năm 2021

Thành tích quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup)[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch châu Âu (Euro)[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Nations League)[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu tính đến ngày 27 tháng 9 năm 2016.
TTHuấn luyện viênThời gian

huấn luyện
Số trậnThắngHòaThuaTỷ lệ

thắng (%)
Danh hiệu
1 Sir Walter Winterbottom1946-196213978332856,12
2 Sir Alf Ramsey1963-197411369271761,06Vô địch World Cup 1966, hạng 3 Euro 1968
3 Joe Mercer1974733142,85
4 Don Revie1974-197729148748,27
5 Ron Greenwood1977-19825533121059,99
6 Sir Bobby Robson1982-19909547301849,47
7 Graham Taylor1990-1993381813747,36
8 Terry Venables1994-1996231111147,82
9 Glenn Hoddle1996-199928176560,71
10 Howard Wilkinson1199910010,00
11 Kevin Keegan1999-20001877438,88
12 Howard Wilkinson1200010100,00
13 Peter John Taylor1200010010,00
14 Sven-Göran Eriksson2001 – 20066740171059,71
15 Steve McClaren2006 – 20071894550,0
16 Fabio Capello2008 – 201242288666,67
17 Roy Hodgson2012 – 2016563315858,93
18 Sam Allardyce20161100100,00
19 Gareth Southgate2016 –422050,00Hạng 3 UEFA Nations League 2018–19

1: Huấn luyện viên tạm quyền

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang chủ của Hiệp hội bóng đá Anh (FA)
  • The England Fanzine
  • England AFC
  • Bóng đá Anh trực tuyến
  • englandstats.com – Thống kê về đội tuyển Anh từ năm 1872
  • x
  • t
  • s

Bóng đá quốc tế

Châu Phi
  • CAF – Cúp bóng đá các quốc gia châu Phi
    • U-23
    • U-20
    • U-17
  • Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Phi
  • Khu vực (CECAFA, CEMAC, COSAFA, WAFU)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)

Châu Á
  • AFC – Cúp bóng đá châu Á
    • U-23
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Khu vực (ASEAN, EAFF, SAFF, CAFA, WAFF)
  • Liên khu vực (AFF-EAFF)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
Châu Âu
  • UEFA – Giải vô địch bóng đá châu Âu
    • U-21
    • U-19
    • U-17
  • Nations League
Bắc, Trung Mỹ

và Caribe
  • CONCACAF – Cúp vàng
    • U-20
    • U-17
    • U-15
  • Nations League
Châu Đại Dương
  • OFC – Cúp bóng đá các quốc gia
    • U-19
    • U-16
Nam Mỹ
  • CONMEBOL – Cúp bóng đá Nam Mỹ
    • U-20
    • U-17
    • U-15
Không phải FIFA
  • CONIFA – Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu ConIFA
  • IIGA – Đại hội Thể thao Đảo
  • Hội đồng các liên bang mới Nam Mỹ (CSANF)
  • Liên minh bóng đá thống nhất thế giới (WUFA)
Đại hội thể thao
  • Đại hội Thể thao châu Phi
  • Đại hội Thể thao châu Á
  • Trung Mỹ
  • Trung Mỹ và Caribe
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng Pháp ngữ
  • Đảo Ấn Độ Dương
  • Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng ngôn ngữ Bồ Đào Nha
  • Đại hội Địa Trung Hải
  • Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ
  • Đại hội Thể thao Liên Ả Rập
  • Đại hội Thể thao Thái Bình Dương
  • Đại hội Thể thao Nam Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Đại hội Thể thao Tây Á
Xem thêm
Địa lý
Cầu thủ/Câu lạc bộ của thế kỷ
Bóng đá nữ

Bản mẫu:Đội hình Anh tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008

[external_footer]

Xổ số miền Bắc