Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Thế nào là một doanh nghiệp nhà nước? Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm như thế nào? Và pháp luật quy định về các loại doanh nghiệp nhà nước ra sao?

[external_link_head]

Trong bài viết này, LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp kiến thức pháp lý liên quan đến các vấn đề về khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước.

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài:0969756783

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước  sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu  trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân khác.

Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước  do nhà nước  sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

­- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

[external_link offset=1]

Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

Xem thêm: Quản lý nợ phải thu đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Luật áp dụng:  các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

– Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

Thứ hai,  công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí và đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

– Dựa theo nguồn vốn: có hai loại

Xem thêm: Bản chất và lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.

Thứ hai, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước  mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

– Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: có hai loại

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc tuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: 

Tóm tắt câu hỏi:

[external_link offset=2]

Xin chào Luật sư Dương Gia. Tôi có 1 câu hỏi như sau: Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty, 49% vốn cổ phần. Tổng công ty có 87% vốn nhà nước, 13% vốn cổ phần. Vậy công ty tôi có là công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hay không ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn. Trong đó tổng công ty có 87 % vốn Nhà nước và 13 % vốn cổ phần.

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.

Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:0969756783

Với trường hợp của công ty bạn, do tổng công ty chỉ có 87% vốn Nhà nước và 13% vốn cổ phần, chưa đáp ứng được điều kiện tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vì vậy, tổng công ty bạn không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, công ty mẹ có có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn, do tổng công ty không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty mẹ cũng không phải doanh nghiệp Nhà nước. Và dẫn đến, công ty TNHH một thành viên có 100 % vốn công ty mẹ không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty này cũng không phải là doanh nghiệp Nhà nước. [external_footer]

Xổ số miền Bắc