Lối sống thực tế, thực dụng của sinh viên việt nam hiện nay – Tài liệu text

Lối sống thực tế, thực dụng của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT

NGÔ XUÂN CÔNG

LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
…………………………….
Khu vực học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG

Hà Nội, 2019

Hà Nội, 20…

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………………………………..1
1.1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………………..1
1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………………..3
1.3. Lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………………………………………..3
1.4. Cơ sở dữ liệu, tài liệu …………………………………………………………………………………..3
1.5. Phương pháp nghiên c ứu ……………………………………………………………………………..4

1.6. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 2: LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ……………………………………………………………5
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến nguồn gốc của lối sống thực tế, thực dụng. ……5
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến biểu hiện lối sống thực tế, thực dụng
ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………………………………..9
CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………………………………… 18
3.1. Phạm trù lối sống……………………………………………………………………………………… 18
3.1.1. Mối liên hệ giữa lối sống và văn hóa ………………………………………………….. 18
3.1.2. Khái niệm phạm trù lối sống………………………………………………………………. 22
3.2. Thực tế và thực dụng – Ranh giới mong manh …………………………………………. 23
3.3. Sinh viên và lối sống sinh viên…………………………………………………………………. 27
CHƯƠNG 4: LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………… 31
4.1. Khảo sát mối quan tâm của sinh viên đối với một số vấn đề trong cuộc sống… 32
4.2. Khảo sát sinh viên về vấn đề công ăn việc làm …………………………………………. 36
4.3. Khảo sát sinh viên về vấn đề tình u, hơn nhân ………………………………………. 38
4.4. Khảo sát sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của đồng tiền ……………………… 41
4.5. Khảo sát sinh viên về vấn đề ý thức tự lập kinh tế ……………………………………. 44
4.6. Khảo sát sinh viên về vấn đề bạn bè và kết giao bạn bè ……………………………. 44
4.7. Khảo sát sinh viên về vấn đề chi tiêu, tiêu dùng cá nhân…………………………… 46
4.8. Khảo sát một số vấn đề liên quan đến các hoạt động tình nguyện của sinh viên48
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………….. 55
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………….. 57

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tuổi thanh niên trong cấu trúc độ tuổi dân cư Việt Nam hiện nay

Bảng 4.1: Mức độ quan tâm của sinh viên đối với một số vấn đề trong cuộc sống

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Giản đồ cấu trúc văn hóa
Hình 3.2: Quan hệ giữa lối sống và văn hóa theo chiều phẳng ngang
Hình 3.3: Đặc điểm cấu thành lối sống thực tế
Hình 3.4: Đặc điểm cấu thành lối sống thực dụng
Hình 3.5: Bốn cấp độ xã hội hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của
thanh niên
Hình 4.1: Ưu tiên lựa chọn công việc của các bạn sinh viên
Hình 4.2: Mong muốn đối với cơng việc tương lai của sinh viên
Hình 4.3: Khảo sát về tình yêu, hơn nhân trong sinh viên
Hình 4.4: Mơ tả của các bạn sinh viên về nửa kia của mình
Hình 4.5: Nhận định của sinh viên về vai trò của kinh tế và tình cảm trong một mối
quan hệ
Hình 4.6: Nhận định của sinh viên về quan điểm “Khơng có tiền thì cạp đất mà ăn”
Hình 4.7: Nhận định của sinh viên về quan điểm “Cái gì khơng mua được bằng
tiền, thì mua được bằng rất nhiều tiền”
Hình 4.8: Nhận định của sinh viên về quan điểm “Tiền không mua được thành
công, hạnh phúc”
Hình 4.9: Nhận định của sinh viên về vai trị kinh tế vợ chồng trong gia đình
Hình 4.10: Hình mẫu bạn bè mà sinh viên muốn kết giao
Hình 4.11: Ưu tiên sử dụng thu nhập hàng tháng của các bạn sinh viên
Hình 4.12: Nhận định của sinh viên về tầm quan trọng của các hoạt động tình
nguyện
Hình 4.13: Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện
Hình 4.14: Mục đích khi tham gia các hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia, dân
tộc, thanh niên là một lực lượng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Là một bộ phận của
nhóm thanh niên, sinh viên khơng tách rời mà chia sẻ những đặc điểm chung với
nhóm thanh niên. Đây đều là lớp thế hệ trẻ, đang trong giai đoạn định hình và hồn
thiện nhân cách dưới ảnh hưởng của việc thừa hưởng, phát huy lối sống, giá trị văn
hóa từ các thế hệ đi trước đồng thời tiếp nhận, cải biến những giá trị văn hóa mới
của thời đại.
Mặc dù vậy bản thân sinh viên lại là một nhóm đối tượng đặc thù khi đang
trải qua giai đoạn cuối cùng của nền giáo dục nhà trường, đứng trước nhiều ngưỡng
của lựa chọn quan trọng cho tương lai. Sinh viên là lớp tri thức trẻ, được thụ hưởng
tri thức khoa học hiện đại và tiến bộ, được đào tạo chun mơn và có thể sử dụng
chun mơn đó để khai thác. Đất nước muốn phát triển thì phải có lực lượng lao
động chất lượng, sinh viên với nền tảng tri thức tích lũy, là một nhân tố quan trọng
trong việc nắm bắt và sử dụng hiệu quả cơng nghệ tiên tiến, từ đó đáp ứng u cầu
đổi mới đất nước.
Với vai trò là lớp thế hệ kế thừa và tiếp nối, lối sống của thanh niên nói
chung và sinh viên nói riêng ln được xem một vấn đề trọng yếu, định hướng trực
tiếp sự phát triển của đất nước và góp phần hình thành nên diện mạo của xã hội
tương lai.
Một trong những vấn đề nổi cộm trong xã hội Việt Nam hiện nay là xu
hướng lối sống thực tế, thực dụng của thanh niên đang xuất hiện rất nhiều trong các
bài viết và câu chuyện thường ngày. Thậm chí trong các văn kiện chính thức của
Đảng, Nhà Nước và Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như Chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam, Báo cáo tóm tắt Đại hội Đồn tồn quốc lần thứ XI và X

1

hay Nghị quyết Trung ương của Đảng… thì đều đề cập và xem thực dụng là một
hạn chế lớn về lối sống trong một bộ phận thanh niên Việt Nam.
Tuy nhiên, bản thân lối sống thực tế, thực dụng lại là một vấn đề có tính hai
mặt, đơi khi ẩn chứa sự chồng lấp rất khó phân biệt. Theo quan điểm của Phạm
Hồng Tung, thực tế, thực dụng là một giá trị văn hóa – đạo đức trong đó “thực tế,
thiết thực, duy lý” ln có mặt trái song hành là “ích kỉ, thực dụng”1. Điều này tạo
nên tính phức tạp của vấn đề khi trong cùng một hoạt động sống, một biểu hiện lối
sống có thể bị coi là tiêu cực, thực dụng nhưng ở góc độ khác, người ta lại xem đó
là một cách sống thực tế tùy thuộc vào góc nhìn đánh giá hay tình huống cụ thể xem
chiều cạnh nào được hiện thực hóa và phát huy.
Nếu mặt tích cực được phát huy sẽ giúp cá nhân giảm thiếu được lối tư duy
duy ý chí, giáo điều, đối với sinh viên, sẽ giúp hạn chế lối học hàn lâm viển vông,
xa rời thực tiễn, đề cao thực học thực nghiệp, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống một cách hiệu quả. Tuy nhiên xu hướng lối sống này sẽ là tiêu cực khi lợi
ích cá nhân bị tuyệt đối hóa cùng những giá trị vật chất trước mắt, dẫn đến việc suy
giảm mức độ hịa nhập cộng đồng của sinh viên, thậm chí là động cơ dẫn đền nhiều
hành vi lệch lạc gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội nói chung và chất lượng
giáo dục nói riêng. Chính vì thế, việc nhận thức đúng về mức độ và chiều cạnh biểu
hiện của xu hướng lối sống này trong nhóm đối tượng sinh viên là rất quan trọng.
Dựa trên tính cấp thiết đó, đồng thời mong muốn làm phong phú thêm nguồn
tài liệu nghiên cứu về lối sống, đề tài “Lối sống thực tế, thực dụng của sinh viên
Việt Nam hiện nay” được thực hiện. Nghiên cứu cũng hi vọng sẽ đặt thêm dấu mốc
về thực trạng lối sống của sinh viên trong tiến trình phát triển tồn cảnh của dân tộc,
và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đối sánh về sự biến đổi lối sống sau
này.

Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 287
1

2

1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu trước hết là làm rõ được các vấn đề lý luận liên
quan đến phạm trù “lối sống”, khu biệt ranh giới mong manh hai phạm trù “thực tế
và thực dụng”, đặc điểm của nhóm “sinh viên” và “cách tiếp cận lối sống sinh
viên”, trên cơ sở đó tiến hành khảo sát và phân tích nhằm chỉ ra xu hướng chung
nhất của lối sống thực tế, thực dụng trong phần lớn sinh viên Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó xem xét từng chiều cạnh cụ thể thông qua các vấn đề trong cuộc sống
để xem chiều cạnh nào mặt tích cực được biểu hiện, chiền cạnh nào hạn chế còn tồn
đọng.
1.3. Lý thuyết nghiên cứu
Về phương diện lý thuyết khoa học, nghiên cứu cố gắng tham khảo những lý
thuyết đang được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu thanh niên nói chung và sinh
viên nói riêng ở cả trong và ngồi nước, bao gồm lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết tiểu
văn hóa, lý thuyết vai trị (role theory), lý thuyết lựa chọn ưu tiên (preference
theory). Đây là những cơ sở lý thuyết khoa học làm bệ đỡ cho những phân tích và
lập luận trong cơng trình.
1.4. Cơ sở dữ liệu, tài liệu
Nghiên cứu được tiến hành sử dụng hai nguồn cơ sở dữ liệu chính:
Thứ nhất, nguồn tài liệu là những cơng trình, bài viết khoa học, tạp chí liên
quan đến vấn đề lối sống viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các nguồn tài liệu này
đóng vai trị là nguồn tài liệu khoa học thứ cấp (secondary materials) phục vụ cho
việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và định hướng nghiên cứu của đề tài.
Thứ hai, nguồn số liệu từ cuộc điều tra, khảo sát thực tế mà tác giả tiến hành
trong khuôn khổ nghiên cứu, đây là nguồn dữ liệu quan trọng nhất đóng vai trị là
dữ liệu đầu vào (input) cho các lập luận, phân tích trong cơng trình.

3

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu hướng đến là các bạn sinh viên từ 18 đến 24 tuổi đang
theo học tại trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để đảm bảo tính khách quan, 100
sinh viên thuộc các trường thành viên của Đại học Quốc Gia Hà Nội sẽ được lựa
chọn ngẫu nhiên để tham gia khảo sát bảng hỏi.
Bảng hỏi được thiết kế trực tuyến bằng công cụ Google Forms và được gửi
đến các ứng viên thông qua email và các kênh mạng xã hội với nội dung chính xoay
quanh các mối quan tâm của sinh viên, nguyện vọng cũng như thái độ của sinh viên
đối với một số vấn đề trong cuộc sống. Việc các bạn sinh viên nhận thức như thế
nào về tầm quan trọng của đồng tiền, ý thức tự lập cá nhân, mức độ tham gia vào
các hoạt động cộng đồng… cũng sẽ được bao gồm.
Phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng sau đó để phân tích số liệu thu
được. Số liệu được phân tích ln được xem xét trong mối liên hệ với bối cảnh kinh
tế – xã hội, đồng thời dựa trên đặc điểm xã hội đặc thù của nhóm đối tượng sinh
viên.
1.6. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết hai câu hỏi chính:

Thực trạng lối sống thực tế, thực dụng của sinh viên Việt Nam hiện nay là
như thế nào?

Đâu là biểu hiện của lối sống thực tế, thực dụng của sinh viên trong thực tiễn
cuộc sống?

4

CHƯƠNG 2: LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Các nghiên cứu liên quan đến nguồn gốc của lối sống thực tế, thực dụng.
Chính sách Đổi Mới năm 1986 với nền kinh tế thị trường đã mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế – xã hội mang tính bước ngoặt. Bên cạnh việc
tiếp thu giá trị, khoa học cơng nghệ tiến bộ, nhiều luồng văn hóa, tư tưởng phương
Tây, tiêu biểu là chủ nghĩa thực dụng Mỹ đã du nhập tác động hình thành nên lối
sống thực dụng ở một bộ phận người Việt Nam hiện nay.
Lối sống thực tế, thực dụng ở Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với chủ
nghĩa thực dụng Mỹ, ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 19 do Charles Sander Peirce
khởi xướng. Trong tác phẩm Lý thuyết về ý nghĩa (Theory of meaning) vào năm
1870, Peirce đã gọi lý thuyết của mình là “Chủ nghĩa duy thực dụng”
(Pragmaticism).
Chủ nghĩa này được kế thừa bởi William James, ơng chính là người đầu tiên
đưa ra tên gọi “Chủ nghĩa thực dung” Pragmatism vào năm 1898. Sau này John
Dewey kế thừa Peirce và James, giúp chủ nghĩa thực dụng thâm sâu vào đời sống
văn hóa với nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực như chính trị học, xã hội học, giáo dục
học, tâm lý học…2.
Về định nghĩa của chủ nghĩa thực dụng, trong quấn Webster’s New World
Dictionary of the American Language có diễn tả: “Chủ nghĩa thực dụng là một hệ
thống hay một khuynh hướng trong triết học, trắc nghiệm giá trị của tất cả khái
niệm qua kết quả thực tiễn”3 .
Còn trong quấn New Iilustrated Webster’s Dictionary of the English
language có viết: “Chủ nghĩa thực dụng là một chủ thuyết cho rằng ý nghĩ và tư

Nguyễn Tiến Dũng (2019), Những điều cần biết về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, http://redsvn.net/nhung-dieucan-biet-ve-chu-nghia-thuc-dung-my2/, truy cập ngày 15/4/2019.
3 Webster’s New World Dictionary of the American Language, 1968, tr 1146.
2

5

tưởng chỉ có giá trị khi mang lại hệ quả, và kết quả là trắc nghiệm duy nhất về giá
trị hay sự thật của niềm tin con người”4.
Tiếp nữa, trong quấn The Oxford Encyclopedia English Dictionary, chủ
nghĩa thực dụng được coi là một triết lý, lý giải chủ yếu bởi C.S. Peirce và Williams
James, lượng giá các xác quyết đơn thuần bằng những hệ quả thực tiễn, và liên hệ
đến những lợi ích của con người5 .
Nhìn chung, tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa thực dụng là nhấn mạnh rằng một
tư tưởng hay một tiền đề (proposion) chỉ có ý nghĩa khi đưa lại một hệ quả thực tiễn
và quan sát được. Đối với chủ nghĩa thực dụng, tính hiệu quả chính là chân lý, khát
vọng sáng tạo, thành quả sáng tạo và nhân cách cá nhân được đề cao.
Bàn về quá trình thâm nhập của chủ nghĩa thực dụng vào Việt Nam, Mai Phú
Hợp và Yang Jun – Wu (2013) cho rằng chủ nghĩa thực dụng là một “đặc sản” của
nước Mỹ và có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, sự xâm nhập của chủ
nghĩa thực dụng vào Việt Nam có phần muộn hơn so với các quốc gia khác. Dấu ấn
đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng vào Việt Nam là năm 1945, khi một phái đoàn từ
Đại học Michigan Mỹ đến Học viện quốc gia Hành chánh – một trường của chế độ
Việt Nam Cộng hịa để giúp xây dựng chương trình đào tạo, nhờ đó chủ nghĩa thực
dụng có cơ hội tiếp cận với giới tri thức Việt Nam thời bấy giờ. Trước năm 1975,
chủ nghĩa thực dụng được dậy ở các trường đại học ở miền Nam Việt Nam, để lại
ảnh hưởng lớn đến đội ngũ tri trức. Từ đó, chủ nghĩa thực dụng Mỹ dần được lan
rộng, phổ biến hơn trong xã hội thông qua hoạt động sống của quân đội Mỹ tham
gia chiến đấu ở Việt Nam6.
Cùng chung quan điểm, tác giả Trịnh Sơn Hoan cho rằng chủ nghĩa thực
dụng du nhập vào Việt Nam theo bước chân quân đội Mỹ vào những năm 60, 70
của thế kỷ 20. Chủ nghĩa thực dụng nhanh chóng trở thành một trào lưu được đón

New Iilustrated Webster’s Dictionary of the English language, 1992, tr .761
The Oxford Encyclopedia English Dictionary, 1996, tr .1137.
6 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), Introduction of Pragmatism in Vietnam, International Journal of
Philosophy, Tập 1, Số 3, tr .39.
4
5

6

nhận bởi một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là thanh niên. Tuy nhiên, chính
lối sống gấp, sống vội, sống hưởng thụ của một bộ phận dân cư đã bóp méo ý nghĩa
chân chính của chủ nghĩa thực dụng. Được coi như một tư tưởng triết học và là
niềm tự hào của người Mỹ, nhưng khi du nhập vào miền Nam Việt Nam, dưới sự hà
khắc của chính quyền tay sai và chính quyền thực dân kiểu mới với lịng tham và ý
đồ chính trị đen tối, chủ nghĩa thực dụng đã bị bóp méo, biến thể thành thứ thực
dụng tầm thường, bị coi là phi nhân tính, đi ngược lại truyền thống đạo lý người
Việt7.
Sau năm 1975, đất nước được giải phóng, chủ nghĩa thực dụng khơng cịn
được giảng dạy nữa, tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn được truyền giữ và phản ánh
trong nhiều dạng thức văn hóa như phim ảnh, âm nhạc, giáo dục… những biểu hiện
này khơng dễ dàng gì nhận thấy được. Q trình này được tác giả gọi là
“spontaneous process” (quá trình tự phát) tức là chủ nghĩa thực dụng lúc này đã
được chuyển thể vào nhiều dạng thức khác nhau của văn hóa8.
Tiếp cận từ góc độ văn hóa truyền thống, bàn về nguồn gốc của lối sống thực
tế, thực dụng, Phạm Hồng Tung cho rằng lối sống thực tế, thực dụng của thanh niên
có ảnh hưởng từ nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Một dân tộc từ xa xưa đã
gắn chặt với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thành bại phụ thuộc hoàn toàn vào
các yếu tố tự nhiên, chính vì thế thực tế, thực dụng là một đặc điểm tính cách hình
thành như một lẽ tất yếu để người nơng dân có thể tồn tại9.

Phân tích từ góc độ xã hội, lối sống thực tế, thực dụng được xem là một sản
phẩm của môi trường sống hiện đại, nảy sinh và tồn tại như một lẽ tất yếu của nền
kinh tế thị trường. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường khi mà giá trị vật chất,
cái tôi, sở hữu cá nhân được đề cao, khác hẳn với lối sống thụ động, đặt nặng lợi ích
tập thể, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu như trong thời kì bao cấp trước đổi
Trịnh Sơn Hoan (2010), Vài nét về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Sukien-Thanh-tuu-KH-CN/Vai-net-ve-chu-nghia-thuc-dung-My-34359.ht ml, truy cập ngày 15/4/2019.
8 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam,
Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr .70
9 Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 294.
7

7

mới, con người có nhiều cơ hội, lựa chọn làm việc để phát triển và phục vụ nhu cầu
chính bản thân mình. Chính sự biến đổi mạnh mẽ về thể chế kinh tế trong xã hội
Việt Nam đã góp phần hình thành nên lối sống thực tế và thực dụng. Đây là một xu
hướng tất yếu, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội, đất nước và thời đại10.
Đồng quan điểm về vấn đề này, Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013)
trong cơng trình Recent issues related to pragmatic lifestyles in Viet Nam cho rằng
nền kinh tế thị trường mang lại diện mạo mới, chuyển biến tích cực về kinh tế cho
Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tuy nhiên cũng chính bởi nền
kinh tế thị trường, cùng tác động của quá trình hội nhập và tồn cầu hóa, nhiều giá
trị truyền thống tốt đẹp dần phai nhạt, thay vào đó là xu hướng “sống gấp”, “sống
vội” đề cao cá nhân, chạy theo đồng tiền đã dẫn đến sự đứt gãy các mối quan hệ xã
hội, thậm chí là quan hệ giữa người thân trong gia đình11 .
Bổ sung thêm, tác giả Đào Ngọc Đệ trong bài viết Lối sống thực dụng thấp
kém cho rằng lối sống thực dụng là hệ quả của luồng du nhập cái tốt và cái xấu
trong thời đại mở cửa, hội nhập thế giới. Trong giai đoạn mà nền kinh tế thị trường

nước ta vẫn ở giai đoạn sơ khai, với sự “tích lũy tư bản hoang dã” ( cách Các Mác
gọi trong tác phẩm Tư Bản”), người ta bằng mọi cách, mọi giá bất chấp đạo đức,
pháp luật, kể cả phạm tội để kiếm được tiền bạc, của cải để thỏa mãn nhu cầu
hưởng thụ của mình, gia đình mình12 .
Nhìn từ góc độ giáo dục, nhiều tác giả cho rằng tìm hiểu căn nguyên một đặc
điểm lối sống, trong đó có thực tế, thực dụng thì nhất thiết phải soi xét các mơi
trường xã hội hóa mà thơng qua đó nhân cách một cá thể hình thành. Trong đó hai
mơi trường xã hội hóa quan trọng nhất đó là giáo dục gia đình và giáo dục nhà
trường vì đây là hai mơi trường mà ở đó q trình xã hội hóa của các cá nhân diễn
ra thường xuyên nhất, mạnh mẽ nhất. Lối sống thực dụng một phần là do các bậc
Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong q trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 295
11 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam,
Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr .70.
12 Đào Ngọc Đệ (2018), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.htm, truy cập ngày 15/4/2019.
10

8

phụ huynh chưa quan tâm sát sao, theo dõi diễn biến tâm lý con cái để có uấn nắn
kịp thời, trong khi bản thân nhà trường cũng chưa chú trọng giáo dục kĩ năng sống,
kĩ năng ứng xử thực tế cho học sinh. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà
trường cịn lỏng lẻo13 .
Có những gia đình ông bà, bố mẹ chưa thực sự gương mẫu để làm gương cho
con cái, nhà trường mới chỉ chú trọng dậy chữ, trong khi xã hội lại coi trọng, chạy
theo “thành tích ảo”, nhà nhà phấn đấu “gia đình văn hóa”, tập thể thì kêu gọi “khu
dân cư văn hóa”, hay “tổ dân cư văn hóa” trong khi bản thân thành viên lại ứng xử
“thiếu văn hóa”14 .
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến biểu hiện lối sống thực tế, thực

dụng ở Việt Nam hiện nay.
Lối sống thực tế, thực dụng được đề cập rất nhiều trong các câu truyện
thường ngày, đây cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Đồn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm như đã được đề cập trong các văn bản như Chiến
lược phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010 của chính phủ (2003), Báo cáo tóm
tắt của ban chấp hành Trung ương Đoàn tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thức IX
(2007) và trong Nghị quyết trung ương 7 khóa X (2008) của Đảng, Đại hội sinh
viên lần thứ X…
Trong cơng trình Thanh niên và lối sống thanh niên Việt Nam trong quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế (2011), Phạm Hồng Tung cho rằng lối sống của
phần lớn thanh niên Việt Nam đang trở nên thiết thực và thực tế hơn. Họ quan tâm
nhiều hơn tới những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp, chi phối cuộc sống thường ngày
như thu nhập, công việc, sức khỏe… và dành ít chú ý hơn cho những vấn đề mang
tính chất xã hội như quyền lực, an ninh thế giới, tơn giáo tín ngưỡng, mơi trường
sống… Cơng trình chỉ ra rằng đây là một xu hướng lối sống tích cực khi phần nào

13

Lê Thanh Hùng (2017), Giới trẻ với lối sống thực dụng, http://baoangiang.com.vn/gioi-tre-voi-loi-songthuc-dung-a129073.html, truy cập ngày 15/4/2019.
14 Đào Ngọc Đệ (2018), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.htm, truy cập ngày 15/4/2019.

9

giúp thanh niên hạn chế được tư duy duy ý chí giáo điều, giảm thiếu lối hành xử
cảm tính và suy nghĩ viển vông, xa rời thực tế15 .
Trong công trình Recent issues related to pragmatic lifestyles in Viet Nam
(2013), Tác giả Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu cho rằng lối sống thực dụng chính
là căn nguyên của căn bệnh thờ ơ, vô cảm trong xã hội. Các bạn trẻ đang dần trở
nên vô cảm trước nỗi đau của người khác và thờ ơ những điều chướng tai gai mắt

xảy ra hàng ngày xung quanh họ. Họ chỉ quan tâm đến điều gì mang lại lợi ích, ít
đồng cảm, chia sẻ với mọi người. Điều này được diễn tả rằng “mỗi người đang sống
cuộc đời của riêng mình”. Truyền thống ứng xử tốt đẹp từ xa xưa như “Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay “Thương người như thể thương thân” đang dần trở nên
lu mờ và phai nhạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra một hiện thực đối nghịch, giới trẻ hiện
nay được trao cơ hội nhiều hơn, được tạo điều kiện học tập tốt hơn, tuy nhiên lại đối
xử với nhau lạnh nhạt hơn, vô cảm hơn, sẵn sàng cơng kích làm tổn thương người
khác khơng chỉ trong đời sống thực tại mà còn qua các phương tiện truyền thơng.
Điển hình là hành động lăng mạ, thóa mạ nhau qua mạng xã hội dẫn đến những
cuộc hẹn gặp nữ sinh đánh nhau, lột đồ bạn, thậm chí học sinh hành hung giáo
viên… tất cả đều là những thực trạng đáng buồn nhưng lại đang diễn ra hàng ngày
quanh chúng ta16.
Đây cũng là mặt trái của xu hướng lối sống thực tế, thực dụng mà Phạm
Hồng Tung đề cập trong cơng trình của mình khi cho rằng bên cạnh xu hướng tích
cực, một bộ phận nhỏ thanh niên lại bị quấn theo lối sống ích kỉ, thờ ơ, vơ trách
nhiệm, khi họ ít quan tâm đến những vấn đề ít mang lại lợi ích trực tiếp cho bản
thân cho dù những vấn đề này là cấp bách của cộng đồng, xã hội17.
Cùng góc nhìn phê phán, tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong bài viết The
fight against individualism and selfish, pragmatic lifestyle – our Party’s political
Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 288.
16 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam,
Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr .71-73
17 Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 362.
15

10

resolve bàn về lối sống thực dụng trong chính trị, đã cho rằng chính chủ nghĩa cá
nhân và lối sống thực dụng là căn nguyên của nạn quan liêu, tham nhũng, bè phái,
lãng phí của cơng đang làm suy yếu bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Những
cán bộ và đảng viên này đang lợi dụng kẽ hở chính sách của Đảng và Nhà Nước để
phục vụ lợi ích chính trị của họ. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng cố kết bè phái, gieo rắc
bất hòa nội bộ làm suy yếu uy tín của Đảng. Nếu mục đích vỡ lở hoặc thất bại, họ
dễ bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch, trở thành lực lượng đối lập chống phá Đảng
và Nhà Nước18.
Bổ sung thêm, tác giả Nguyễn Văn Hùng cho rằng, ngày nay chỉ số ít người
kiếm đồng tiền nhờ chính tài năng, mồ hơi cơng sức của mình. Sự xâm nhập của lối
sống thực dụng với lòng tham lam đã cổ súy cho nạn tham nhũng, tham ô, hối hộ
ngày càng tràn lan.
Về phần thế hệ trẻ, lối sống thực dụng đã làm nảy sinh xu hướng tuyệt đối
hóa lợi ích cá nhân, sùng bài đồng tiền quay lưng lại khuôn mẫu, giá trị đạo đức
truyền thống biểu hiện như việc tiêu cực thi cử, chạy điểm, quan hệ tình dục phóng
khống, u vì tiền, chạy theo lối sống khoe mẽ, tiêu dùng… Một số biểu hiện mới
của lối sống thực dụng trong giới trẻ hiện nay như: bắt cóc trẻ em, bn bán phụ nữ,
tống tiền, môi giới mại dâm ngày càng phổ biến. Nhiều vụ buôn bán ma túy, làm
hàng giả hàng nhái ngày càng tăng, đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, không quan tâm
sức khỏe người tiêu dùng19.
Liên quan đến lối sống thực tế, thực dụng trong giáo dục, trong bài viết The
Current situation of Vietnam education, tác giả cho rằng chủ nghĩa thực dụng trong
giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc giáo dục chú trọng số lượng thay vì chất lượng,
điều mà Thomas J. Valley và Ben Wilkinson (Harvard University) gọi là “thực

Nguyễn Mạnh Hưởng (2017), The fight against individualism and selfish, pragmatic lifestyle – our Party’s
political resolve, http://tapchiqptd.vn/en/research-and-discussion/the-fight-against-individualism-and-selfishpragmatic-lifestyle-%E2%80%93-our-partys-political-resolve/10913.ht ml, truy cập ngày 20/4/2019.
19 Nguyễn Văn Hùng, Một số biểu hiện của lối sống thực dụng ở việt nam hiện nay và những giải pháp khắc
phục, https://www.academia.edu/24061595/, truy cập ngày 15/4/2019.
18

11

dụng nhưng không thực tế”. Điều này đã tạo nên khoảng cách lớn giữa lớp học và
thị trường việc làm thực tế. Một vài nguyên nhân chính bài viết chỉ ra:

Các chương trình đào tạo cịn tập trung nặng vào lý thuyết nên học sinh
không được trang bị tốt cho tương lai.

Rất ít trường đại học có liên kết với các doanh nghiệp hoặc viện nghiên cứu
mà chỉ tập trung vào nhu cầu thị trường lao động.

Phần lớn các trường đại học triển khai chương trình đào tạo dưới dạng tín
chỉ, tuy nhiên lại khơng có đủ trang thiết bị, cơ sở, nhân lực chất lượng để
phát huy các chương trình này, trong khi đó tinh thần tự học của học sinh
cịn chưa cao, phương pháp khuyến khích tự học chưa phát huy được hiệu
quả.

Đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngày càng đề cao bằng cấp, một loạt
trường đại học mới được thành lập. Tuy nhiên các trường tư thục dạng như
vậy thường được quản lý bởi các doanh nhân, với kiểu mẫu “người làm kinh
doanh”, chính vì thế yếu tố sư phạm và giáo dục bị hạn chế.

Dưới áp lực kinh tế thị trường, các trường đại học thường tập trung vào các
chuyên ngành mà ít phải đầu tư vào các thiết bị thực hành, phịng thí nghiệm
như kinh tế, ngoại ngữ…Do đó một số ngành đặc thù như tự động hóa, quản
lý quy trình, nơng nghiệp và lâm nghiệp đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng,
trong khi nhân lực kinh tế và tài chính lại đang dư thừa.

Khi số lượng các trường đại học phát triển quá nhanh, nguồn giáo viên, thiết
bị học tập, các phòng thí nghiệm, thực hành khơng đủ đáp ứng, chính điều
này để lại nhiều điểm yếu trong chất lượng đào tạo ở Việt Nam20 .
Bên cạnh đó, tâm lý trọng bằng cấp cũng là một vấn nạn nghiêm trọng của

xã hội Việt Nam. Bằng cấp là tiền đề để đánh giá tiềm năng, năng lực của mỗi
người. Nhưng ở Việt Nam, chúng được coi là cơng cụ nhất thiết phải có. Điều này
dẫn đến hai vấn đề lớn: Thứ nhất, một số người có bằng cấp nhưng khơng có năng
lực, hai là ngược lại người khơng có bằng cấp nhưng họ có năng lực, kinh nghiệm
20

Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập
2, Số 6, tr .171-173.

12

làm việc thực tế tốt. Bằng cấp như một chiếc vé thông hành được cấp sau 12 năm
giáo dục phổ thơng giúp các bạn trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm. Trong cuộc

điều tra của SAVY, 90% thanh niên cho biết họ thực sự muốn vào đại học trong khi
chỉ có 10% học sinh tốt nghiệp có được cơ hội này21. Điều này dẫn đến hiện trạng
học để thi cử, áp lực tranh đấu dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc nếu thất bại, đã có
những trường hợp tự tử chỉ vì khơng thể thi đỗ vào Đại học. Lượng cử nhân thất
nghiệp, dư thừa, trong khi nhiều nghề nghiệp đặc thù lại thiếu hụt nhân lực trầm
trọng.
Với hơn 400 các trường đại học, cao đẳng, chưa tính các trường trung cấp,
trung tâm dậy nghề và các loại hình giáo dục phi chính quy khác cùng đa dạng các
thể loại bằng cấp, chứng chỉ đã biến hệ thống giáo dục Việt Nam trở thành một “cỗ
máy” khổng lồ chuyên cung cấp dịch vụ cấp bằng đáp ứng nhu cầu xã hội22 .
Đây chính là thực trạng thực tế, thực dụng trong nền giáo dục Việt Nam nói
riêng, và xã hội Việt Nam nói chung khi chỉ chú trọng lợi ích ngắn hạn, giải quyết
vấn đề trước mắt, mang tính chất bề mặt chưa tập trung giải quyết chiều sâu của vấn
đề.
Về vấn đề lựa chọn ngành học của giới trẻ, dưới áp lực của lối sống thực
dụng đề cao vật chất và bằng cấp. Giới trẻ Việt Nam đang có xu hướng chọn lựa
ngành học có thể mang lại thu nhập cao và cơ hội thăng tiến sau khi tốt nghiệp,
quay lưng lại với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm nghiệp
và thủy hải sản… điều này dẫn đến hậu quả mất cân bằng nguồn lực, phân bổ nguồn
lực không đồng đều gây ra tình trạng dư thừa, lãng phí nguồn lực xã hội. Lý giải
điều này, tác giả đưa một một vài luận điểm cụ thể:

Căn nguyên sâu xa từ việc phân biệt ngầm giữa các mơn học chính và mơn
phụ trợ ở bậc giáo dục cơ sở và phổ thông. Các môn như Tốn, Vật lý, Sinh
học, Hóa học, Ngơn ngữ thì được giáo viên giảng dạy cẩn thận. Tuy nhiên

21

SAVY, 25

Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập
2, Số 6, tr .173-174.
22

13

các môn như Văn học, Lịch sử, Địa lý lại đi rất sơ lược, ngắn gọn, dạy theo
kiểu “cho hết sách”, giáo viên không quan tâm học sinh nhận thức được gì
qua mơn học, điều này càng khiến học sinh sợ hãi các môn học xã hội.

Nhiều sinh viên coi các mơn xã hội chỉ là thứ yếu, vì khơng giúp họ có được
cơ hội việc làm tốt cũng như thu nhập tốt trong tương lai. Cơ hội việc làm
cho các ngành này thường bị giới hạn với tiền lệ cố hữu rằng ra trường chỉ có
thể vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu nơi chỉ cần lý
thuyết, ít có tính sáng tạo. Khoa học xã hội bị xem lĩnh vực chỉ có danh
nghĩa chứ khơng có tiền, trong khi xã hội đề cao tiền bạc, điều kiện kinh tế.

Một lý do khác là trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp và ngân
hàng mới được mở ra, mang lại cơ hội việc làm lớn, lương thưởng, phúc lợi
hấp dẫn, đánh trúng tâm lý của các bạn học sinh, sinh viên, vì vậy số lượng
rất lớn các bạn chọn chuyên ngành kinh tế như một phương án an toàn, bỏ
qua niềm đam mê và sở thích thực sự của họ.

Rất nhiều cha mẹ dù biết năng lực con cái hạn chế vẫn ép buộc con đi học

chuyên ngành kinh tế vì cho rằng đây là ngành học được đánh giá cao và tôn
trọng.

Những ngành học xã hội như Tâm lý học, Đông Nam Á học, Khu vực học…
cịn rất lạ lẫm, chưa nhiều thơng tin, chưa đủ đảm bảo việc làm tốt sau khi tốt
nghiệp nên nhiều bạn có xu hướng lựa chọn những ngành học phổ biến, an
tồn thay vì theo đuổi ngành học sở thích, sở trường và đam mê của mình.

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không nhận được nhiều khuyến khích
và đầu tư, nên các bạn trẻ e dè cho cơ hội việc làm tương lai. Họ cũng chỉ
trích phong cách đào tạo nặng nề dựa quá nhiều trên sách vở ở cấp trung học
cơ sở và trung học phổ thông càng làm tăng ấn tượng xấu và sợ vãi đối với
các môn khoa học xã hội.

Hoạt động xã hội chú trọng quá nhiều vào kinh tế, sự chi phối của đồng tiền
tăng cao, nhiều tâm lý tiêu cực nảy sinh như “có tiền là có tất cả”, “cái gì
khơng mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền”, “có tiền mua

14

tiên cũng được”, “có tiền là có quyền”, “ có tiền là kẻ mạnh”… Tạo nên hạn
chế rất lớn trong nhận thức của giới trẻ23 .
Cần nhấn mạnh, đây không chỉ là vấn đề nhận thức, suy rộng ra xu hướng

lựa chọn ngành học của giới trẻ bị dẫn dắt và tác động không nhỏ bởi thể chế kinh
tế – xã hội, nhất là ở Việt Nam khi yếu tố kinh tế được đề cao, chi phối mọi mặt đời
sống. Khi nói về khoa học xã hội và nhân văn, là chúng ta nói về chính trị – xã hội,
đạo đức, tư tưởng và văn hóa của một dân tộc, đó khơng chỉ là nền tảng văn hóa mà
cịn là định hướng phát triển cho đất nước. Nếu không được nhận thức và đầu tư
đúng mực, hậu quả để lại là không nhỏ.
Bên cạnh vấn đề trọng bằng cấp, bàn về vấn đề thực tế, thực dụng thông qua
việc chọn lựa việc làm của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp, tác giả tiếp tục chỉ ra rằng
phần lớn các bạn trẻ từ nông thôn không muốn về quê lập nghiệp mà bám trụ lại
thành phố gây ra tình trạng thiếu hụt nhân lực ở nông thôn, gia tăng khoảng cách
giàu nghèo, trong khi ở nơng thơn chỉ cịn lại người già và trẻ nhỏ thì thành phố
nhiều vấn đề về quá tải dân số nảy sinh. Xu hướng này là tất yếu ở các nước đang
phát triển, các bạn trẻ muốn thốt khỏi cuộc sống làng q, tìm kiếm cơ hội với thu
nhập ổn định hơn.
Lối sống thực tế thực dụng khiến các bạn trẻ sợ hãi khó khăn, thiếu tinh thần
vượt khó hay tinh thần tự nguyện kém. Lợi ích cá nhân và thực tế xã hội làm cho
nhiều bạn trẻ sống theo cách riêng của mình, phớt lờ lợi ích xã hội. Họ tìm kiếm giá
trị thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của cá nhân, coi đó là thước đo phản ánh và tiêu
chuẩn giá trị sống. Đây chính là một biểu hiện của việc lợi ích cá nhân đặt cao hơn
lợi ích cộng đồng, lợi ích tập thể. Vì vậy, có rất ít sinh viên tình nguyện đến những
vùng xa xơi, khó khăn để làm việc24.

23

Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập
2, Số 6, tr .175-177.
24 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu (2013), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập
2, Số 6, tr .177.

15

Tìm hiểu kĩ hơn về biểu hiện của lối sống thực tế, thực dụng trong giới trẻ,
tác giả Đào Ngọc Đệ đã chỉ ra những vấn đề rất cụ thể khi cho rằng giới trẻ đang
chìm ngập trong lối sống thực dụng thấp kém. Một vài biểu hiện có thể kể đến như
con cháu mâu thuẫn giết cả người thân trong gia đình vì tranh giành đất đai, tiền
bạc, tài sản. Vì ăn chơi đua địi, nhiều thanh niên dù gia cảnh khó khăn vẫn vịi vĩnh
bố mẹ để bằng bạn bằng bè. Vì chạy theo lối sống xa hoa hào nhống, muốn có tiền
nhanh chóng, nhiều ca sĩ, người mẫu, diễn viên sẵn sàng “đi khách” nghìn đơ mà bỏ
qua danh dự “người cơng chúng”. Đáng nói đến là nạn tôn thờ thần tượng mù quáng
của một bộ phận giới trẻ có khi cịn coi trọng hơn cả cha mẹ, thậm chí sẵn sàng đáp
trả người sinh thành của mình nếu có ý kiến khơng ủng hộ hay chê trách thần tượng.
Giới công chức xu nịnh, nịnh bợ nhau, luồn cúi để tồn tại… Tất cả như tô điểm nên
một bức tranh mn hình mn vẻ về lối sống thực dụng đang len lỏi khắp mọi nơi
trong xã hội Việt Nam hiện nay25 .
Đến cả trong tình yêu, thứ tình cảm được coi là thiêng liêng của con người
cũng được đem ra cân đo đong đếm, tính tốn. Theo chia sẻ của một bạn sinh viên
có tên Võ Thùy Trang: “Tiêu chí chọn bạn trai của em là giàu và đẹp. Ở quê, cuộc
sống của em đã thiếu thốn. Ba mẹ rất ít khi cho em tiền để mua quần áo mới. Nếu
muốn mua gì, em đều dành dụm mới có. Thấy bạn bè có này, có kia, em tủi thân
lắm! Thế nên, em quyết tâm sau này có chọn bạn trai hay lấy chồng thì gia đình họ
phải giàu có để cuộc đời em khơng cịn thiếu thốn nữa”26. Dường như giới trẻ đang
không ý thức được việc phải cố gắng kiếm đồng tiền bằng nỗ lực, tri thức, cơng sức
của mình thay vào đó tìm những nơi chốn để có thể dựa dẫm, ỷ lại, dù đó có thể chỉ
là hào quang trước mắt, và đến lúc nào đó họ sẽ phải trả cái giá rất đắt.
Nhìn chung những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được căn nguyên, nguồn
gốc của lối sống thực tế, thực dụng trong xã hội Việt Nam nói chung và bộ phận
giới trẻ nói riêng. Một số biểu hiện và hệ lụy của lối sống thực tế, thực dụng trong

Đào Ngọc Đệ (2018), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.html, truy cập ngày 20/4/2019.

26 Lê Thanh Hùng (2017), Giới trẻ với lối sống thực dụng, http://baoangiang.com.vn/gioi-tre-voi-loi-songthuc-dung-a129073.html, truy cập ngày 20/4/2019.
25

16

một số lĩnh vực như chính trị, giáo dục, kinh tế – xã hội… cũng được làm rõ. Tuy
nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên nhóm đối tượng là
thanh niên và giới trẻ, hay con người Việt Nam nói chung, chưa có nghiên cứu nào
đi sâu một cách triệt để vào nhóm đối tượng cụ thể là sinh viên. Như đã trình bày ở
trên, sinh viên là nhóm đối tượng đặc thù, khơng những chia sẻ những giá trị chung
với các nhóm dân cư – xã hội khác, mà bản thân lại là một nhóm đối tượng mang
đặc điểm riêng biệt khi đây là một đội ngũ tri thức trẻ, được đào tạo và giáo dục
chuyên sâu, và đang đứng trước nhiều ngưỡng cửa lựa chọn quan trọng cho tương
lai. Đây cũng là nhóm đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ và phát triển
của đất nước, chính vì thế lối sống của họ ít nhiều mang màu sắc có tính chất định
hướng diện mạo xã hội.
Dựa vào những đặc điểm đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích
tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về thực trạng lối sống thực tế, thực dụng trong sinh
viên Việt Nam hiện nay. Với phương pháp khảo sát, điều tra sử dụng bảng hỏi với
những câu hỏi xoay quanh vấn đề nguyện vọng, lập thân, lập nghiệp trong tương lai,
cũng như mối quan tâm và thái độ của các bạn sinh viên trước những vấn đề trong
cuộc sống, nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ ra biểu hiện, xu hướng chung nhất của lối
sống thực tế, thực dụng trong đa số các bạn sinh viên, bên cạnh đó cắt lát từng chiều
cạnh để xem chiều cạnh nào mặt tích cực lối sống thực tế, thực dụng được phát huy,
chiều cạnh nào còn tồn đọng hạn chế.
Như được đề cập ở trên, lối sống được hình thành trên cơ sở là các hoạt động
sống được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Tuy nhiên, không thể
xem lối sống là một vấn đề có tính bất biến, khơng thể thay đổi. Nghiên cứu được
thực hiện với mong muốn đặt thêm một dấu mốc về hiện trạng lối sống sinh viên

trong tiến trình phát triển tồn cảnh của dân tộc.

17

CHƯƠNG 3: LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM: CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Phạm trù lối sống
3.1.1. Mối liên hệ giữa lối sống và văn hóa
Nghiên cứu về lối sống và văn hóa ln được đặt trong một mối liên hệ chặt
chẽ. Như theo định nghĩa về văn hóa đưa ra bởi UNESCO vào năm 1994: Văn hóa
được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa
là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và
tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng,
miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà
còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…”, cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể
những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng
đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng….”27 .
Hay theo định nghĩa trong Đại Từ điển tiếng Việt, Văn hóa là “(1) những giá
trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc;
kho tàng văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế
và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ
học vấn: trình độ văn hóa; học các mơn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình
độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch
sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm
chung: văn hóa Đơng Sơn; văn hóa rìu hai vai” 28.
Có thể thấy, dù định nghĩa theo cách nào thì lối sống ln được bao gồm và
được xem là một bộ phận khơng thể tách rời của văn hóa, một cấu thành quan trọng
tạo nên “diện mạo” của văn hóa.

Dẫn lại theo: Huỳnh Ngọc Thu (2015), Văn hóa là gì,
http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=e1f687b2-14d1-417b-b0cf-8956e0aa5632, truy cập ngày
23/3/2019.
28 Đại Từ điển tiếng Việt, Bộ GD và ĐT, Nxb. Văn hóa thơng tin, 1999, tr .1796.
27

18

Tiếp cận từ một góc độ khác, mối liên hệ giữa lối sống và văn hóa được
Phạm Hồng Tung mơ tả như trong giản đồ cấu trúc văn hóa dưới đây:

Hình 3.1: Giản đồ cấu trúc văn hóa29
Như được mơ tả trong Hình 3.1, trong nhân cách văn hóa của mỗi cá nhân và
mỗi cộng đồng người, các giá trị và hệ giá trị đóng vai trị là bệ đỡ quan trọng nhất,
thơng qua các tiêu chí, quy phạm đạo đức và lối sống thì các giá trị văn hóa này
được nhận diện và hiện thực hóa. Bản thân lối sống lại được thể hiện thông qua các
hoạt động sống hay đời sống văn hóa mà cấu thành của các hoạt động này là các
hành vi và ứng xử văn hóa thường ngày. Có thể thấy lối sống được xem là một bộ
phận cấu thành quan trọng của văn hóa, nói cách khác là một hình thức biểu hiện
của văn hóa.
Khi xét theo chiều phẳng ngang, lối sống và văn hóa dường như hồn tồn
trùng khớp, bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ hoạt động sống nào của con
người cũng đều là sự hiện thực hóa các giá trị văn hóa.

29

Mơ hình kim tự tháp (Pyramid) biểu hiện quan hệ có tình chất tầng bậc (hierarchical) giữa các thành tố
trong cấu trúc văn hóa, trích trong Báo cáo tư vấn chính sách của Phạm Hồng Tung, 2017.

19

Văn hóa
Lối sống
Hoạt động sống

Hình 3.2: Quan hệ giữa lối sống và văn hóa theo chiều phẳng ngang
Như được mơ tả trong Hình 3.2, vịng trịn văn hóa được tượng trưng là vòng
tròn lớn nhất, vòng tròn này được cấu thành nên bởi rất nhiều vòng tròn nhỏ là các
chiều cạnh đa chiều của văn hóa. Lối sống là một trong những chiều cạnh đó (được
biểu thị là vịng trịn nhỏ màu đỏ), với hạt nhân là các hoạt động sống thường ngày
(vòng tròn đỏ đậm bên trong).
Bàn về mối quan hệ mật thiết giữa lối sống và văn hóa, nhà Nhân học Hoa
Kỳ C.L.Wissler cho rằng: “Lối sống là cái, nhờ đó mà mỗi cơng xã hoặc bộ lạc
được xem là một văn hóa. Văn hóa bộ lạc là tồn bộ các hình thái tín ngưỡng và
hoạt động thực tiễn, được xây dựng thành những khuôn mẫu hành vi, bằng cách đó
mà bộ lạc được xác định”30.
Giáo sư Nhân học Hoa Kỳ Victor Banouw bổ sung quan điểm, ông viết:
“Văn hóa là lối sống của một nhóm người, trong đó hình thái của tồn thể các mơ
thức hành vi học được, ít hay nhiều đã được khn mẫu hóa, các mô thức ấy trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua nghĩa của ngôn ngữ giao tiếp và
qua sự bắt chước”31.

Dẫn lại theo: Lê Thị Tuyết (2013), Lối sống – Một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt, Tạp chí Di
sản văn hóa, Số 4 (45), tr .17
31 Dẫn lại theo: Lê Thị Tuyết (2013), Lối sống – Một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt, Tạp chí Di
sản văn hóa, Số 4 (45), tr .17
30

20

Qua cách nhìn nhận này có thể thấy rằng, văn hóa và lối sống là hai thuật
ngữ có nội hàm tương đồng, nói cụ thể hơn thì văn hóa chính là lối sống nhìn từ góc
độ xã hội học. Cịn lối sống được hiểu là các hành vi xã hội được khn mẫu hóa.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, mặc dù có quan hệ thống nhất nhưng lối
sống và văn hóa là hai phạm trù riêng biệt, khơng thể đồng nhất, do đó cần chỉ ra
ranh giới mong manh giữa hai phạm trù này.
Trước hết, xét theo chiều thẳng đứng, thì thực thể lối sống khơng có nhiều
tầng lớp và cấp độ như văn hóa và “chỉ có các giá trị và hệ giá trị nào được hiện
thực hóa trong cuộc sống thực tiễn của con người thì mới được coi là chiều sâu văn
hóa của lối sống”32. Có nghĩa rằng, hoạt động sống và lối sống của con người chỉ có
thể được hiểu là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa mà thơi. Những giá trị văn
hóa khác khơng được hiện thực hóa thơng qua hoạt động sống thì dù có tồn tại cũng
khơng được coi là bộ phận của lối sống, chúng tồn tại và tạo nên chiều cạnh khách
quan của văn hóa.
Bản thân hoạt động sống cũng rất phong phú, đa dạng nhưng chỉ những hoạt
động sống nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc đời cá thể thì mới được coi là
bộ phần cấu thành lối sống của cá thể ấy. Suy rộng hơn, chỉ hoạt động sống nào lặp
đi lặp lại và phổ biến trong đa số cá thể của cộng đồng thì đó mới được coi là yếu tố
cấu thành nên lối sống cộng đồng đó 33.
Một điểm khác biệt nữa, lối sống là cái hiện hữu, cịn văn hóa thì có lịch sử.
Nghiên cứu lối sống là nghiên cứu những cái đang diễn ra, nghĩa là nghiên cứu các
giá trị đang được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống hiện tại. Nghiên cứu về
văn hóa thì nghiên cứu tồn bộ nền văn hóa bao gồm cả những gì đã qua hay chiều

Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 79.
33 Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội

nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 81.
32

21

1.6. Câu hỏi nghiên cứu và điều tra …………………………………………………………………………………….. 4CH ƯƠNG 2 : LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆTNAM : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ …………………………………………………………… 52.1. Các điều tra và nghiên cứu tương quan đến nguồn gốc của lối sống thực tiễn, thực dụng. …… 52.2. Các cơng trình nghiên cứu và điều tra tương quan đến biểu lộ lối sống trong thực tiễn, thực dụngở Nước Ta lúc bấy giờ ………………………………………………………………………………………….. 9CH ƯƠNG 3 : LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆTNAM : CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………………………………………… 183.1. Phạm trù lối sống ……………………………………………………………………………………… 183.1.1. Mối liên hệ giữa lối sống và văn hóa truyền thống ………………………………………………….. 183.1.2. Khái niệm phạm trù lối sống ………………………………………………………………. 223.2. Thực tế và thực dụng – Ranh giới mong manh …………………………………………. 233.3. Sinh viên và lối sống sinh viên …………………………………………………………………. 27CH ƯƠNG 4 : LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆTNAM : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………… 314.1. Khảo sát mối chăm sóc của sinh viên so với 1 số ít yếu tố trong đời sống … 324.2. Khảo sát sinh viên về yếu tố công ăn việc làm …………………………………………. 364.3. Khảo sát sinh viên về yếu tố tình u, hơn nhân ………………………………………. 384.4. Khảo sát sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của đồng xu tiền ……………………… 414.5. Khảo sát sinh viên về yếu tố ý thức tự lập kinh tế tài chính ……………………………………. 444.6. Khảo sát sinh viên về yếu tố bè bạn và kết giao bạn hữu ……………………………. 444.7. Khảo sát sinh viên về yếu tố tiêu tốn, tiêu dùng cá thể …………………………… 464.8. Khảo sát một số ít yếu tố tương quan đến những hoạt động giải trí tình nguyện của sinh viên48KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….. 52T ÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………….. 55PH Ụ LỤC ………………………………………………………………………………………………………….. 57DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 3.1 : Tuổi người trẻ tuổi trong cấu trúc độ tuổi dân cư Nước Ta hiện nayBảng 4.1 : Mức độ chăm sóc của sinh viên so với một số ít yếu tố trong cuộc sốngDANH MỤC CÁC HÌNHHình 3.1 : Giản đồ cấu trúc văn hóaHình 3.2 : Quan hệ giữa lối sống và văn hóa truyền thống theo chiều phẳng ngangHình 3.3 : Đặc điểm cấu thành lối sống thực tếHình 3.4 : Đặc điểm cấu thành lối sống thực dụngHình 3.5 : Bốn Lever xã hội hóa ảnh hưởng tác động đến quy trình tăng trưởng nhân cách củathanh niênHình 4.1 : Ưu tiên lựa chọn việc làm của những bạn sinh viênHình 4.2 : Mong muốn so với cơng việc tương lai của sinh viênHình 4.3 : Khảo sát về tình yêu, hơn nhân trong sinh viênHình 4.4 : Mơ tả của những bạn sinh viên về nửa kia của mìnhHình 4.5 : Nhận định của sinh viên về vai trò của kinh tế tài chính và tình cảm trong một mốiquan hệHình 4.6 : Nhận định của sinh viên về quan điểm “ Khơng có tiền thì cạp đất mà ăn ” Hình 4.7 : Nhận định của sinh viên về quan điểm “ Cái gì khơng mua được bằngtiền, thì mua được bằng rất nhiều tiền ” Hình 4.8 : Nhận định của sinh viên về quan điểm “ Tiền không mua được thànhcông, niềm hạnh phúc ” Hình 4.9 : Nhận định của sinh viên về vai trị kinh tế tài chính vợ chồng trong gia đìnhHình 4.10 : Hình mẫu bạn hữu mà sinh viên muốn kết giaoHình 4.11 : Ưu tiên sử dụng thu nhập hàng tháng của những bạn sinh viênHình 4.12 : Nhận định của sinh viên về tầm quan trọng của những hoạt động giải trí tìnhnguyệnHình 4.13 : Số lượng sinh viên tham gia những hoạt động tình nguyệnHình 4.14 : Mục đích khi tham gia những hoạt động giải trí tình nguyện của những bạn sinh viênCHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG1. 1. Lý do chọn yếu tố nghiên cứuTrong sự nghiệp tăng trưởng kinh tế tài chính, xã hội, văn hóa truyền thống của mỗi vương quốc, dântộc, người trẻ tuổi là một lực lượng giữ vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng. Là một bộ phận củanhóm người trẻ tuổi, sinh viên khơng tách rời mà san sẻ những đặc thù chung vớinhóm người trẻ tuổi. Đây đều là lớp thế hệ trẻ, đang trong quy trình tiến độ định hình và hồnthiện nhân cách dưới ảnh hưởng tác động của việc thừa kế, phát huy lối sống, giá trị vănhóa từ những thế hệ đi trước đồng thời đảm nhiệm, cải biến những giá trị văn hóa truyền thống mớicủa thời đại. Mặc dù vậy bản thân sinh viên lại là một nhóm đối tượng người dùng đặc trưng khi đangtrải qua quy trình tiến độ sau cuối của nền giáo dục nhà trường, đứng trước nhiều ngưỡngcủa lựa chọn quan trọng cho tương lai. Sinh viên là lớp tri thức trẻ, được thụ hưởngtri thức khoa học tân tiến và văn minh, được giảng dạy chun mơn và hoàn toàn có thể sử dụngchun mơn đó để khai thác. Đất nước muốn tăng trưởng thì phải có lực lượng laođộng chất lượng, sinh viên với nền tảng tri thức tích góp, là một tác nhân quan trọngtrong việc chớp lấy và sử dụng hiệu suất cao cơng nghệ tiên tiến và phát triển, từ đó cung ứng u cầuđổi mới quốc gia. Với vai trò là lớp thế hệ thừa kế và tiếp nối, lối sống của người trẻ tuổi nóichung và sinh viên nói riêng ln được xem một yếu tố trọng điểm, xu thế trựctiếp sự tăng trưởng của quốc gia và góp thêm phần hình thành nên diện mạo của xã hộitương lai. Một trong những yếu tố nổi cộm trong xã hội Nước Ta lúc bấy giờ là xuhướng lối sống thực tiễn, thực dụng của người trẻ tuổi đang Open rất nhiều trong cácbài viết và câu truyện thường ngày. Thậm chí trong những văn kiện chính thức củaĐảng, Nhà Nước và Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như Chiến lược pháttriển người trẻ tuổi Nước Ta, Báo cáo tóm tắt Đại hội Đồn tồn quốc lần thứ XI và Xhay Nghị quyết Trung ương của Đảng … thì đều đề cập và xem thực dụng là mộthạn chế lớn về lối sống trong một bộ phận người trẻ tuổi Nước Ta. Tuy nhiên, bản thân lối sống trong thực tiễn, thực dụng lại là một yếu tố có tính haimặt, đơi khi chứa đựng sự chồng lấp rất khó phân biệt. Theo quan điểm của PhạmHồng Tung, thực tiễn, thực dụng là một giá trị văn hóa – đạo đức trong đó “ thực tiễn, thiết thực, duy lý ” ln có mặt trái song hành là “ ích kỉ, thực dụng ” 1. Điều này tạonên tính phức tạp của yếu tố khi trong cùng một hoạt động giải trí sống, một biểu lộ lốisống hoàn toàn có thể bị coi là xấu đi, thực dụng nhưng ở góc nhìn khác, người ta lại xem đólà một cách sống thực tiễn tùy thuộc vào góc nhìn nhìn nhận hay trường hợp đơn cử xemchiều cạnh nào được hiện thực hóa và phát huy. Nếu mặt tích cực được phát huy sẽ giúp cá thể giảm thiếu được lối tư duyduy ý chí, giáo điều, so với sinh viên, sẽ giúp hạn chế lối học hàn lâm viển vông, xa rời thực tiễn, tôn vinh thực học thực nghiệp, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tếcuộc sống một cách hiệu suất cao. Tuy nhiên xu thế lối sống này sẽ là xấu đi khi lợiích cá thể bị tuyệt đối hóa cùng những giá trị vật chất trước mắt, dẫn đến việc suygiảm mức độ hịa nhập hội đồng của sinh viên, thậm chí còn là động cơ dẫn đền nhiềuhành vi xô lệch gây ảnh hưởng tác động xấu đến hội đồng, xã hội nói chung và chất lượnggiáo dục nói riêng. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng về mức độ và chiều cạnh biểuhiện của xu thế lối sống này trong nhóm đối tượng người tiêu dùng sinh viên là rất quan trọng. Dựa trên tính cấp thiết đó, đồng thời mong ước làm đa dạng chủng loại thêm nguồntài liệu nghiên cứu và điều tra về lối sống, đề tài “ Lối sống thực tiễn, thực dụng của sinh viênViệt Nam lúc bấy giờ ” được triển khai. Nghiên cứu cũng hy vọng sẽ đặt thêm dấu mốcvề tình hình lối sống của sinh viên trong tiến trình tăng trưởng tồn cảnh của dân tộc bản địa, và là tài liệu tìm hiểu thêm cho những điều tra và nghiên cứu đối sánh tương quan về sự biến hóa lối sống saunày. Phạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, TP. Hà Nội, tr. 2871.2. Mục đích nghiên cứuMục đích của nghiên cứu và điều tra trước hết là làm rõ được những yếu tố lý luận liênquan đến phạm trù “ lối sống ”, khu biệt ranh giới mong manh hai phạm trù “ thực tếvà thực dụng ”, đặc thù của nhóm “ sinh viên ” và “ cách tiếp cận lối sống sinhviên ”, trên cơ sở đó triển khai khảo sát và nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích chỉ ra khuynh hướng chungnhất của lối sống trong thực tiễn, thực dụng trong phần nhiều sinh viên Nước Ta lúc bấy giờ. Bên cạnh đó xem xét từng chiều cạnh đơn cử trải qua những yếu tố trong cuộc sốngđể xem chiều cạnh nào mặt tích cực được bộc lộ, chiền cạnh nào hạn chế còn tồnđọng. 1.3. Lý thuyết nghiên cứuVề phương diện kim chỉ nan khoa học, điều tra và nghiên cứu cố gắng nỗ lực tìm hiểu thêm những lýthuyết đang được vận dụng thoáng rộng trong điều tra và nghiên cứu người trẻ tuổi nói chung và sinhviên nói riêng ở cả trong và ngồi nước, gồm có triết lý xã hội hóa, triết lý tiểuvăn hóa, kim chỉ nan vai trị ( role theory ), triết lý lựa chọn ưu tiên ( preferencetheory ). Đây là những cơ sở triết lý khoa học làm bệ đỡ cho những nghiên cứu và phân tích vàlập luận trong cơng trình. 1.4. Cơ sở tài liệu, tài liệuNghiên cứu được triển khai sử dụng hai nguồn cơ sở tài liệu chính : Thứ nhất, nguồn tài liệu là những cơng trình, bài viết khoa học, tạp chí liênquan đến yếu tố lối sống viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các nguồn tài liệu nàyđóng vai trị là nguồn tài liệu khoa học thứ cấp ( secondary materials ) Giao hàng choviệc thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống cơ sở lý luận và xu thế nghiên cứu và điều tra của đề tài. Thứ hai, nguồn số liệu từ cuộc tìm hiểu, khảo sát thực tiễn mà tác giả tiến hànhtrong khuôn khổ điều tra và nghiên cứu, đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất đóng vai trị làdữ liệu nguồn vào ( input ) cho những lập luận, nghiên cứu và phân tích trong cơng trình. 1.5. Phương pháp nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu và điều tra hướng đến là những bạn sinh viên từ 18 đến 24 tuổi đangtheo học tại trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hà Nội. Để bảo vệ tính khách quan, 100 sinh viên thuộc những trường thành viên của Đại học Quốc Gia Thành Phố Hà Nội sẽ được lựachọn ngẫu nhiên để tham gia khảo sát bảng hỏi. Bảng hỏi được phong cách thiết kế trực tuyến bằng công cụ Google Forms và được gửiđến những ứng viên trải qua email và những kênh mạng xã hội với nội dung chính xoayquanh những mối chăm sóc của sinh viên, nguyện vọng cũng như thái độ của sinh viênđối với 1 số ít yếu tố trong đời sống. Việc những bạn sinh viên nhận thức như thếnào về tầm quan trọng của đồng xu tiền, ý thức tự lập cá thể, mức độ tham gia vàocác hoạt động giải trí hội đồng … cũng sẽ được gồm có. Phương pháp thống kê diễn đạt sẽ được sử dụng sau đó để phân tích số liệu thuđược. Số liệu được nghiên cứu và phân tích ln được xem xét trong mối liên hệ với toàn cảnh kinhtế – xã hội, đồng thời dựa trên đặc thù xã hội đặc trưng của nhóm đối tượng người tiêu dùng sinhviên. 1.6. Câu hỏi nghiên cứuNghiên cứu được triển khai nhằm mục đích xử lý hai câu hỏi chính : Thực trạng lối sống trong thực tiễn, thực dụng của sinh viên Nước Ta lúc bấy giờ lànhư thế nào ? Đâu là biểu lộ của lối sống thực tiễn, thực dụng của sinh viên trong thực tiễncuộc sống ? CHƯƠNG 2 : LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊN VIỆTNAM : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ2. 1. Các nghiên cứu và điều tra tương quan đến nguồn gốc của lối sống trong thực tiễn, thực dụng. Chính sách Đổi Mới năm 1986 với nền kinh tế thị trường đã mở ra cho ViệtNam nhiều thời cơ tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội mang tính bước ngoặt. Bên cạnh việctiếp thu giá trị, khoa học cơng nghệ văn minh, nhiều luồng văn hóa truyền thống, tư tưởng phươngTây, tiêu biểu vượt trội là chủ nghĩa thực dụng Mỹ đã gia nhập tác động ảnh hưởng hình thành nên lốisống thực dụng ở một bộ phận người Nước Ta lúc bấy giờ. Lối sống trong thực tiễn, thực dụng ở Nước Ta có mối liên hệ mật thiết với chủnghĩa thực dụng Mỹ, sinh ra vào khoảng chừng giữa thế kỉ 19 do Charles Sander Peircekhởi xướng. Trong tác phẩm Lý thuyết về ý nghĩa ( Theory of meaning ) vào năm1870, Peirce đã gọi triết lý của mình là “ Chủ nghĩa duy thực dụng ” ( Pragmaticism ). Chủ nghĩa này được thừa kế bởi William James, ơng chính là người đầu tiênđưa ra tên gọi “ Chủ nghĩa thực dung ” Pragmatism vào năm 1898. Sau này JohnDewey thừa kế Peirce và James, giúp chủ nghĩa thực dụng thâm sâu vào đời sốngvăn hóa với nhiều thành tựu ở mọi nghành nghề dịch vụ như chính trị học, xã hội học, giáo dụchọc, tâm lý học … 2. Về định nghĩa của chủ nghĩa thực dụng, trong quấn Webster’s New WorldDictionary of the American Language có diễn đạt : “ Chủ nghĩa thực dụng là một hệthống hay một khuynh hướng trong triết học, trắc nghiệm giá trị của tổng thể kháiniệm qua hiệu quả thực tiễn ” 3. Còn trong quấn New Iilustrated Webster’s Dictionary of the Englishlanguage có viết : “ Chủ nghĩa thực dụng là một chủ thuyết cho rằng ý nghĩ và tưNguyễn Tiến Dũng ( 2019 ), Những điều cần biết về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, http://redsvn.net/nhung-dieucan-biet-ve-chu-nghia-thuc-dung-my2/, truy vấn ngày 15/4/2019. 3 Webster’s New World Dictionary of the American Language, 1968, tr 1146. tưởng chỉ có giá trị khi mang lại hệ quả, và tác dụng là trắc nghiệm duy nhất về giátrị hay thực sự của niềm tin con người ” 4. Tiếp nữa, trong quấn The Oxford Encyclopedia English Dictionary, chủnghĩa thực dụng được coi là một triết lý, lý giải đa phần bởi C.S. Peirce và WilliamsJames, lượng giá những xác quyết đơn thuần bằng những hệ quả thực tiễn, và liên hệđến những quyền lợi của con người5. Nhìn chung, tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa thực dụng là nhấn mạnh vấn đề rằng mộttư tưởng hay một tiền đề ( proposion ) chỉ có ý nghĩa khi đưa lại một hệ quả thực tiễnvà quan sát được. Đối với chủ nghĩa thực dụng, tính hiệu suất cao chính là chân lý, khátvọng phát minh sáng tạo, thành quả phát minh sáng tạo và nhân cách cá thể được tôn vinh. Bàn về quy trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dụng vào Nước Ta, Mai PhúHợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ) cho rằng chủ nghĩa thực dụng là một “ đặc sản nổi tiếng ” củanước Mỹ và có tác động ảnh hưởng đến nhiều vương quốc trên quốc tế, sự xâm nhập của chủnghĩa thực dụng vào Nước Ta có phần muộn hơn so với những vương quốc khác. Dấu ấnđầu tiên của chủ nghĩa thực dụng vào Nước Ta là năm 1945, khi một phái đoàn từĐại học Michigan Mỹ đến Học viện vương quốc Hành chánh – một trường của chế độViệt Nam Cộng hịa để giúp kiến thiết xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo, nhờ đó chủ nghĩa thựcdụng có thời cơ tiếp cận với giới tri thức Nước Ta thời bấy giờ. Trước năm 1975, chủ nghĩa thực dụng được dậy ở những trường ĐH ở miền Nam Nước Ta, để lạiảnh hưởng lớn đến đội ngũ tri trức. Từ đó, chủ nghĩa thực dụng Mỹ dần được lanrộng, thông dụng hơn trong xã hội trải qua hoạt động giải trí sống của quân đội Mỹ thamgia chiến đấu ở Việt Nam6. Cùng chung quan điểm, tác giả Trịnh Sơn Hoan cho rằng chủ nghĩa thựcdụng gia nhập vào Nước Ta theo bước chân quân đội Mỹ vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20. Chủ nghĩa thực dụng nhanh gọn trở thành một trào lưu được đónNew Iilustrated Webster’s Dictionary of the English language, 1992, tr. 761T he Oxford Encyclopedia English Dictionary, 1996, tr. 1137.6 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), Introduction of Pragmatism in Vietnam, International Journal ofPhilosophy, Tập 1, Số 3, tr. 39. nhận bởi một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt quan trọng là người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chínhlối sống gấp, sống vội, sống tận hưởng của một bộ phận dân cư đã bóp méo ý nghĩachân chính của chủ nghĩa thực dụng. Được coi như một tư tưởng triết học và làniềm tự hào của người Mỹ, nhưng khi gia nhập vào miền Nam Nước Ta, dưới sự hàkhắc của chính quyền sở tại tay sai và chính quyền sở tại thực dân kiểu mới với lịng tham và ýđồ chính trị đen tối, chủ nghĩa thực dụng đã bị bóp méo, biến thể thành thứ thựcdụng tầm thường, bị coi là phi nhân tính, đi ngược lại truyền thống lịch sử đạo lý ngườiViệt7. Sau năm 1975, quốc gia được giải phóng, chủ nghĩa thực dụng khơng cịnđược giảng dạy nữa, tuy nhiên ảnh hưởng tác động của nó vẫn được truyền giữ và phản ánhtrong nhiều dạng thức văn hóa truyền thống như phim ảnh, âm nhạc, giáo dục … những biểu hiệnnày khơng thuận tiện gì nhận thấy được. Q trình này được tác giả gọi là “ spontaneous process ” ( quy trình tự phát ) tức là chủ nghĩa thực dụng lúc này đãđược chuyển thể vào nhiều dạng thức khác nhau của văn hóa8. Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn, bàn về nguồn gốc của lối sống thựctế, thực dụng, Phạm Hồng Tung cho rằng lối sống thực tiễn, thực dụng của thanh niêncó tác động ảnh hưởng từ nền văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn của dân tộc bản địa. Một dân tộc bản địa từ thời xưa đãgắn chặt với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thành bại nhờ vào trọn vẹn vàocác yếu tố tự nhiên, chính cho nên vì thế thực tiễn, thực dụng là một đặc thù tính cách hìnhthành như một lẽ tất yếu để người nơng dân hoàn toàn có thể tồn tại9. Phân tích từ góc nhìn xã hội, lối sống trong thực tiễn, thực dụng được xem là một sảnphẩm của môi trường tự nhiên sống tân tiến, phát sinh và sống sót như một lẽ tất yếu của nềnkinh tế thị trường. Dưới ảnh hưởng tác động của nền kinh tế thị trường khi mà giá trị vật chất, cái tôi, chiếm hữu cá thể được tôn vinh, khác hẳn với lối sống thụ động, đặt nặng lợi íchtập thể, làm theo năng lượng hưởng theo nhu yếu như trong thời kì bao cấp trước đổiTrịnh Sơn Hoan ( 2010 ), Vài nét về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Sukien-Thanh-tuu-KH-CN/Vai-net-ve-chu-nghia-thuc-dung-My-34359.ht ml, truy vấn ngày 15/4/2019. 8 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam, Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr. 709 Phạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, TP. Hà Nội, tr. 294. mới, con người có nhiều thời cơ, lựa chọn thao tác để tăng trưởng và ship hàng nhu cầuchính bản thân mình. Chính sự biến hóa can đảm và mạnh mẽ về thể chế kinh tế tài chính trong xã hộiViệt Nam đã góp thêm phần hình thành nên lối sống thực tiễn và thực dụng. Đây là một xuhướng tất yếu, tương thích với nhu yếu khách quan của xã hội, quốc gia và thời đại10. Đồng quan điểm về yếu tố này, Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ) trong cơng trình Recent issues related to pragmatic lifestyles in Viet Nam cho rằngnền kinh tế thị trường mang lại diện mạo mới, chuyển biến tích cực về kinh tế tài chính choViệt Nam, góp thêm phần nâng cao chất lượng đời sống, tuy nhiên cũng chính bởi nềnkinh tế thị trường, cùng tác động ảnh hưởng của quy trình hội nhập và tồn cầu hóa, nhiều giátrị truyền thống lịch sử tốt đẹp dần phai nhạt, thay vào đó là xu thế “ sống gấp ”, “ sốngvội ” tôn vinh cá thể, chạy theo đồng xu tiền đã dẫn đến sự đứt gãy những mối quan hệ xãhội, thậm chí còn là quan hệ giữa người thân trong gia đình trong gia đình11. Bổ sung thêm, tác giả Đào Ngọc Đệ trong bài viết Lối sống thực dụng thấpkém cho rằng lối sống thực dụng là hệ quả của luồng gia nhập cái tốt và cái xấutrong thời đại Open, hội nhập quốc tế. Trong quy trình tiến độ mà nền kinh tế thị trườngnước ta vẫn ở quy trình tiến độ sơ khai, với sự “ tích góp tư bản hoang dã ” ( cách Các Mácgọi trong tác phẩm Tư Bản ” ), người ta bằng mọi cách, mọi giá mặc kệ đạo đức, pháp lý, kể cả phạm tội để kiếm được tiền tài, của cải để thỏa mãn nhu cầu nhu cầuhưởng thụ của mình, mái ấm gia đình mình12. Nhìn từ góc nhìn giáo dục, nhiều tác giả cho rằng tìm hiểu và khám phá căn nguyên một đặcđiểm lối sống, trong đó có trong thực tiễn, thực dụng thì nhất thiết phải soi xét những mơitrường xã hội hóa mà thơng qua đó nhân cách một thành viên hình thành. Trong đó haimơi trường xã hội hóa quan trọng nhất đó là giáo dục mái ấm gia đình và giáo dục nhàtrường vì đây là hai mơi trường mà ở đó q trình xã hội hóa của những cá thể diễnra tiếp tục nhất, can đảm và mạnh mẽ nhất. Lối sống thực dụng một phần là do những bậcPhạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong q trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, TP. Hà Nội, tr. 29511 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam, Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr. 70.12 Đào Ngọc Đệ ( 2018 ), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.htm, truy vấn ngày 15/4/2019. 10 cha mẹ chưa chăm sóc sát sao, theo dõi diễn biến tâm ý con cháu để có uấn nắnkịp thời, trong khi bản thân nhà trường cũng chưa chú trọng giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử thực tiễn cho học viên. Sự phối hợp giáo dục giữa mái ấm gia đình và nhàtrường cịn lỏng lẻo13. Có những mái ấm gia đình ông bà, cha mẹ chưa thực sự gương mẫu để làm gương chocon cái, nhà trường mới chỉ chú trọng dậy chữ, trong khi xã hội lại coi trọng, chạytheo “ thành tích ảo ”, nhà nhà phấn đấu “ mái ấm gia đình văn hóa truyền thống ”, tập thể thì lôi kéo “ khudân cư văn hóa truyền thống ”, hay “ tổ dân cư văn hóa truyền thống ” trong khi bản thân thành viên lại ứng xử “ thiếu văn hóa truyền thống ” 14. 2.2. Các cơng trình nghiên cứu và điều tra tương quan đến biểu lộ lối sống thực tiễn, thựcdụng ở Nước Ta lúc bấy giờ. Lối sống trong thực tiễn, thực dụng được đề cập rất nhiều trong những câu truyệnthường ngày, đây cũng là yếu tố được Đảng, Nhà nước, Đồn Thanh niên cộng sảnHồ Chí Minh đặc biệt quan trọng chăm sóc như đã được đề cập trong những văn bản như Chiếnlược tăng trưởng người trẻ tuổi Nước Ta đến 2010 của cơ quan chính phủ ( 2003 ), Báo cáo tómtắt của ban chấp hành Trung ương Đoàn tại Đại hội Đoàn toàn nước lần thức IX ( 2007 ) và trong Nghị quyết TW 7 khóa X ( 2008 ) của Đảng, Đại hội sinhviên lần thứ X … Trong cơng trình Thanh niên và lối sống người trẻ tuổi Nước Ta trong quátrình thay đổi và hội nhập quốc tế ( 2011 ), Phạm Hồng Tung cho rằng lối sống củaphần lớn người trẻ tuổi Nước Ta đang trở nên thiết thực và thực tiễn hơn. Họ quan tâmnhiều hơn tới những yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp, chi phối đời sống thường ngàynhư thu nhập, việc làm, sức khỏe thể chất … và dành ít chú ý quan tâm hơn cho những yếu tố mangtính chất xã hội như quyền lực tối cao, bảo mật an ninh quốc tế, tơn giáo tín ngưỡng, mơi trườngsống … Cơng trình chỉ ra rằng đây là một xu thế lối sống tích cực khi phần nào13Lê Thanh Hùng ( 2017 ), Giới trẻ với lối sống thực dụng, http://baoangiang.com.vn/gioi-tre-voi-loi-songthuc-dung-a129073.html, truy vấn ngày 15/4/2019. 14 Đào Ngọc Đệ ( 2018 ), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.htm, truy vấn ngày 15/4/2019. giúp người trẻ tuổi hạn chế được tư duy duy ý chí giáo điều, giảm thiếu lối hành xửcảm tính và tâm lý viển vông, xa rời thực tế15. Trong khu công trình Recent issues related to pragmatic lifestyles in Viet Nam ( 2013 ), Tác giả Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu cho rằng lối sống thực dụng chínhlà căn nguyên của căn bệnh lãnh đạm, vô cảm trong xã hội. Các bạn trẻ đang dần trởnên vô cảm trước nỗi đau của người khác và lạnh nhạt những điều chướng tai gai mắtxảy ra hàng ngày xung quanh họ. Họ chỉ chăm sóc đến điều gì mang lại quyền lợi, ítđồng cảm, san sẻ với mọi người. Điều này được miêu tả rằng “ mỗi người đang sốngcuộc đời của riêng mình ”. Truyền thống ứng xử tốt đẹp từ rất lâu rồi như “ Một conngựa đau cả tàu bỏ cỏ ”, hay “ Thương người như thể thương thân ” đang dần trở nênlu mờ và phai nhạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra một hiện thực đối nghịch, giới trẻ hiệnnay được trao thời cơ nhiều hơn, được tạo điều kiện kèm theo học tập tốt hơn, tuy nhiên lại đốixử với nhau lạnh nhạt hơn, vô cảm hơn, chuẩn bị sẵn sàng cơng kích làm tổn thương ngườikhác khơng chỉ trong đời sống thực tại mà còn qua những phương tiện đi lại truyền thơng. Điển hình là hành vi lăng mạ, thóa mạ nhau qua mạng xã hội dẫn đến nhữngcuộc hẹn gặp nữ sinh đánh nhau, lột đồ bạn, thậm chí còn học viên hành hung giáoviên … tổng thể đều là những tình hình đáng buồn nhưng lại đang diễn ra hàng ngàyquanh chúng ta16. Đây cũng là mặt trái của khuynh hướng lối sống trong thực tiễn, thực dụng mà PhạmHồng Tung đề cập trong cơng trình của mình khi cho rằng bên cạnh xu thế tíchcực, một bộ phận nhỏ người trẻ tuổi lại bị quấn theo lối sống ích kỉ, hờ hững, vơ tráchnhiệm, khi họ ít chăm sóc đến những yếu tố ít mang lại quyền lợi trực tiếp cho bảnthân mặc dầu những yếu tố này là cấp bách của hội đồng, xã hội17. Cùng góc nhìn phê phán, tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng trong bài viết Thefight against individualism and selfish, pragmatic lifestyle – our Party’s politicalPhạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, TP. Hà Nội, tr. 288.16 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), Recent Issues Related to Pragmatic Lifestyles in Viet Nam, Humanities and Social Sciences, Tập 1, Số 2, tr. 71-7317 Phạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, Thành Phố Hà Nội, tr. 362.1510 resolve bàn về lối sống thực dụng trong chính trị, đã cho rằng chính chủ nghĩa cánhân và lối sống thực dụng là căn nguyên của nạn quan liêu, tham nhũng, bè đảng, tiêu tốn lãng phí của cơng đang làm suy yếu bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nhữngcán bộ và đảng viên này đang tận dụng kẽ hở chủ trương của Đảng và Nhà Nước đểphục vụ lợi ích chính trị của họ. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng chuẩn bị cố kết bè đảng, gieo rắcbất hòa nội bộ làm suy yếu uy tín của Đảng. Nếu mục tiêu vỡ lở hoặc thất bại, họdễ bị lôi kéo bởi những thế lực thù địch, trở thành lực lượng trái chiều chống phá Đảngvà Nhà Nước18. Bổ sung thêm, tác giả Nguyễn Văn Hùng cho rằng, ngày này chỉ số ít ngườikiếm đồng xu tiền nhờ chính kĩ năng, mồ hơi cơng sức của mình. Sự xâm nhập của lốisống thực dụng với lòng tham lam đã cổ súy cho nạn tham nhũng, tham ô, hối hộngày càng tràn ngập. Về phần thế hệ trẻ, lối sống thực dụng đã làm phát sinh xu thế tuyệt đốihóa quyền lợi cá thể, sùng bài đồng xu tiền quay sống lưng lại khuôn mẫu, giá trị đạo đứctruyền thống biểu lộ như việc xấu đi thi tuyển, chạy điểm, quan hệ tình dục phóngkhống, u vì tiền, chạy theo lối sống khoe mẽ, tiêu dùng … Một số bộc lộ mớicủa lối sống thực dụng trong giới trẻ lúc bấy giờ như : bắt cóc trẻ nhỏ, bn bán phụ nữ, tống tiền, môi giới mại dâm ngày càng phổ cập. Nhiều vụ kinh doanh ma túy, làmhàng giả hàng nhái ngày càng tăng, đặt quyền lợi kinh tế tài chính lên trên hết, không quan tâmsức khỏe người tiêu dùng19. Liên quan đến lối sống trong thực tiễn, thực dụng trong giáo dục, trong bài viết TheCurrent situation of Vietnam education, tác giả cho rằng chủ nghĩa thực dụng tronggiáo dục Nước Ta bộc lộ ở việc giáo dục chú trọng số lượng thay vì chất lượng, điều mà Thomas J. Valley và Ben Wilkinson ( Harvard University ) gọi là “ thựcNguyễn Mạnh Hưởng ( 2017 ), The fight against individualism and selfish, pragmatic lifestyle – our Party’spolitical resolve, http://tapchiqptd.vn/en/research-and-discussion/the-fight-against-individualism-and-selfishpragmatic-lifestyle-%E2%80%93-our-partys-political-resolve/10913.ht ml, truy vấn ngày 20/4/2019. 19 Nguyễn Văn Hùng, Một số biểu lộ của lối sống thực dụng ở việt nam lúc bấy giờ và những giải pháp khắcphục, https://www.academia.edu/24061595/, truy vấn ngày 15/4/2019. 1811 dụng nhưng không trong thực tiễn ”. Điều này đã tạo nên khoảng cách lớn giữa lớp học vàthị trường việc làm thực tiễn. Một vài nguyên do chính bài viết chỉ ra : Các chương trình giảng dạy cịn tập trung chuyên sâu nặng vào triết lý nên học sinhkhông được trang bị tốt cho tương lai. Rất ít trường ĐH có link với những doanh nghiệp hoặc viện nghiên cứumà chỉ tập trung chuyên sâu vào nhu yếu thị trường lao động. Phần lớn những trường ĐH tiến hành chương trình đào tạo và giảng dạy dưới dạng tínchỉ, tuy nhiên lại khơng có đủ trang thiết bị, cơ sở, nhân lực chất lượng đểphát huy những chương trình này, trong khi đó niềm tin tự học của học sinhcịn chưa cao, chiêu thức khuyến khích tự học chưa phát huy được hiệuquả. Đáp ứng nhu yếu thị trường lao động ngày càng đề cao bằng cấp, một loạttrường ĐH mới được xây dựng. Tuy nhiên những trường tư thục dạng nhưvậy thường được quản trị bởi những người kinh doanh, với kiểu mẫu “ người làm kinhdoanh ”, chính do đó yếu tố sư phạm và giáo dục bị hạn chế. Dưới áp lực đè nén kinh tế thị trường, những trường ĐH thường tập trung chuyên sâu vào cácchuyên ngành mà ít phải góp vốn đầu tư vào những thiết bị thực hành thực tế, phịng thí nghiệmnhư kinh tế tài chính, ngoại ngữ … Do đó 1 số ít ngành đặc trưng như tự động hóa, quảnlý quá trình, nơng nghiệp và lâm nghiệp đang thiếu vắng nhân lực trầm trọng, trong khi nhân lực kinh tế tài chính và kinh tế tài chính lại đang dư thừa. Khi số lượng những trường ĐH tăng trưởng quá nhanh, nguồn giáo viên, thiếtbị học tập, những phòng thí nghiệm, thực hành thực tế khơng đủ cung ứng, chính điềunày để lại nhiều điểm yếu trong chất lượng giảng dạy ở Việt Nam20. Bên cạnh đó, tâm ý trọng bằng cấp cũng là một vấn nạn nghiêm trọng củaxã hội Nước Ta. Bằng cấp là tiền đề để nhìn nhận tiềm năng, năng lượng của mỗingười. Nhưng ở Nước Ta, chúng được coi là cơng cụ nhất thiết phải có. Điều nàydẫn đến hai yếu tố lớn : Thứ nhất, 1 số ít người có bằng cấp nhưng khơng có nănglực, hai là ngược lại người khơng có bằng cấp nhưng họ có năng lượng, kinh nghiệm20Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập2, Số 6, tr. 171 – 173.12 thao tác trong thực tiễn tốt. Bằng cấp như một chiếc vé thông hành được cấp sau 12 nămgiáo dục phổ thơng giúp những bạn trẻ tìm kiếm được thời cơ việc làm. Trong cuộcđiều tra của SAVY, 90 % người trẻ tuổi cho biết họ thực sự muốn vào ĐH trong khichỉ có 10 % học viên tốt nghiệp có được thời cơ này21. Điều này dẫn đến hiện trạnghọc để thi tuyển, áp lực đè nén tranh đấu dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc nếu thất bại, đã cónhững trường hợp tự tử chỉ vì khơng thể thi đỗ vào Đại học. Lượng cử nhân thấtnghiệp, dư thừa, trong khi nhiều nghề nghiệp đặc trưng lại thiếu vắng nhân lực trầmtrọng. Với hơn 400 những trường ĐH, cao đẳng, chưa tính những trường tầm trung, TT dậy nghề và những mô hình giáo dục phi chính quy khác cùng phong phú cácthể loại bằng cấp, chứng từ đã biến mạng lưới hệ thống giáo dục Nước Ta trở thành một “ cỗmáy ” khổng lồ chuyên phân phối dịch vụ cấp bằng phân phối nhu yếu xã hội22. Đây chính là tình hình thực tiễn, thực dụng trong nền giáo dục Nước Ta nóiriêng, và xã hội Nước Ta nói chung khi chỉ chú trọng quyền lợi thời gian ngắn, giải quyếtvấn đề trước mắt, mang đặc thù mặt phẳng chưa tập trung chuyên sâu xử lý chiều sâu của vấnđề. Về yếu tố lựa chọn ngành học của giới trẻ, dưới áp lực đè nén của lối sống thựcdụng tôn vinh vật chất và bằng cấp. Giới trẻ Nước Ta đang có xu thế chọn lựangành học hoàn toàn có thể mang lại thu nhập cao và thời cơ thăng quan tiến chức sau khi tốt nghiệp, quay sống lưng lại với những chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm nghiệpvà thủy hải sản … điều này dẫn đến hậu quả mất cân đối nguồn lực, phân chia nguồnlực không đồng đều gây ra thực trạng dư thừa, tiêu tốn lãng phí nguồn lực xã hội. Lý giảiđiều này, tác giả đưa một một vài vấn đề đơn cử : Căn nguyên sâu xa từ việc phân biệt ngầm giữa những mơn học chính và mơnphụ trợ ở bậc giáo dục cơ sở và đại trà phổ thông. Các môn như Tốn, Vật lý, Sinhhọc, Hóa học, Ngơn ngữ thì được giáo viên giảng dạy cẩn trọng. Tuy nhiên21SAVY, 25M ai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập2, Số 6, tr. 173 – 174.2213 những môn như Văn học, Lịch sử, Địa lý lại đi rất sơ lược, ngắn gọn, dạy theokiểu “ cho hết sách ”, giáo viên không chăm sóc học viên nhận thức được gìqua mơn học, điều này càng khiến học viên sợ hãi những môn học xã hội. Nhiều sinh viên coi những mơn xã hội chỉ là thứ yếu, vì khơng giúp họ có đượccơ hội việc làm tốt cũng như thu nhập tốt trong tương lai. Cơ hội việc làmcho những ngành này thường bị số lượng giới hạn với tiền lệ cố hữu rằng ra trường chỉ cóthể vào thao tác trong những cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu và điều tra nơi chỉ cần lýthuyết, ít có tính phát minh sáng tạo. Khoa học xã hội bị xem nghành nghề dịch vụ chỉ có danhnghĩa chứ khơng có tiền, trong khi xã hội tôn vinh tài lộc, điều kiện kèm theo kinh tế tài chính. Một nguyên do khác là trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp và ngânhàng mới được mở ra, mang lại thời cơ việc làm lớn, lương thưởng, phúc lợihấp dẫn, đánh trúng tâm ý của những bạn học viên, sinh viên, thế cho nên số lượngrất lớn những bạn chọn chuyên ngành kinh tế tài chính như một giải pháp bảo đảm an toàn, bỏqua niềm đam mê và sở trường thích nghi thực sự của họ. Rất nhiều cha mẹ dù biết năng lượng con cháu hạn chế vẫn ép buộc con đi họcchuyên ngành kinh tế tài chính vì cho rằng đây là ngành học được nhìn nhận cao và tôntrọng. Những ngành học xã hội như Tâm lý học, Khu vực Đông Nam Á học, Khu vực học … cịn rất lạ lẫm, chưa nhiều thơng tin, chưa đủ bảo vệ việc làm tốt sau khi tốtnghiệp nên nhiều bạn có khuynh hướng lựa chọn những ngành học thông dụng, antồn thay vì theo đuổi ngành học sở trường thích nghi, sở trường và đam mê của mình. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không nhận được nhiều khuyến khíchvà góp vốn đầu tư, nên những bạn trẻ ngần ngại cho thời cơ việc làm tương lai. Họ cũng chỉtrích phong thái giảng dạy nặng nề dựa quá nhiều trên sách vở ở cấp trung họccơ sở và trung học phổ thông càng làm tăng ấn tượng xấu và sợ vãi đối vớicác môn khoa học xã hội. Hoạt động xã hội chú trọng quá nhiều vào kinh tế tài chính, sự chi phối của đồng tiềntăng cao, nhiều tâm ý xấu đi phát sinh như “ có tiền là có tổng thể ”, “ cái gìkhơng mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền ”, “ có tiền mua14tiên cũng được ”, “ có tiền là có quyền ”, “ có tiền là kẻ mạnh ” … Tạo nên hạnchế rất lớn trong nhận thức của giới trẻ23. Cần nhấn mạnh vấn đề, đây không chỉ là yếu tố nhận thức, suy rộng ra xu hướnglựa chọn ngành học của giới trẻ bị dẫn dắt và ảnh hưởng tác động không nhỏ bởi thể chế kinhtế – xã hội, nhất là ở Nước Ta khi yếu tố kinh tế tài chính được tôn vinh, chi phối mọi mặt đờisống. Khi nói về khoa học xã hội và nhân văn, là tất cả chúng ta nói về chính trị – xã hội, đạo đức, tư tưởng và văn hóa truyền thống của một dân tộc bản địa, đó khơng chỉ là nền tảng văn hóa truyền thống màcịn là xu thế tăng trưởng cho quốc gia. Nếu không được nhận thức và đầu tưđúng mực, hậu quả để lại là không nhỏ. Bên cạnh yếu tố trọng bằng cấp, bàn về yếu tố thực tiễn, thực dụng thông quaviệc lựa chọn việc làm của những bạn trẻ sau khi tốt nghiệp, tác giả liên tục chỉ ra rằngphần lớn những bạn trẻ từ nông thôn không muốn về quê lập nghiệp mà bám trụ lạithành phố gây ra thực trạng thiếu vắng nhân lực ở nông thôn, ngày càng tăng khoảng chừng cáchgiàu nghèo, trong khi ở nơng thơn chỉ cịn lại người già và trẻ nhỏ thì thành phốnhiều yếu tố về quá tải dân số phát sinh. Xu hướng này là tất yếu ở những nước đangphát triển, những bạn trẻ muốn thốt khỏi đời sống làng q, tìm kiếm thời cơ với thunhập không thay đổi hơn. Lối sống trong thực tiễn thực dụng khiến những bạn trẻ sợ hãi khó khăn vất vả, thiếu tinh thầnvượt khó hay ý thức tự nguyện kém. Lợi ích cá thể và trong thực tiễn xã hội làm chonhiều bạn trẻ sống theo cách riêng của mình, phớt lờ quyền lợi xã hội. Họ tìm kiếm giátrị thỏa mãn nhu cầu nhu yếu trực tiếp của cá thể, coi đó là thước đo phản ánh và tiêuchuẩn giá trị sống. Đây chính là một biểu lộ của việc quyền lợi cá thể đặt cao hơnlợi ích hội đồng, quyền lợi tập thể. Vì vậy, có rất ít sinh viên tình nguyện đến nhữngvùng xa xơi, khó khăn vất vả để làm việc24. 23M ai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập2, Số 6, tr. 175 – 177.24 Mai Phú Hợp và Yang Jun – Wu ( 2013 ), The Current Situation of Vietnam Education, Social Sciences, Tập2, Số 6, tr. 177.15 Tìm hiểu kĩ hơn về biểu lộ của lối sống trong thực tiễn, thực dụng trong giới trẻ, tác giả Đào Ngọc Đệ đã chỉ ra những yếu tố rất đơn cử khi cho rằng giới trẻ đangchìm ngập trong lối sống thực dụng thấp kém. Một vài biểu lộ hoàn toàn có thể kể đến nhưcon cháu xích míc giết cả người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình vì tranh giành đất đai, tiềnbạc, gia tài. Vì ăn chơi đua địi, nhiều người trẻ tuổi dù gia cảnh khó khăn vất vả vẫn vịi vĩnhbố mẹ để bằng bạn bằng bè. Vì chạy theo lối sống xa hoa hào nhống, muốn có tiềnnhanh chóng, nhiều ca sĩ, người mẫu, diễn viên chuẩn bị sẵn sàng “ đi khách ” nghìn đơ mà bỏqua danh dự “ người cơng chúng ”. Đáng nói đến là nạn tôn thờ thần tượng mù quángcủa một bộ phận giới trẻ có khi cịn coi trọng hơn cả cha mẹ, thậm chí còn sẵn sàng chuẩn bị đáptrả người sinh thành của mình nếu có quan điểm khơng ủng hộ hay chê trách thần tượng. Giới công chức xu nịnh, nịnh bợ nhau, luồn cúi để sống sót … Tất cả như tô điểm nênmột bức tranh mn hình mn vẻ về lối sống thực dụng đang len lỏi khắp mọi nơitrong xã hội Nước Ta hiện nay25. Đến cả trong tình yêu, thứ tình cảm được coi là thiêng liêng của con ngườicũng được đem ra cân đo đong đếm, tính tốn. Theo san sẻ của một bạn sinh viêncó tên Võ Thùy Trang : “ Tiêu chí chọn bạn trai của em là giàu và đẹp. Ở quê, cuộcsống của em đã thiếu thốn. Ba mẹ rất ít khi cho em tiền để mua quần áo mới. Nếumuốn mua gì, em đều tích góp mới có. Thấy bạn hữu có này, có kia, em tủi thânlắm ! Thế nên, em quyết tâm sau này có chọn bạn trai hay lấy chồng thì mái ấm gia đình họphải giàu sang để cuộc sống em khơng cịn thiếu thốn nữa ” 26. Dường như giới trẻ đangkhông ý thức được việc phải nỗ lực kiếm đồng xu tiền bằng nỗ lực, tri thức, cơng sứccủa mình thay vào đó tìm những nơi chốn để hoàn toàn có thể lệ thuộc, ỷ lại, dù đó hoàn toàn có thể chỉlà hào quang trước mắt, và đến khi nào đó họ sẽ phải trả cái giá rất đắt. Nhìn chung những nghiên cứu và điều tra trước đây đã chỉ ra được căn nguyên, nguồngốc của lối sống thực tiễn, thực dụng trong xã hội Nước Ta nói chung và bộ phậngiới trẻ nói riêng. Một số bộc lộ và hệ lụy của lối sống trong thực tiễn, thực dụng trongĐào Ngọc Đệ ( 2018 ), Lối sống thực dụng thấp kém, https://www.giaoduc.edu.vn/loi-song-thuc-dung-thapkem.html, truy vấn ngày 20/4/2019. 26 Lê Thanh Hùng ( 2017 ), Giới trẻ với lối sống thực dụng, http://baoangiang.com.vn/gioi-tre-voi-loi-songthuc-dung-a129073.html, truy vấn ngày 20/4/2019. 2516 1 số ít nghành như chính trị, giáo dục, kinh tế tài chính – xã hội … cũng được làm rõ. Tuynhiên những điều tra và nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra và nghiên cứu trên nhóm đối tượng người tiêu dùng làthanh niên và giới trẻ, hay con người Nước Ta nói chung, chưa có nghiên cứu và điều tra nàođi sâu một cách triệt để vào nhóm đối tượng người tiêu dùng đơn cử là sinh viên. Như đã trình diễn ởtrên, sinh viên là nhóm đối tượng người tiêu dùng đặc trưng, khơng những san sẻ những giá trị chungvới những nhóm dân cư – xã hội khác, mà bản thân lại là một nhóm đối tượng người dùng mangđặc điểm riêng không liên quan gì đến nhau khi đây là một đội ngũ tri thức trẻ, được giảng dạy và giáo dụcchuyên sâu, và đang đứng trước nhiều ngưỡng cửa lựa chọn quan trọng cho tươnglai. Đây cũng là nhóm đối tượng người tiêu dùng có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự văn minh và phát triểncủa quốc gia, chính vì vậy lối sống của họ không ít mang sắc tố có đặc thù địnhhướng diện mạo xã hội. Dựa vào những đặc thù đó, điều tra và nghiên cứu này được thực thi với mục đíchtìm hiểu một cách vừa đủ nhất về tình hình lối sống trong thực tiễn, thực dụng trong sinhviên Nước Ta lúc bấy giờ. Với chiêu thức khảo sát, tìm hiểu sử dụng bảng hỏi vớinhững câu hỏi xoay quanh yếu tố nguyện vọng, lập thân, lập nghiệp trong tương lai, cũng như mối chăm sóc và thái độ của những bạn sinh viên trước những yếu tố trongcuộc sống, nghiên cứu và điều tra sẽ nghiên cứu và phân tích và chỉ ra biểu lộ, xu thế chung nhất của lốisống thực tiễn, thực dụng trong đa phần những bạn sinh viên, cạnh bên đó cắt lát từng chiềucạnh để xem chiều cạnh nào mặt tích cực lối sống thực tiễn, thực dụng được phát huy, chiều cạnh nào còn tồn dư hạn chế. Như được đề cập ở trên, lối sống được hình thành trên cơ sở là những hoạt độngsống được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời hạn dài. Tuy nhiên, không thểxem lối sống là một yếu tố có tính không bao giờ thay đổi, khơng thể đổi khác. Nghiên cứu đượcthực hiện với mong ước đặt thêm một dấu mốc về thực trạng lối sống sinh viêntrong tiến trình tăng trưởng tồn cảnh của dân tộc bản địa. 17CH ƯƠNG 3 : LỐI SỐNG THỰC TẾ, THỰC DỤNG CỦA SINH VIÊNVIỆT NAM : CƠ SỞ LÝ LUẬN3. 1. Phạm trù lối sống3. 1.1. Mối liên hệ giữa lối sống và văn hóaNghiên cứu về lối sống và văn hóa truyền thống ln được đặt trong một mối liên hệ chặtchẽ. Như theo định nghĩa về văn hóa truyền thống đưa ra bởi UNESCO vào năm 1994 : Văn hóađược hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “ Văn hóalà một phức hệ – tổng hợp những đặc trưng diện mạo về niềm tin, vật chất, tri thức vàtình cảm … khắc họa nên truyền thống của một hội đồng mái ấm gia đình, xóm làng, vùng, miền, vương quốc, xã hội … Văn hóa khơng chỉ gồm có nghệ thuật và thẩm mỹ, văn chương màcòn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những mạng lưới hệ thống giá trị, nhữngtruyền thống, tín ngưỡng … ”, cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì “ Văn hóa là tổng thểnhững mạng lưới hệ thống biểu trưng ( ký hiệu ) chi phối cách ứng xử và tiếp xúc trong cộngđồng, khiến hội đồng đó có đặc trưng riêng …. ” 27. Hay theo định nghĩa trong Đại Từ điển tiếng Việt, Văn hóa là “ ( 1 ) những giátrị vật chất, ý thức do con người tạo ra trong lịch sử vẻ vang : nền văn hóa truyền thống những dân tộc bản địa ; kho tàng văn hóa truyền thống dân tộc bản địa. ( 2 ) Đời sống ý thức của con người : tăng trưởng kinh tếvà văn hóa truyền thống ; chú ý quan tâm đời sống văn hóa truyền thống của nhân dân. ( 3 ) Tri thức khoa học, trình độhọc vấn : trình độ văn hóa truyền thống ; học những mơn văn hóa truyền thống. ( 4 ) Lối sống, cách ứng xử có trìnhđộ cao : người có văn hóa truyền thống ; mái ấm gia đình văn hóa truyền thống mới. ( 5 ) Nền văn hóa truyền thống một thời kì lịchsử cổ xưa, xác lập được nhờ tổng thể và toàn diện những di vật tìm được có những đặc điểmchung : văn hóa truyền thống Đơng Sơn ; văn hóa truyền thống rìu hai vai ” 28. Có thể thấy, dù định nghĩa theo cách nào thì lối sống ln được gồm có vàđược xem là một bộ phận khơng thể tách rời của văn hóa truyền thống, một cấu thành quan trọngtạo nên “ diện mạo ” của văn hóa truyền thống. Dẫn lại theo : Huỳnh Ngọc Thu ( năm ngoái ), Văn hóa là gì, http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=e1f687b2-14d1-417b-b0cf-8956e0aa5632, truy vấn ngày23 / 3/2019. 28 Đại Từ điển tiếng Việt, Bộ GD và ĐT, Nxb. Văn hóa thơng tin, 1999, tr. 1796.2718 Tiếp cận từ một góc nhìn khác, mối liên hệ giữa lối sống và văn hóa truyền thống đượcPhạm Hồng Tung mơ tả như trong giản đồ cấu trúc văn hóa truyền thống dưới đây : Hình 3.1 : Giản đồ cấu trúc văn hóa29Như được mơ tả trong Hình 3.1, trong nhân cách văn hóa truyền thống của mỗi cá thể vàmỗi hội đồng người, những giá trị và hệ giá trị đóng vai trị là bệ đỡ quan trọng nhất, thơng qua những tiêu chuẩn, quy phạm đạo đức và lối sống thì những giá trị văn hóa truyền thống nàyđược nhận diện và hiện thực hóa. Bản thân lối sống lại được bộc lộ trải qua cáchoạt động sống hay đời sống văn hóa truyền thống mà cấu thành của những hoạt động giải trí này là cáchành vi và ứng xử văn hóa truyền thống thường ngày. Có thể thấy lối sống được xem là một bộphận cấu thành quan trọng của văn hóa truyền thống, nói cách khác là một hình thức biểu hiệncủa văn hóa truyền thống. Khi xét theo chiều phẳng ngang, lối sống và văn hóa truyền thống có vẻ như hồn tồntrùng khớp, chính bới trong đời sống hàng ngày, bất kỳ hoạt động giải trí sống nào của conngười cũng đều là sự hiện thực hóa những giá trị văn hóa truyền thống. 29M ơ hình kim tự tháp ( Pyramid ) biểu lộ quan hệ có tình chất tầng bậc ( hierarchical ) giữa những thành tốtrong cấu trúc văn hóa truyền thống, trích trong Báo cáo tư vấn chủ trương của Phạm Hồng Tung, 2017.19 Văn hóaLối sốngHoạt động sốngHình 3.2 : Quan hệ giữa lối sống và văn hóa truyền thống theo chiều phẳng ngangNhư được mơ tả trong Hình 3.2, vịng trịn văn hóa truyền thống được tượng trưng là vòngtròn lớn nhất, vòng tròn này được cấu thành nên bởi rất nhiều vòng tròn nhỏ là cácchiều cạnh đa chiều của văn hóa truyền thống. Lối sống là một trong những chiều cạnh đó ( đượcbiểu thị là vịng trịn nhỏ màu đỏ ), với hạt nhân là những hoạt động giải trí sống thường ngày ( vòng tròn đỏ đậm bên trong ). Bàn về mối quan hệ mật thiết giữa lối sống và văn hóa truyền thống, nhà Nhân học HoaKỳ C.L.Wissler cho rằng : “ Lối sống là cái, nhờ đó mà mỗi cơng xã hoặc bộ lạcđược xem là một văn hóa truyền thống. Văn hóa bộ lạc là tồn bộ những hình thái tín ngưỡng vàhoạt động thực tiễn, được kiến thiết xây dựng thành những khuôn mẫu hành vi, bằng cách đómà bộ lạc được xác lập ” 30. Giáo sư Nhân học Hoa Kỳ Victor Banouw bổ trợ quan điểm, ông viết : “ Văn hóa là lối sống của một nhóm người, trong đó hình thái của tồn thể những mơthức hành vi học được, ít hay nhiều đã được khn mẫu hóa, những mô thức ấy traotruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trải qua nghĩa của ngôn từ tiếp xúc vàqua sự bắt chước ” 31. Dẫn lại theo : Lê Thị Tuyết ( 2013 ), Lối sống – Một di sản văn hóa truyền thống phi vật thể của người Việt, Tạp chí Disản văn hóa truyền thống, Số 4 ( 45 ), tr. 1731 Dẫn lại theo : Lê Thị Tuyết ( 2013 ), Lối sống – Một di sản văn hóa truyền thống phi vật thể của người Việt, Tạp chí Disản văn hóa truyền thống, Số 4 ( 45 ), tr. 173020Q ua cách nhìn nhận này hoàn toàn có thể thấy rằng, văn hóa truyền thống và lối sống là hai thuậtngữ có nội hàm tương đương, nói đơn cử hơn thì văn hóa truyền thống chính là lối sống nhìn từ gócđộ xã hội học. Cịn lối sống được hiểu là những hành vi xã hội được khn mẫu hóa. Tuy nhiên cần nhấn mạnh vấn đề rằng, mặc dầu có quan hệ thống nhất nhưng lốisống và văn hóa truyền thống là hai phạm trù riêng không liên quan gì đến nhau, khơng thể giống hệt, do đó cần chỉ raranh giới mong manh giữa hai phạm trù này. Trước hết, xét theo chiều thẳng đứng, thì thực thể lối sống khơng có nhiềutầng lớp và Lever như văn hóa truyền thống và “ chỉ có những giá trị và hệ giá trị nào được hiệnthực hóa trong đời sống thực tiễn của con người thì mới được coi là chiều sâu vănhóa của lối sống ” 32. Có nghĩa rằng, hoạt động giải trí sống và lối sống của con người chỉ cóthể được hiểu là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa truyền thống mà thơi. Những giá trị vănhóa khác khơng được hiện thực hóa thơng qua hoạt động giải trí sống thì dù có sống sót cũngkhơng được coi là bộ phận của lối sống, chúng sống sót và tạo nên chiều cạnh kháchquan của văn hóa truyền thống. Bản thân hoạt động giải trí sống cũng rất đa dạng chủng loại, phong phú nhưng chỉ những hoạtđộng sống nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống thành viên thì mới được coi làbộ phần cấu thành lối sống của thành viên ấy. Suy rộng hơn, chỉ hoạt động giải trí sống nào lặpđi lặp lại và thông dụng trong đa phần thành viên của hội đồng thì đó mới được coi là yếu tốcấu thành nên lối sống hội đồng đó 33. Một điểm độc lạ nữa, lối sống là cái hiện hữu, cịn văn hóa truyền thống thì có lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lối sống là nghiên cứu và điều tra những cái đang diễn ra, nghĩa là điều tra và nghiên cứu cácgiá trị đang được hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống hiện tại. Nghiên cứu vềvăn hóa thì nghiên cứu và điều tra tồn bộ nền văn hóa truyền thống gồm có cả những gì đã qua hay chiềuPhạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, Thành Phố Hà Nội, tr. 79.33 Phạm Hồng Tung ( 2011 ), Thanh niên và lối sống của người trẻ tuổi Nước Ta trong quy trình thay đổi và hộinhập quốc tế, Nxb. Chính trị vương quốc, Thành Phố Hà Nội, tr. 81.3221

Source: https://mix166.vn
Category: Văn Hóa

Xổ số miền Bắc