Tiểu luận đầu tư quốc tế tại việt nam – Tài liệu text

Tiểu luận đầu tư quốc tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.16 KB, 24 trang )

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

MỤC LỤC
I-Phần mở đầu……………………………………………………………………………………………2
II-Nội dung
Phần 1: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………………..3
2. Các

hình

thức………………………………………………………………………………………3
3. Vai trò………………………………………………………………………………………………..4
Phần 2: Đầu tư quốc tế tại Việt Nam từ 1988 đến nay
1. Đầu tư trực tiếp tại Việt Nam (FDI)
a. Tình hình FDI tại Việt Nam từ 1988 đến nay……………………………………..6
b. Vai trò của FDI trong 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam……………..11
c. Tổng quan chính sách thu hút FDI của Việt Nam………………………………12
2. Đầu tư gián tiếp tại Việt Nam (FPI)
a. Tình hình FPI tại Việt Nam…………………………………………………………….14
b. Một số Công ty Quản lí quỹ chủ yếu và Quỹ đầu tư ở Việt Nam…………15
c. Những tác động của FPI…………………………………………………………………17
d. Chính sách của Việt Nam đối với FPI………………………………………………18
3. Tín dụng thương mại tại Việt Nam………………………………………………………21
III-Kết luận………………………………………………………………………………………………22
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………….24

I- PHẦN MỞ ĐẦU
1

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, không có
một quốc gia nào tách khỏi phần còn lại của thế giới. Hoạt động kinh doanh ở các
công ty cũng chịu tác động của xu hướng toàn cầu này. Do vậy, đối với các quốc
gia trên thế giới cũng như nước ta việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh quốc tế
trở thành điều hết sức cần thiết. Thành công sẽ đến với những công ty biết tổ chức
thành thạo việc nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó hoạch điịnh
chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Trong
những hoạt động kinh doanh quốc tế, một hoạt động vô cùng quan trọng, là sự ra
đời tất yếu của quá trình quốc tế hóa, chính là hoạt động đầu tư quốc tế. Với một
quốc gia đang trong quá trình trở mình, vươn lên từng ngày để khẳng định vị thế
như Việt Nam thì đầu tư quốc tế càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn cả.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết
cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá
trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi
gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn,
các kênh huy động vốn mà thị trường chứng khoán là môi trường để kích thích,
thúc đẩy nguồn vốn lưu thông đúng hướng. Các mối quan hệ kinh tế gia tăng,
dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các
doanh nghiệp. Việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tác động mạnh
mẽ đến thị trường tài chính, làm minh bạch và hiệu quả hơn cho thị trường tài
chính. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài có thể tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp trong

nước, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy đầu tư nước
ngoài rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh những mặt có lợi của đầu tư nước ngoài, thì vẫn còn tồn tại không
ít các hạn chế về công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công tác điều hành

2
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

quản lý sử dụng vốn. Một câu hỏi khó đặt ra cho bất cứ một nhà kinh tế nào đó là
sử dụng thế nào để nguồn vốn đầu tư nước ngoài hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Là một công dân Việt Nam, lại là sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh,
việc hiểu biết về Kinh doanh quốc tế nói chung và đầu tư quốc tế nói riêng là điều
vô cùng cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong nền kinh
tế toàn cầu như hiện nay. Với mục tiêu tăng thêm hiểu biết về đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu và báo cáo đề tài “Đầu tư quốc
tế tại Việt Nam” trong thời kì từ 1988 đến nay.

II- NỘI DUNG
Phần 1: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế
1. Khái niệm

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh, trong đó vốn đầu tư được di chuyển

từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích kiếm lời.

Đầu tư quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó các nhà đầu

tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc
đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội.

2. Hình thức đầu tư quốc tế
Căn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư
– Đầu tư của các tổ chức tài chính – kinh tế quốc tế: là hình thức đầu tư quốc tế mà
chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như IMF, WB,
ADB, quỹ OPEC, OECD…
– Đầu tư của Nhà nước: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó Nhà nước trực tiếp
thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài.
– Đầu tư của tư nhân: là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là các
công ty, các hãng, các tập đoàn trong đó tư nhân là chủ sở hữu vốn.

3
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

– ODA: Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi và
các khoản viện trợ hỗn hợp của các chính phủ các nước phát triển, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, của các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, liên

chính phủ dành cho chính phủ và người dân các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ cho sự
phát triển của các nước này.
Căn cứ vào phương thức quản lý đầu tư

Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign direct investment): là một hình thức đầu tư quốc tế trong

đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn ở
nước nhận đầu tư. Bao gồm:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (Contractual Business Corporation): là
hình thức FDI mà trong đó hai hai bên hay nhiều bên Việt Nam và nước ngoài ký kết một
văn bản, gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, để cùng nhau tiến hành 1 hay nhiều hoạt
động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới
+ Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise): là doanh nghiệp do 2 hay
nhiều bên Việt Nam và nước ngoài hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng
liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ
Việt Nam với chính phủ nước ngoài, hoặc do doanh nghiệp có vốn ĐTNN hợp tác với
doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà ĐTNN trên cơ
sở hoạt động liên doanh nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế
của Việt Nam.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign capital enterprise): là doanh
nghiệp do nước ngoài đầu tư 100% vốn, hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bên nước
ngoài, họ tự thành lập, quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đầu tư gián tiếp (FPI-Foreign Portfolio Investment): là hình thức đầu tư quốc tế

trong đó chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử

dụng vốn đầu tư.
– Tín dụng thương mại (đầu tư dưới dạng cho vay): là hình thức đầu tư quốc tế dưới
dạng cho vay vốn và chủ đầu tư kiếm lời thông qua lãi suất tiền cho vay.

3. Vai trò của đầu tư quốc tế

Đối với nước đầu tư vốn (chủ đầu tư – xuất khẩu vốn)
Giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn

4
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

+ Các nước chủ đầu tư thường là nước phát triển, nơi tỷ suất lợi nhuận ngày càng
giảm và có hiện tượng thừa tư bản.
+ Giảm chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư do: tận dụng nguyên liệu đầu vào và
giá thuê nhân công rẻ.

Khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm, kéo dài tuổi thọ các loại máy móc thiết

bị, chuyển giao công nghệ lạc hậu trong nước ra nước ngoài một cách hiệu quả nhất.
– Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở nước ngoài. Do:
+ Tránh được sự kiểm soát của hàng rào thuế quan và phi thuế quan

+ Giảm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá

Bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế
Tuy nhiên, đầu tư vốn ra nước ngoài có thể dẫn đến hậu quả:

Giảm sản lượng hàng hoá trong nước.
Mất vốn đầu tư do gặp rủi ro ở nơi nhận đầu tư: chiến tranh, thiên tai, thay đổi

chính sách và luật pháp, thể chế chính trị…
Đối với nước nhận vốn đầu tư (Nước sở tại – nhập khẩu vốn)

Là điều kiện để bổ sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xã hội trong nước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước.
Tiếp nhận công nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta).
Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước để nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.
– Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
– hiện đại hoá và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế:

Tạo ra sự phân hoá về cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và cơ cấu xã hội.
Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

Có thể dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài với doanh nghiệp trong nước và sự phá sản hàng loạt của doanh nghiệp nôị địa.
– Nếu chủ đầu tư nước ngoài tiến hành tổ chức lại sản xuất ở các doanh nghiệp họ đầu
tư hoặc mua lại sẽ dẫn đến sa thải công nhân, tăng thêm nạn thất nghiệp cho nước sở tại.
_____________________________________________________________________________________
_

5

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

Phần 2: Đầu tư quốc tế tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay
Ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp
(FPI) và tín dụng thương mại, trong đó, nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinh
tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu hút được các công nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến… nhằm khai thác lợi thế của đất nước mình, thúc đẩy xuất
khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến
đổi thị trường khu vực và thế giới. FPI và tín dụng thương mại lại có tác động kích thích thị
trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng
tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động
thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
1. Đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
a. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết
quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt Nam đã thu hút
được 6164 dự án với tổng vốn đăng kí đạt khoảng 59,8 tỷ USD. Đáng chú ý, tổng số vốn
thực hiện tính đến hết năm 2004 chiếm gần 50,1% tổng vốn FDI đã đăng kí. Tuy nhiên
luồng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn định, đặc biệt từ
năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đạt tới đỉnh hút vốn vào năm 1996. Vốn FDI (giải
ngân) đã tăng từ 2,45 tỷ USD năm 2001 lên 8,1 tỷ USD năm 2007 và đạt được khoảng 40
tỷ USD trong gian đoạn 1988 đến nay. Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có
biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm
1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 20%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16%
tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 10 năm (từ 2000 đến 2009) đã đạt
được kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những
_____________________________________________________________________________________
_

6

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

dự án lên tới hàng tỷ USD có tác động mạnh tới hàng loạt địa phương, ngành và các lĩnh
vực sản xuất. Có thể lấy ví dụ như dự án Công ty TNHH Thép Vinashin Lion của nhà đầu
tư Malaysia với tổng vốn đăng kí đầu tư 9,7 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu
Nghi Sơn của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 6,2 tỷ USD… Dòng vốn đăng
kí vào lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng đột biến với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn như
các dự án của Công ty TNHH NewCity Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 4,3 tỷ USD từ

Brunei; Công ty TNHH Hồ Tràm, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD từ Canada; Công ty TNHH
Tập đoàn Bãi Biển Rồng, tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD từ Mỹ. Nếu như năm 2000, đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng kí thì đến cuối năm 2009, tỉ
lệ này là 77%. Thực tế này rất đáng ghi nhận bởi nó tạo ra sự dịch chuyển trong thu hút
đầu tư theo cơ cấu ngành/ lĩnh vực kinh tế theo hướng hiện đại là dịch vụ – công nghiệp
và xây dựng – nông nghiệp.
Ngoài việc thu hút những dự án mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã
mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Từ năm 2001đến hết năm
2009 đã có 3767 lượt dự án mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên
hơn 22,87 tỷ USD, tăng gấp 3,64 lần so với giai đoạn trước. Theo kết quả khảo sát của Tổ
chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, có hơn 70% doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất trong thời gian tới,
khoảng 65% dự án triển khai với mức thực hiện đạt hơn 47,9 tỷ USD, chiếm gần 32,5%
tổng vốn đăng kí,trong đó vốn của nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng
39 tỷ USD, chiếm 81,5% tổng vốn thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2011-2005, vốn thực hiện
đạt 14,3 tỷ USD, giai đoạn 2006-2009 đạt 33,6 tỷ USD, tăng gấp 2,35 lần so với 5 năm
trước. Năm 2007 vốn FDI thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006, năm
2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007, năm 2009, trong bối cảnh suy thoái,
vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với cùng kì năm trước.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 5 tháng đầu năm 2010. Các nhà
đầu tư ngoại quốc đã rót vào thị trường Việt Nam khoảng 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với 5
tháng đầu năm 2009. Trong số này có dự án nhà máy thép trị giá 1 tỷ USD do Công ty
thép Kobe của Nhật Bản hậu thuẫn. Công nghiệp chế biến là lĩnh vực thu hút nhiều vốn
FDI nhất, tiếp đến là sản xuất phân phối điện, khí và nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
_____________________________________________________________________________________
_

7

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2011, mức cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam đã giảm 28% so với cùng kì năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng số cam
kết đầu tư vào Việt Nam đạt mức 9,9 tỷ USD, chỉ bằng 72% so với 9 tháng đầu năm 2010.

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
(theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài,
tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 23/02/2011)

PHÂN THEO NGÀNH (5 ngành đứng đầu)

TT

Chuyên ngành

Số dự án

1

CN chế biến,chế tạo

2

KD bất động sản

3

Xây dựng

4

Dvụ lưu trú và ăn uống

7.4
18
3
53
7
05
3
00

5

SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa

63

Tổng vốn đầu tư (USD)

Vốn điều lệ (USD)

96.253.918.504

32.519.857.382

48.209.849.304

11.646.419.197

11.634.346.267

3.723.851.123

11.364.711.616

2.981.675.107

4.870.371.678

1.115.415.738

PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG (5 địa phương dẫn đầu)

TT

Địa phương

1

TP Hồ Chí Minh

2

Bà Rịa-Vũng Tàu

3

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

Vốn điều lệ (USD)

3.567

30.995.301.524

10.723.724.893

262

26.370.669.668

7.141.614.929

Hà Nội

1.981

20.459.288.123

7.885.790.778

4

Đồng Nai

1.076

17.120.420.004

7.528.651.104

5

Bình Dương

2.150

13.874.948.827

4.914.673.712

PHÂN THEO ĐỐI TÁC (5 quốc gia dẫn đầu)

TT

Quốc Gia

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

Vốn điều lệ (USD)

8

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_
1

Singapore

897

22.949.488.954

6.576.437.858

2

Đài Loan

2.169

22.941.373.814

9.741.463.263

3

Hàn Quốc

2.707

22.357.563.261

7.820.996.832

4

Nhật Bản

1.431

20.962.423.670

5.857.818.226

5

Malaysia

370

18.408.364.132

3.985.250.540

b. Vai trò của FDI trong 20 năm đổi mới nền kinh tế của Việt Nam
Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhưng FDI đã đóng góp rất tích cực,
có vai trò như những trụ cột đối với thành công của chính sách đổi mới nền kinh tế.

Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ yếu, có

tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam. Chuyển giao công nghệ qua
các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản lý và nhờ học qua làm
(learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có
trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào
tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng).
Đến nay, hầu hết các công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ
thuật cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI.
– Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò của FDI trong
suốt 20 cải cách kinh tế vừa qua. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ
USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất
khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%, tính cả dầu thô thì tỷ trọng này
đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. Ngay cả
trong những năm xuất khẩu của các ngành kinh tế khác tăng chậm hoặc giảm thì xuất khẩu
của khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu của cả nước khá
cao trong nhiều năm. Cũng cần lưu ý rằng khu vực FDI có mức thặng dư thương mại khá
cao. Điều đó góp phần làm giảm mức thâm hụt thương mại chung cho cả nền kinh tế.

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu của
cả nước (1996-2007)

9
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam

____________________________________________________________________________________
_

Nguồn: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Bộ Công thương 2007

Tạo việc làm là những đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007

khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều
lao động đã được đào tạo ở trong và ngoài nước. Mặc dù so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thì số việc làm được tạo ra còn hạn chế nhưng “chất lượng” của lực lượng lao động trong
khu vực FDI tốt rõ rệt. Nhiều cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã và đang là những “hạt
nhân” để phát triển lực lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam. Thêm vào đó, số
việc làm tạo ra nhờ hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI cũng có thể là một con số đáng kể.
– FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thời kỳ 1996-2000,
không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD; gấp
4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI
đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh
tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng
83% thời kỳ 2001-2005.
Bên cạnh những đóng góp tích cực như đã khái quát trên, FDI cũng đã và đang
tạo ra không ít những vấn đề, tác động tiêu cực, làm bức xúc dư luận xã hội. Chất lượng
thu hút FDI còn thấp, thiếu tính bền vững là một thực tế khó bác bỏ. Biểu hiện rõ nhất
của hạn chế này là phần giá trị gia tăng còn thấp.

10
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

Như chúng ta đã biết các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện đóng góp một tỷ lệ

quan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống
kê, UN, và JETRO do Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda (Tokyo) thực hiện, cơ
cấu xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi từ 2004–2006, trong đó nông thủy
sản, thực phẩm và các mặt hàng giá trị gia tăng thấp như dệt, may và tạp phẩm chiếm đến
49,4% so với tỷ lệ 14,5% của các quốc gia Đông Á và Ấn Độ. Và ngược lại, đối với các
ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao hơn như máy móc các loại, máy phát điện, máy
công cụ, xe hơi và bộ phận xe hơi, đồ điện tử và công nghệ thì Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ
7,5% so với 54,6% của Đông Á và Ấn Độ…Phần lớn các doanh nghiệp FDI tập trung
khai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trường tiêu thụ “dễ tính” để lắp
ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
– Liên kết giữa khu vực FDI với các doanh nghiệp nội địa còn rất ít, chưa hình
thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng
hoá. Thông thường công nghiệp phụ trợ có thể tạo ra 80-95% giá trị gia tăng cho sản
phẩm tuy nhiên hiện các doanh nghiệp sản xuất-lắp ráp ở VN phải nhập khẩu từ 70%80% lượng sản phẩm phụ trợ. Do hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn
thấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó phát triển được qui mô và đầu tư chiều sâu.
– Cùng với những hạn chế trên, hậu quả gây ô nhiễm môi trường từ các dự án FDI
đang được bộc lộ rõ và làm huỷ diệt môi trường sống nghiêm trọng. Gần đây, dư luận xã
hội rất bức xúc về chất thải của dự án VEDAN (chủ đầu tư Đài Loan) đã làm huỷ diệt cả
dòng sông Thị Vải, gây thiệt hại lớn về người và của của cư dân trong vùng. Nhiều vụ ô
nhiễm môi trường trầm trọng của các dự án FDI khác cũng đang được phát giác. Rõ ràng,
những hậu quả này là rất nặng nề và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.

Nguyên nhân của những hạn chế đã nêu có nhiều. Song, trước hết phải nhìn từ phía
nước chủ nhà. Về khách quan, do điều kiện phát triển còn thấp, thiếu kiến thức và kinh
nghiệm trong thu hút, sử dụng FDI nên chưa có nhiều sự lựa chọn và không lường hết được
những hậu quả là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, nhiều hạn chế bắt nguồn từ nguyên nhân
chủ quan vì chú trọng đến lợi ích trước mắt, có tính cục bộ, bất chấp hậu quả lâu dài, chạy
theo “bệnh thành tích”, có tính số lượng. Việc trao quyền cho địa phương trong việc thu hút
FDI một mặt làm tăng tính chủ động của địa phương trong việc vận động, khuyến khích FDI,

11

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

song mặt khác cũng tạo ra hiệu ứng cạnh tranh thu hút FDI bằng mọi giá, làm giảm chất
lượng dự án dẫn đến hiện tượng ‘racing to the bottom’. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chính
sách FDI còn khá chậm, chưa phù hợp với bối cảnh phát triển mới của Việt Nam.

c. Tổng quan chính sách thu hút FDI ở Việt Nam
Khung khổ chính sách thu hút FDI:
Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện từ khi Việt Nam tiến

hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài
năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào
các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Xu hướng chung của thay đổi

chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa người nước
ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải
thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.
– Chuyển biến về nhận thực và quan điểm của Việt Nam về vai trò của FDI:
Cho đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò của đầu tư
nước ngoài nói chung, FDI nói riêng đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi này xuất phát
từ thực tiễn của nền kinh tế và di thay đổi về bối cảnh kinh tế trong khu vực và thế giới.
Nếu như trước năm 2000, các doanh nghiệp FDI chưa được coi như một chủ thể độc lập
trong nền kinh tế thì từ Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) trở lại đây, khu vực FDI đã
được khẳng định là một trong 6 thành phần cùng tồn tại trong nền kinh tế.
– So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nước:
Về nguyên tắc, các chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài là tương đối cạnh tranh so với một số nước về: hình thức đầu tư, thủ tục cấp
phép. Mặc dù vậy, so với một số nước như Balan, Hungary, CH Séc, Thái Lan, Philippin,
Indonexia thì mức độ ưu đãi của Việt Nam còn thấp.
So với các nước khác thì nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam vẫn gặp phải những
khó khăn nhất định trong thời kì “hậu giấy phép đầu tư”, nhất là vấn đề đất đai, giải phóng mặt
bằng để thực hiện dự án (trừ trường hợp đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất).
Khu vực ngân hàng còn kém phát triển, chính sách tiền tệ và những quy định về
quản lí ngoại hối hiện nay của Việt Nam là những yếu tố chưa thuận thiện cho các nhà
đầu tư, kém cạnh tranh hơn so với các nước khác.

12
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________

_

Môi trường đầu tư dần được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà
đầu tư nước ngoài làm ăn kinh doanh tại Việt Nam. Tuy hệ thống pháp luật, chính sách
liên quan tới hoạt động FDI đã được bổ sung hoàn thiện song vẫn còn thiếu tính đồng bộ
và chưa ổn định, còn thiếu minh bạch và khó dự đoán trước. Hiệu lực thực thi pháp luật
thấp, tạo khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn thực hiện. Một số yếu tố khác cũng
ảnh hưởng tới hiệu quả FDI như: thực trạng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh còn yếu kém, đẩy chi phí kinh doanh lên cao. Chúng làm ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh quốc tế của sản phẩm do các dự án FDI tạo ra.
– Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã kí kết, tham gia một số điều ước quốc tế
song và đa phương về đầu tư nước ngoài. Đây được coi là những bước đi không thể thiếu
trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo
hội đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam đã kí kết Hiệp đinh song phương về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã kí kết tham
gia một số điều ước và diễn đàn quốc tế như: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN
(AIA); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với việc đưa ra kế
hoạch hành động nhằm tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực; Diễn đàn hợp tác ÁÂu, trong đó triển khai thực hiện chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP). Năm
2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO; sau đó là Ủy viên thường trực
Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc; là nước chủ nhà tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn lớn
của khu vực và thế giới.
Bằng các đóng góp rất cụ thể vào tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách, tạo việc
làm và thúc đẩy hội nhập quốc tế, đã minh chứng rõ ràng vai trò quan trọng của FDI đối
với sự thành công của chính sách đổi mới của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích
cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề gây hậu quả tiêu cực đến môi trường, tiềm
ẩn nguy cơ của khủng hoảng và mất cân đối trong nền kinh tế. Những hạn chế này đã
làm cho hiệu quả sử dụng FDI chưa cao và thiếu tính bền vững. Trong bối cảnh phát
triển mới của Việt Nam, FDI vẫn đóng vai trò quan trọng với công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò của FDI chỉ thực sự quan trọng nếu được sử dụng có

hiệu quả cao và tạo được sự phát triển bền vững. Do đó, Chính phủ nên thu hút, sử dụng
FDI một cách có lựa chọn, khuyến khích đầu tư vào những ngành nền kinh tế thực sự cần
và phát triển đảm bảo tính bền vững về dài hạn.

13

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

2. Đầu tư gián tiếp ở Việt Nam
a. Tình hình đầu tư gián tiếp ở Việt Nam
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới
đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận
đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FPI
vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng
tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động
tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn
giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so
với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FPI/FDI trong khoảng 30-40%).
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FPI vào Việt Nam trong thời gian từ 1997 –
2008 cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của
các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm
2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư
chính thức. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cũng như FDI, FPI có sự suy

giảm. Đến tháng 10 năm 2009, vốn đầu tư gián tiếp đã tăng trở lại cho thấy các nhà đầu tư đã
có niềm tin vào sự phục hồi nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2011, đối
mặt với những khủng hoảng liên tiếp của Nhật Bản, chiến sự Lybia và cuộc khủng hoảng nợ
công ở châu Âu, cùng sự phát triển ì ạch của nền kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán Việt
Nam cũng đã chững lại, nhiều công ty chứng khoán phải ngừng hoạt động vì thị trường ảm
đạm, không có giao dịch, nguồn vốn FDI cũng vì thế mà giảm mạnh. Các nhà đầu tư nước
ngoài còn đang rất thận trọng trong quyết định đầu tư của mình.
Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định
vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên
nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện
hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt
Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư
nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ
phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng

14
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp
lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FPI tương xứng với tiềm năng của nền
kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu
tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán.
b. Một số công ty Quản lí quỹ chủ yếu và một số Quỹ đầu tư ở Việt Nam

Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ
đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu
– Dragon Capital: Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở Việt Nam.
Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở
lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited
(VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản
hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với
Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại
Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
– VinaCapital: Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ
tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF
là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông
Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4
tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
– Mekong Capital: Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào
Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc
tế thành lập năm 2001. Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam
nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.
– Indochina Capital: Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm. Trong 15
năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là
các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ
(Hà Nội)… và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với
một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).

15

_____________________________________________________________________________________

_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

Một số quỹ đầu tư chủ yếu
Prudential: Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư

Prudential Việt Nam thành lập năm 2006. Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ
vào khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái
phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là
dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.
– Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL): VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài
duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 71995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động
đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn
109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy
động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
– Vietnam Growth Fund (VGF): Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital
và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như
VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng
vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng
66,7% đạt 100 triệu USD.
– Vietnam Dragon Fund (VDF): Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ
VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy
động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở

TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành
chính là tài chính – ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính – viễn thông, du lịch, khai thác
khoáng sản và hàng tiêu dùng.
– Vietnam Opportunity Fund (VOF): VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại
Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu
USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài
chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.
– PXP Vietnam Fund: Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập
trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam.
Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài

16
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên
thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường.
– Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF): Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset
Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị
trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm
yết tại thị trường chứng khoán Ai-len. VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty
niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến giữa quý 32006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36%
so với lúc mới thành lập.
– Mekong Enterprise Fund (MEF): Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm
yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn

18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là
những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong
kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
– IDG Ventures Vietnam (IDG): IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư
mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào
tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành
công nghệ cao tại Việt Nam.
c. Những tác động của vốn đầu tư gián tiếp
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần
một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây
dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Việc tham gia của
các nhà đầu tư FPI có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài
chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu
niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp
phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…).
Hơn nữa, FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp
tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro
hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FPI ổn

17
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng
cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là
vấn đề cần được quan tâm.
d. Chính sách của Việt Nam về đầu tư gián tiếp
Thực tế cho thấy các nước đang phát triển như Việt Nam cần rất thận trọng trong việc
tự do hoá hoàn toàn tài khoản vốn. Cần có được sự mềm dẻo trong việc thắt chặt kiểm soát
cũng như nới lỏng kiểm soát. Bởi vì, một khi tài khoản vốn đã được tự do hoá hoàn toàn,
việc thiết lập một hình thức điều tiết nào đó sẽ khiến cho các nhà đầu tư hiểu nhầm như là sự
xoá bỏ tự do hoá với những hành vi gây bất ổn định mạnh cho thị trường tài chính (như rút
vốn ồ ạt chẳng hạn). Ngược lại, nếu các nhà đầu tư hiểu rằng nước đó đang áp dụng các biện
pháp điều tiết động họ sẽ dự tính về việc điều tiết sẽ được thắt chặt hoặc nới lỏng theo thời
gian và do đó sẽ không xảy ra tình trạng náo loạn hay rút vốn ồ ạt.
Từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được cải
thiện đáng kể, số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Việt Nam rất mong muốn và cam kết sẽ có những
tác động thúc đẩy sự gia tăng nguồn vốn này trong thời gian tới. Bởi vậy, trong thời kỳ
hậu WTO, cần phải tính đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FPI
và hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn này.
– Quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FPI đối
với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua thị trường vốn. Đặc biệt, cần có những
chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế
thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước.
– Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và sẽ có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo
môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn
còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước
ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích
phát triển các công ty quản lý quỹ.
– Coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi

trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các

18
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành
các khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị
xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
– Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi
cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu
hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân
hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn,
vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
– Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các
tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát
triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng
lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế;
phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và
từng bước hội nhập quốc tế.
– Từ năm 2007, các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ phải sử
dụng tiền Việt Nam đồng. Đây là nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định mới của
chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối vừa được Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định này, người không cư trú bao gồm cả cá nhân và tổ chức được xác định là nhà
đầu tư nước ngoài, phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức

tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải
được chuyển đổi ra đồng Việt Nam, mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp
phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Khi chuyển
vốn ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản vốn
đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ.
– Rà soát và kiểm soát chặt các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nước và
Bộ Tài chính phải thường xuyên đánh giá lại các khoản vay nợ ngắn hạn nước ngoài của
Chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiêp (kể cả khoản LC trả chậm) và danh mục đầu tư
gián tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó căn cứ vào mức dự trữ ngoại tệ quốc tế để có đối sách
thích hợp.
– Quản lý chặt thị trường giao dịch ngoại tệ tự do, để tránh hiện tượng đầu cơ dẫn đến
xu hướng chính nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây sức ép lên vấn đề

19

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

tỷ giá và dự trữ ngoại hối. Đồng thời, xử lý linh hoạt vấn đề tỷ giá để tăng khả năng chống
đỡ của nền kinh tế, giảm bớt lợi thế của việc rút vốn nước ngoài và hỗ trợ xuất khẩu.
– Nhà nước xem xét nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng
thương mại cổ phần từ 30% lên mức 35% để thu hút vốn và giữ vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều
kiện nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng. Hiện nay chúng ta đã cho phép thành lập
ngân hang 100% vốn nước ngoài, nên việc nới lỏng thêm 5% cũng không phải là vấn đề lớn.
– Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt

động trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng và gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để
thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh, việc bán ra cổ phần cho các đối tác chiến
lược nước ngoài đối với cổ phần nhà nước đang nắm giữ chi phối ở một số công ty lớn đã niêm
yết trên thị trường chứng khoán như Tập đoàn Bảo Việt, Vietcombank, Vietinbank… Đối với các
doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần thì không nên giới hạn tỷ lệ nắm giữ tối đa
nước ngoài, mà nên khuyến khích nước nước ngoài sở hữu lớn và nắm giữ lâu dài.
– Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán trong năm 2011, tập
trung vào: hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách cho thị trường; hoàn thiện và trình Thủ
tướng Chính phủ Chiến lược phát triển thị trường 2011-2020; Đề án quản lý vốn đầu tư gián
tiếp…; tăng cường công tác quản lý, phát triển hàng hóa thị trường: tiếp tục phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương để gắn công tác cổ phần hóa với chào bán chứng khoán ra công chúng và đưa
vào giao dịch trên thị trường có tổ chức; tăng cường giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc
chào bán chứng khoán ra công chúng và việc sử dụng vốn huy động của các tổ chức phát hành.
Khác so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tính dài hạn, ổn định và khó
bị đảo ngược, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là vốn tư nhân nước ngoài đầu tư
vào các chứng khoán cổ phần (Equity Securities) hoặc các chứng khoán nợ (Debt
Securities) của nước tiếp nhận đầu tư. Dòng FPI có những đặc trưng cơ bản là tính
thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn định, dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau và rất phức tạp. Việc thu thập dữ liệu về dòng vốn FPI rất khó khăn
và thường được chỉ ra trong cán cân thanh toán.
3. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là hình thức đầu tư cho vay vốn và thu lợi qua lãi suất tiền vay.
Đây là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài rất ít đầu tư vào Việt Nam qua hình thức này. Nguyên nhân là do họ

20
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

nhận thấy nhiều rủi ro nếu đem tiền đầu tư mà không có sự quản lí, kiểm soát hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn đầu tư.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, môi trường chính trị ổn định nhưng nền
kinh tế vĩ mô lại luôn bất ổn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro do những chính sách kinh tế mà
Chính phủ áp dụng chưa thực sự sát với thực tiễn và còn nhiều thiếu sót. Ngoài ra, xã hội còn
tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, không minh bạch trong các hoạt
động tài chính,… Nếu việc quản trị tín dụng thương mại kém, nó có thể làm suy giảm khả
năng thanh khoản của nguồn vốn đầu tư. Bởi tín dụng thương mại thường được tài trợ bởi
nguồn vốn huy động ngắn hạn do đó sẽ rất lãng phí nếu để khoản phải thu quá lớn. Đôi khi
khoản phải thu cao cũng là một biểu hiện của việc khách hàng chậm trả, không thanh toán
đúng hạn hoặc nợ xấu, nợ khó đòi. Nếu các khoản phải thu này không được kiểm soát tốt, sẽ
có ngày doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất thanh khoản và đi vào nguy cơ nợ nần, dẫn đến
hệ lụy là các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị lỗ khoản vốn của mình.
Một công cụ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở cho quyết định đầu tư theo tín
dụng thương mại đó là các cơ quan đánh giá tín nhiệm. Các cơ quan này sẽ sử dụng các
công cụ và nguồn lực của mình để đưa ra một báo cáo tín nhiệm về doanh nghiệp trong
đó sẽ trả lời cho doanh nghiệp các câu hỏi cơ bản như: Có nên ký kết hợp đồng với bạn
không; Có nên và nên cho bạn thời hạn tín dụng là bao nhiêu ngày; Doanh nghiệp của
bạn có tiềm năng phát triển thành đối tác vững chắc hay không; Có nên giúp bạn bán
hàng tồn kho với giá cạnh tranh hay không; Bạn có phải là một nhà phân phối có vị thế
tốt trên thị trường hay không… Ngoài ra báo cáo còn bổ sung nhiều dữ liệu miêu tả về
lịch sử hình thành và kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng của ban lãnh
đạo, tiềm lực tài chính… Những đánh giá trong hồ sơ và điểm số xếp hạng sẽ cho biết uy
tín và tiềm năng có thể hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Ở Việt Nam hiện nay, Vietnam Credit là đơn vị duy nhất và đầu tiên cung cấp các
báo cáo định mức tín nhiệm độc lập và đầy đủ này. Một số đơn vị khác cũng có cung cấp

báo báo cáo thông tin tuy nhiên chỉ với mục đích nhằm xem xét cấp tín dụng của ngân
hàng cho doanh nghiệp hoặc một số mục đích khác mà chưa chuyên sâu vào việc trợ giúp
cho vấn đề xem xét hạn mức tín dụng thương mại cho người cung cấp hoặc tạo lập hồ sơ
21
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

cho các doanh nghiệp muốn được mua hàng trả chậm. Hầu hết các nhà cung cấp lớn trên
thế giới vào thị trường Việt Nam trong các ngành điện tử, tự động hóa, nguyên liệu công
nghiệp, hàng tiêu dùng … từ lâu đã sử dụng các báo cáo của Vietnam Credit như một
nguồn tham khảo quan trọng để xây dựng hạn mức tín dụng hoặc ra các quyết định về
chấp nhận các nhà phân phối độc quyền ở Việt Nam.
Nói chung, tín dụng thương mại là hình thức không phát triển nhiều ở Việt Nam do
các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được sự tín nhiệm đối với những nhà đầu tư nước
ngoài. Chính phủ Việt Nam nếu muốn hình thức này phát triển cần phải có các biện pháp và
chính sách làm giảm những hạn chế về kinh tế, xã hội của đất nước, tạo điều kiện khuyến
khích các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ khoa học tiên tiến và có hệ thống kế
toán, tài chính trong sạch.

III- KẾT LUẬN
Nhìn chung, đầu tư nước ngoài tại việt nam là một yếu tố đóng góp quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, tuy nhiên sự phát triển của nó lại chưa
toàn diện và còn nhiều thiếu sót, yếu kém. Đối với nền kinh tế, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn
bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng
kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Đầu tư

nước ngoài đã kích thích lĩnh vực dịch vụ Việt Nam nâng cao chất lượng và phát triển nhanh
hơn. Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đầy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, áp
dụng các phương thức quản lý tiên tiến. Thông qua sự liên kiết giữa các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được
chuyển giao từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sang các thành phần khác của nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam, mức đóng góp
của khu vực kinh tế này ngày càng tăng, góp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị
trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu. Về mặt xã hội, đầu tư quốc tế góp phần quan
trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cài thiện nguồn nhân lực, góp phần mở
rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Nhìn chung, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư quốc tế tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết
quả tốt hơn so với phần lớn các doanh nghiệp trong nước vì có khả năng về tài chính và khả
năng tiếp cận các kỹ năng quản lý cao. Bên cạnh đó thì độ tín nhiệm của các nhà đầu tư nước
22
_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên chưa thu hút được nhiều sự chú ý vào hình
thức Tín dụng thương mại.
Tuy vậy, những hạn chế của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng còn không ít, về vấn
đề nhân lực, môi trường cạnh tranh, vấn đề môi trường, xã hội, và sự phát triển bền vững của
các khối ngành có liên quan tới tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Để quản lý và khuyến
khích, thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
nay là Luật đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007. Đồng thời chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục
được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X(2006). Nghị quyết Đại hội lần thứ X
của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên
1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và
hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế
hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Kinh doanh quốc tế – giảng viên Dương Thị Hoa, khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. “Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển
mới của Việt Nam” – PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Đại học Kinh tế – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. “Quản trị Kinh doanh quốc tế” – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2010
4. http://vietbao.vn/Kinh-te/Von-dau-tu-truc-tiep-cua-nuoc-ngoai-vao-VietNam-Co-hoi-va-hieu-qua/1735068541/87/

23

_____________________________________________________________________________________
_

Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
_

5. http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/03/
6. http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-fdi-05-31-201095252454.html
7. http://my.opera.com/businessportal/blog/2007/11/15/tinh-hinh-dau-tu-giantiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam

8. http://vietbao.vn/Kinh-te/Dau-tu-gian-tiep-vao-Viet-Nam-phai-su-dung-tienVND/65078918/87/
9. http://www.vietnamembassyswitzerland.org/vi/nr070521170205/news_object_view?
newsPath=/vnemb.vn/ng_kinhte/ns071024162605
10.http://www.infotv.vn/kinh-doanh-dau-tu/dau-tu/38512-von-dau-tu-gian-tiepvao-viet-nam-tang-tro-lai
11.http://tamnhin.net/Diemnhin/14172/Quan-ly-dong-von-dau-tu-gian-tiepnuoc-ngoai-o-Viet-Nam-nam-2010-va-trien-vong-Ky-2.html
12.http://www.baomoi.com/Cong-ty-dinh-muc-tin-nhiem-trong-quan-tri-tindung-thuong-mai-va-bao-hiem-tin-dung/45/5955253.epi

24
_____________________________________________________________________________________
_

_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Kinh tế quốc tế thời nay tăng trưởng theo xu thế toàn thế giới hóa, không cómột vương quốc nào tách khỏi phần còn lại của quốc tế. Hoạt động kinh doanh thương mại ở cáccông ty cũng chịu tác động ảnh hưởng của khuynh hướng toàn thế giới này. Do vậy, so với những quốcgia trên quốc tế cũng như nước ta việc nghiên cứu và điều tra hoạt động giải trí kinh doanh thương mại quốc tếtrở thành điều rất là thiết yếu. Thành công sẽ đến với những công ty biết tổ chứcthành thạo việc nghiên cứu và điều tra kĩ môi trường tự nhiên kinh doanh thương mại quốc tế, từ đó hoạch điịnhchiến lược kinh doanh thương mại tương thích với từng quá trình tăng trưởng của công ty. Trongnhững hoạt động giải trí kinh doanh thương mại quốc tế, một hoạt động giải trí vô cùng quan trọng, là sự rađời tất yếu của quy trình quốc tế hóa, chính là hoạt động giải trí đầu tư quốc tế. Với mộtquốc gia đang trong quy trình trở mình, vươn lên từng ngày để khẳng định vị thếnhư Việt Nam thì đầu tư quốc tế càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn cả. Để thực thi thành công xuất sắc sự nghiệp công nghiệp hóa, văn minh hóa quốc gia, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để kiến thiết xây dựng, từng bước hoàn thành xong kếtcấu hạ tầng kinh tế tài chính và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quátrình cải cách và cổ phần hóa nhằm mục đích ngày càng tăng năng lượng và hiệu suất cao cạnh tranh đối đầu khigia nhập WTO. Cổ phần hóa phải song song với việc hình thành những thị trường vốn, những kênh kêu gọi vốn mà đầu tư và chứng khoán là thiên nhiên và môi trường để kích thích, thôi thúc nguồn vốn lưu thông đúng hướng. Các mối quan hệ kinh tế tài chính ngày càng tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp thêm phần tạo ra những hiệu ứng tốt ảnh hưởng tác động đến cácdoanh nghiệp. Việc tham gia của những nhà đầu tư quốc tế sẽ có ảnh hưởng tác động mạnhmẽ đến thị trường kinh tế tài chính, làm minh bạch và hiệu suất cao hơn cho thị trường tàichính. Hơn nữa, đầu tư quốc tế hoàn toàn có thể tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp trongnước, thôi thúc tăng trưởng và nâng cao năng lượng cạnh tranh đối đầu, do vậy đầu tư nướcngoài rất quan trọng so với những doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những mặt có lợi của đầu tư quốc tế, thì vẫn còn sống sót khôngít những hạn chế về công tác làm việc lôi cuốn vốn đầu tư quốc tế và công tác làm việc điều hành_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________quản lý sử dụng vốn. Một câu hỏi khó đặt ra cho bất kể một nhà kinh tế tài chính nào đó làsử dụng thế nào để nguồn vốn đầu tư quốc tế hài hòa và hợp lý và đạt hiệu suất cao cao nhất. Là một công dân Việt Nam, lại là sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh thương mại, việc hiểu biết về Kinh doanh quốc tế nói chung và đầu tư quốc tế nói riêng là điềuvô cùng thiết yếu để góp thêm phần thôi thúc sự tăng trưởng của quốc gia trong nền kinhtế toàn thế giới như lúc bấy giờ. Với tiềm năng tăng thêm hiểu biết về đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu và khám phá và báo cáo giải trình đề tài “ Đầu tư quốctế tại Việt Nam ” trong thời kì từ 1988 đến nay. II – NỘI DUNGPhần 1 : Những yếu tố chung về đầu tư quốc tế1. Khái niệmĐầu tư quốc tế là một quy trình kinh doanh thương mại, trong đó vốn đầu tư được di chuyểntừ vương quốc này sang vương quốc khác với mục tiêu kiếm lời. Đầu tư quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế tài chính quốc tế, trong đó những nhà đầutư quốc tế đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước đảm nhiệm đầu tư đểthực hiện những hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ nhằm mục đích mục tiêu thu doanh thu hoặcđạt được những tiềm năng kinh tế tài chính – xã hội. 2. Hình thức đầu tư quốc tếCăn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư – Đầu tư của những tổ chức triển khai kinh tế tài chính – kinh tế tài chính quốc tế : là hình thức đầu tư quốc tế màchủ chiếm hữu nguồn vốn đầu tư là những tổ chức triển khai kinh tế tài chính, kinh tế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, quỹ OPEC, OECD. .. – Đầu tư của Nhà nước : là hình thức đầu tư quốc tế trong đó Nhà nước trực tiếpthực hiện việc đầu tư ra quốc tế. – Đầu tư của tư nhân : là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là cáccông ty, những hãng, những tập đoàn lớn trong đó tư nhân là chủ sở hữu vốn. _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________ – ODA : Bao gồm những khoản viện trợ không hoàn trả, những khoản cho vay khuyến mại vàcác khoản viện trợ hỗn hợp của những chính phủ nước nhà những nước tăng trưởng, những tổ chức triển khai kinh tế tài chính kinh tế tài chính quốc tế, của những tổ chức triển khai thuộc Liên Hiệp Quốc, những tổ chức triển khai phi chính phủ, liênchính phủ dành cho chính phủ nước nhà và người dân những nước đang tăng trưởng nhằm mục đích tương hỗ cho sựphát triển của những nước này. Căn cứ vào phương pháp quản trị đầu tưĐầu tư trực tiếp ( FDI-Foreign direct investment ) : là một hình thức đầu tư quốc tế trongđó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản trị, điều hành quản lý hoạt động giải trí sử dụng vốn ởnước nhận đầu tư. Bao gồm : + Hợp tác kinh doanh thương mại trên cơ sở hợp đồng ( Contractual Business Corporation ) : làhình thức FDI mà trong đó hai hai bên hay nhiều bên Việt Nam và quốc tế ký kết mộtvăn bản, gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại, để cùng nhau thực thi 1 hay nhiều hoạtđộng kinh doanh thương mại ở Việt Nam trên cơ sở phân định nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm vàphân chia tác dụng kinh doanh thương mại cho mỗi bên mà không xây dựng một pháp nhân mới + Doanh nghiệp liên kết kinh doanh ( Joint Venture Enterprise ) : là doanh nghiệp do 2 haynhiều bên Việt Nam và quốc tế hợp tác xây dựng tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồngliên doanh giữa bên Việt Nam và bên quốc tế hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủViệt Nam với chính phủ nước nhà quốc tế, hoặc do doanh nghiệp có vốn ĐTNN hợp tác vớidoanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên kết kinh doanh hợp tác với nhà ĐTNN trên cơsở hoạt động giải trí liên kết kinh doanh nhằm mục đích thực thi hoạt động giải trí kinh doanh thương mại trên những nghành kinh tếcủa Việt Nam. + Doanh nghiệp 100 % vốn quốc tế ( 100 % foreign capital enterprise ) : là doanhnghiệp do quốc tế đầu tư 100 % vốn, trọn vẹn thuộc quyền sở hữu của bên nướcngoài, họ tự xây dựng, quản trị và tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về tác dụng sản xuất kinh doanh thương mại, tựchịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp lý. Đầu tư gián tiếp ( FPI-Foreign Portfolio Investment ) : là hình thức đầu tư quốc tếtrong đó chủ đầu tư quốc tế không trực tiếp quản trị và điều hành quản lý những hoạt động giải trí sửdụng vốn đầu tư. – Tín dụng thương mại ( đầu tư dưới dạng cho vay ) : là hình thức đầu tư quốc tế dướidạng cho vay vốn và chủ đầu tư kiếm lời trải qua lãi suất vay tiền cho vay. 3. Vai trò của đầu tư quốc tếĐối với nước đầu tư vốn ( chủ đầu tư – xuất khẩu vốn ) Giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________ + Các nước chủ đầu tư thường là nước tăng trưởng, nơi tỷ suất lợi nhuận ngày cànggiảm và có hiện tượng kỳ lạ thừa tư bản. + Giảm chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư do : tận dụng nguyên vật liệu đầu vào vàgiá thuê nhân công rẻ. Khắc phục thực trạng lão hoá mẫu sản phẩm, lê dài tuổi thọ những loại máy móc thiếtbị, chuyển giao công nghệ tiên tiến lỗi thời trong nước ra quốc tế một cách hiệu suất cao nhất. – Mở rộng và sở hữu thị trường ở quốc tế. Do : + Tránh được sự trấn áp của hàng rào thuế quan và phi thuế quan + Giảm ngân sách luân chuyển và bảo hiểm hàng hoáBành trướng sức mạnh kinh tế tài chính và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tếTuy nhiên, đầu tư vốn ra quốc tế hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả : Giảm sản lượng hàng hoá trong nước. Mất vốn đầu tư do gặp rủi ro đáng tiếc ở nơi nhận đầu tư : cuộc chiến tranh, thiên tai, thay đổichính sách và pháp luật, thể chế chính trị … Đối với nước nhận vốn đầu tư ( Nước thường trực – nhập khẩu vốn ) Là điều kiện kèm theo để bổ trợ nguồn vốn, xử lý khó khăn vất vả về kinh tế tài chính xã hội trong nước. Nâng cao hiệu suất cao sử dụng những nguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước. Tiếp nhận công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển với giá rẻ ( cũ người mới ta ). Tiếp thu kinh nghiệm tay nghề quản trị tiên tiến và phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tạo môi trường tự nhiên cạnh tranh đối đầu cho những doanh nghiệp trong nước để nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh thương mại. – Thúc đẩy nhanh quy trình vận động và di chuyển cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá và tăng trưởng kinh tế tài chính. Tuy nhiên, còn sống sót một số ít hạn chế : Tạo ra sự phân hoá về cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính ngành, vùng chủ quyền lãnh thổ và cơ cấu tổ chức xã hội. Làm hết sạch nguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên, gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường. Có thể dẫn tới sự cạnh tranh đối đầu bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài với doanh nghiệp trong nước và sự phá sản hàng loạt của doanh nghiệp nôị địa. – Nếu chủ đầu tư quốc tế thực thi tổ chức triển khai lại sản xuất ở những doanh nghiệp họ đầutư hoặc mua lại sẽ dẫn đến sa thải công nhân, tăng thêm nạn thất nghiệp cho nước thường trực. _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Phần 2 : Đầu tư quốc tế tại Việt Nam từ năm 1988 đến nayỞ Việt Nam, nguồn vốn đầu tư quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng đối vớisự tăng trưởng của vương quốc. Nguồn vốn này gồm có đầu tư trực tiếp ( FDI ), đầu tư gián tiếp ( FPI ) và tín dụng thanh toán thương mại, trong đó, nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thôi thúc sản xuất. Đầu tư trực tiếp quốc tế ( FDI ) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinhtế của mỗi vương quốc. Thông qua đó được cho phép những nước thường trực lôi cuốn được những công nghệ hiệnđại, kinh nghiệm tay nghề quản trị tiên tiến và phát triển … nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia mình, thôi thúc xuấtkhẩu, tăng năng lượng cạnh tranh đối đầu, kiểm soát và điều chỉnh và di dời cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính tương thích với biếnđổi thị trường khu vực và quốc tế. FPI và tín dụng thanh toán thương mại lại có tác động ảnh hưởng kích thích thịtrường kinh tế tài chính tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí, lan rộng ra quy mô và tăngtính minh bạch, tạo điều kiện kèm theo cho doanh nghiệp trong nước thuận tiện tiếp cận với nguồn vốnmới ; nâng cao vai trò quản trị nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác độngthúc đẩy mạnh mẽ những mối quan hệ kinh tế tài chính. 1. Đầu tư trực tiếp tại Việt Nama. Tình hình đầu tư trực tiếp quốc tế tại Việt Nam từ năm 1988 đến nayKể từ khi Luật Đầu tư quốc tế năm 1987 có hiệu lực hiện hành, Việt Nam đã đạt được kếtquả khả quan trong lôi cuốn luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt Nam đã thu hútđược 6164 dự án Bất Động Sản với tổng vốn đăng kí đạt khoảng chừng 59,8 tỷ USD. Đáng quan tâm, tổng số vốnthực hiện tính đến hết năm 2004 chiếm gần 50,1 % tổng vốn FDI đã đăng kí. Tuy nhiênluồng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không không thay đổi, đặc biệt quan trọng từnăm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đạt tới đỉnh hút vốn vào năm 1996. Vốn FDI ( giảingân ) đã tăng từ 2,45 tỷ USD năm 2001 lên 8,1 tỷ USD năm 2007 và đạt được khoảng chừng 40 tỷ USD trong gian đoạn 1988 đến nay. Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội cóbiến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1 % vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3 % trong năm1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong quá trình 1996 – 2000, do ảnh hưởng tác động của khủng hoảngtài chính khu vực ( năm 2000 chiếm 20 % ) và trong 5 năm 2001 – 2005 chiếm khoảng chừng 16 % tổng vốn đầu tư xã hội ; hai năm 2006 – 2007 chiếm khoảng chừng 16 %. Vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam trong 10 năm ( từ 2000 đến 2009 ) đã đạtđược hiệu quả đáng ghi nhận. Việt Nam đã lôi cuốn được nhiều dự án Bất Động Sản quy mô lớn, có những_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________dự án lên tới hàng tỷ USD có tác động ảnh hưởng mạnh tới hàng loạt địa phương, ngành và những lĩnhvực sản xuất. Có thể lấy ví dụ như dự án Bất Động Sản Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thép Vinashin Lion của nhà đầutư Malaysia với tổng vốn đăng kí đầu tư 9,7 tỷ USD ; dự án Bất Động Sản Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Lọc hóa dầuNghi Sơn của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 6,2 tỷ USD. .. Dòng vốn đăngkí vào nghành dịch vụ cũng ngày càng tăng đột biến với sự Open của nhiều dự án Bất Động Sản lớn nhưcác dự án Bất Động Sản của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn NewCity Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 4,3 tỷ USD từBrunei ; Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hồ Tràm, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD từ Canada ; Công ty TNHHTập đoàn Bãi Biển Rồng, tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD từ Mỹ. Nếu như năm 2000, đầu tưnước ngoài vào nghành dịch vụ chỉ chiếm 7 % tổng vốn đăng kí thì đến cuối năm 2009, tỉlệ này là 77 %. Thực tế này rất đáng ghi nhận bởi nó tạo ra sự di dời trong thu hútđầu tư theo cơ cấu tổ chức ngành / nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính theo hướng tân tiến là dịch vụ – công nghiệpvà thiết kế xây dựng – nông nghiệp. Ngoài việc lôi cuốn những dự án Bất Động Sản mới, nhiều dự án Bất Động Sản sau khi hoạt động giải trí có hiệu suất cao đãmở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thương mại, tăng thêm vốn đầu tư. Từ năm 2001 đến hết năm2009 đã có 3767 lượt dự án Bất Động Sản lan rộng ra quy mô, tăng vốn đầu tư trực tiếp quốc tế lênhơn 22,87 tỷ USD, tăng gấp 3,64 lần so với tiến trình trước. Theo hiệu quả khảo sát của Tổchức Xúc tiến thương mại Nhật Bản ( JETRO ) tại Việt Nam, có hơn 70 % doanh nghiệp cóvốn đầu tư quốc tế có kế hoạch tăng vốn, lan rộng ra sản xuất trong thời hạn tới, khoảng chừng 65 % dự án Bất Động Sản tiến hành với mức thực thi đạt hơn 47,9 tỷ USD, chiếm gần 32,5 % tổng vốn đăng kí, trong đó vốn của quốc tế đưa vào ( gồm vốn góp và vốn vay ) khoảng39 tỷ USD, chiếm 81,5 % tổng vốn thực thi. Cụ thể, quá trình 2011 – 2005, vốn thực hiệnđạt 14,3 tỷ USD, quá trình 2006 – 2009 đạt 33,6 tỷ USD, tăng gấp 2,35 lần so với 5 nămtrước. Năm 2007 vốn FDI triển khai đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 96 % so với năm 2006, năm2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43 % so với năm 2007, năm 2009, trong toàn cảnh suy thoái và khủng hoảng, vốn giải ngân cho vay đạt 10 tỷ USD, bằng 87 % so với cùng kì năm trước. Theo số liệu của Cục Đầu tư quốc tế, trong 5 tháng đầu năm 2010. Các nhàđầu tư ngoại bang đã rót vào thị trường Việt Nam khoảng chừng 4,5 tỷ USD, tăng 7,1 % so với 5 tháng đầu năm 2009. Trong số này có dự án Bất Động Sản xí nghiệp sản xuất thép trị giá 1 tỷ USD do Công tythép Kobe của Nhật Bản hậu thuẫn. Công nghiệp chế biến là nghành nghề dịch vụ lôi cuốn nhiều vốnFDI nhất, tiếp đến là sản xuất phân phối điện, khí và nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2011, mức cam kết đầu tư trực tiếp quốc tế vào ViệtNam đã giảm 28 % so với cùng kì năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng số camkết đầu tư vào Việt Nam đạt mức 9,9 tỷ USD, chỉ bằng 72 % so với 9 tháng đầu năm 2010. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ( theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Đầu tư quốc tế, tính những dự án Bất Động Sản còn hiệu lực thực thi hiện hành đến ngày 23/02/2011 ) PHÂN THEO NGÀNH ( 5 ngành đứng đầu ) TTChuyên ngànhSố dự ánCN chế biến, chế tạoKD bất động sảnXây dựngDvụ lưu trú và ăn uống7. 418530500SX, pp điện, khí, nước, đ. hòa63Tổng vốn đầu tư ( USD ) Vốn điều lệ ( USD ) 96.253.918.50432.519.857.38248.209.849.30411.646.419.19711.634.346.2673.723.851.12311.364.711.6162.981.675.1074.870.371.6781.115.415.738 PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG ( 5 địa phương đứng vị trí số 1 ) TTĐịa phươngTP Hồ Chí MinhBà Rịa-Vũng TàuSố dự ánTổng vốn đầu tư ( USD ) Vốn điều lệ ( USD ) 3.56730.995.301.52410.723.724.89326226.370.669.6687.141.614.929 Hà Nội1. 98120.459.288.1237.885.790.778 Đồng Nai1. 07617.120.420.0047.528.651.104 Bình Dương2. 15013.874.948.8274.914.673.712 PHÂN THEO ĐỐI TÁC ( 5 vương quốc đứng vị trí số 1 ) TTQuốc GiaSố dự ánTổng vốn đầu tư ( USD ) Vốn điều lệ ( USD ) _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Singapore89722. 949.488.9546.576.437.858 Đài Loan2. 16922.941.373.8149.741.463.263 Hàn Quốc2. 70722.357.563.2617.820.996.832 Nhật Bản1. 43120.962.423.6705.857.818.226 Malaysia37018. 408.364.1323.985.250.540 b. Vai trò của FDI trong 20 năm thay đổi nền kinh tế tài chính của Việt NamMặc dù còn sống sót những hạn chế nhất định, nhưng FDI đã góp phần rất tích cực, có vai trò như những trụ cột so với thành công xuất sắc của chủ trương thay đổi nền kinh tế tài chính. Chuyển giao công nghệ tiên tiến qua những dự án Bất Động Sản FDI là một trong những kênh đa phần, cótính cải tiến vượt bậc để nâng cao năng lượng công nghệ tiên tiến của Việt Nam. Chuyển giao công nghệ tiên tiến quacác dự án Bất Động Sản FDI luôn đi kèm với giảng dạy nhân lực quản lý và vận hành, quản trị và nhờ học qua làm ( learning by doing ), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cótrình độ, kinh nghiệm tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44 % doanh nghiệp FDI triển khai đàotạo lại lao động với những mức độ khác nhau ( cho khoảng chừng 30 % số lao động tuyển dụng ). Đến nay, hầu hết những công nghệ tiên tiến có trình độ tiên tiến và phát triển và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹthuật cao ở Việt Nam được tập trung chuyên sâu trong khu vực có vốn FDI. – Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là góp phần điển hình nổi bật, biểu lộ rõ nét vai trò của FDI trongsuốt 20 cải cách kinh tế tài chính vừa mới qua. Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷUSD ( không kể dầu thô ), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23 % kim ngạch xuấtkhẩu cả nước ; năm 2000 chiếm 25 %, năm 2003 chiếm 31 %, tính cả dầu thô thì tỷ trọng nàyđạt khoảng chừng 54 % năm 2004 và chiếm trên 55 % trong những năm 2005, 2006 và 2007. Ngay cảtrong những năm xuất khẩu của những ngành kinh tế tài chính khác tăng chậm hoặc giảm thì xuất khẩucủa khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được vận tốc tăng xuất khẩu của cả nước khácao trong nhiều năm. Cũng cần chú ý quan tâm rằng khu vực FDI có mức thặng dư thương mại khácao. Điều đó góp thêm phần làm giảm mức thâm hụt thương mại chung cho cả nền kinh tế tài chính. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu củacả nước ( 1996 – 2007 ) _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Nguồn : Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Bộ Công thương 2007T ạo việc làm là những góp phần quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007 khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiềulao động đã được huấn luyện và đào tạo ở trong và ngoài nước. Mặc dù so với những doanh nghiệp vừa và nhỏthì số việc làm được tạo ra còn hạn chế nhưng “ chất lượng ” của lực lượng lao động trongkhu vực FDI tốt rõ ràng. Nhiều cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã và đang là những “ hạtnhân ” để tăng trưởng lực lượng lao động trình độ, kinh nghiệm tay nghề cao của Việt Nam. Thêm vào đó, sốviệc làm tạo ra nhờ hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI cũng hoàn toàn có thể là một số lượng đáng kể. – FDI đã góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thời kỳ 1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô, những doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD ; gấp4, 5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 – 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDIđạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng trung bình 24 % / năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinhtế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng83 % thời kỳ 2001 – 2005. Bên cạnh những góp phần tích cực như đã khái quát trên, FDI cũng đã và đangtạo ra không ít những yếu tố, ảnh hưởng tác động xấu đi, làm bức xúc dư luận xã hội. Chất lượngthu hút FDI còn thấp, thiếu tính vững chắc là một trong thực tiễn khó bác bỏ. Biểu hiện rõ nhấtcủa hạn chế này là phần giá trị ngày càng tăng còn thấp. 10 _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Như tất cả chúng ta đã biết những doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện góp phần một tỷ lệquan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thốngkê, UN, và JETRO do Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda ( Tokyo ) triển khai, cơcấu xuất khẩu của Việt Nam phần đông không đổi khác từ 2004 – 2006, trong đó nông thủysản, thực phẩm và những mẫu sản phẩm giá trị ngày càng tăng thấp như dệt, may và tạp phẩm chiếm đến49, 4 % so với tỷ suất 14,5 % của những vương quốc Đông Á và Ấn Độ. Và ngược lại, so với cácngành sản xuất yên cầu công nghệ cao hơn như máy móc những loại, máy phát điện, máycông cụ, xe hơi và bộ phận xe hơi, đồ điện tử và công nghệ tiên tiến thì Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ7, 5 % so với 54,6 % của Đông Á và Ấn Độ … Phần lớn những doanh nghiệp FDI tập trungkhai thác lợi thế lao động rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trường tiêu thụ “ dễ tính ” để lắpráp, gia công sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. – Liên kết giữa khu vực FDI với những doanh nghiệp trong nước còn rất ít, chưa hìnhthành được những ngành công nghiệp phụ trợ, link sản xuất theo chuỗi đáp ứng hànghoá. Thông thường công nghiệp phụ trợ hoàn toàn có thể tạo ra 80-95 % giá trị ngày càng tăng cho sảnphẩm tuy nhiên hiện những doanh nghiệp sản xuất-lắp ráp ở việt nam phải nhập khẩu từ 70 % 80 % lượng loại sản phẩm phụ trợ. Do hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam cònthấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó tăng trưởng được qui mô và đầu tư chiều sâu. – Cùng với những hạn chế trên, hậu quả gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường từ những dự án Bất Động Sản FDIđang được thể hiện rõ và làm huỷ diệt môi trường tự nhiên sống nghiêm trọng. Gần đây, dư luận xãhội rất bức xúc về chất thải của dự án Bất Động Sản VEDAN ( chủ đầu tư Đài Loan ) đã làm huỷ diệt cảdòng sông Thị Vải, gây thiệt hại lớn về người và của của dân cư trong vùng. Nhiều vụ ônhiễm môi trường tự nhiên trầm trọng của những dự án Bất Động Sản FDI khác cũng đang được phát hiện. Rõ ràng, những hậu quả này là rất nặng nề và làm giảm tính vững chắc của tăng trưởng kinh tế tài chính. Nguyên nhân của những hạn chế đã nêu có nhiều. Song, trước hết phải nhìn từ phíanước chủ nhà. Về khách quan, do điều kiện kèm theo tăng trưởng còn thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng và kinhnghiệm trong lôi cuốn, sử dụng FDI nên chưa có nhiều sự lựa chọn và không lường hết đượcnhững hậu quả là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, nhiều hạn chế bắt nguồn từ nguyên nhânchủ quan vì chú trọng đến quyền lợi trước mắt, có tính cục bộ, mặc kệ hậu quả lâu bền hơn, chạytheo “ bệnh thành tích ”, có tính số lượng. Việc trao quyền cho địa phương trong việc thu hútFDI một mặt làm tăng tính dữ thế chủ động của địa phương trong việc hoạt động, khuyến khích FDI, 11 _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________song mặt khác cũng tạo ra hiệu ứng cạnh tranh đối đầu lôi cuốn FDI bằng mọi giá, làm giảm chấtlượng dự án Bất Động Sản dẫn đến hiện tượng kỳ lạ ‘ racing to the bottom ’. Bên cạnh đó, việc kiểm soát và điều chỉnh chínhsách FDI còn khá chậm, chưa tương thích với toàn cảnh tăng trưởng mới của Việt Nam. c. Tổng quan chủ trương lôi cuốn FDI ở Việt NamKhung khổ chủ trương lôi cuốn FDI : Chính sách lôi cuốn vốn FDI tại Việt Nam đã được thực thi từ khi Việt Nam tiếnhành cải cách kinh tế tài chính và được thể chế hóa trải qua phát hành Luật Đầu tư Nước ngoàinăm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thành xong 4 lần vàocác năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Xu hướng chung của thay đổichính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện hơn cho cácnhà đầu tư quốc tế và thu hẹp sự độc lạ về chủ trương đầu tư giữa người nướcngoài và đầu tư trong nước. Những đổi khác này biểu lộ nỗ lực của nhà nước trong cảithiện, tạo môi trường tự nhiên đầu tư chung theo xu thế hội nhập của Việt Nam. – Chuyển biến về nhận thực và quan điểm của Việt Nam về vai trò của FDI : Cho đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò của đầu tưnước ngoài nói chung, FDI nói riêng đã có nhiều đổi khác. Những biến hóa này xuất pháttừ thực tiễn của nền kinh tế tài chính và di biến hóa về toàn cảnh kinh tế tài chính trong khu vực và quốc tế. Nếu như trước năm 2000, những doanh nghiệp FDI chưa được coi như một chủ thể độc lậptrong nền kinh tế tài chính thì từ Đại hội Đảng lần thứ IX ( năm 2001 ) trở lại đây, khu vực FDI đãđược khẳng định chắc chắn là một trong 6 thành phần cùng sống sót trong nền kinh tế tài chính. – So sánh chủ trương lôi cuốn FDI hiện hành của Việt Nam với 1 số ít nước : Về nguyên tắc, những chủ trương tặng thêm của Việt Nam so với nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài là tương đối cạnh tranh đối đầu so với 1 số ít nước về : hình thức đầu tư, thủ tục cấpphép. Mặc dù vậy, so với một số ít nước như Balan, Hungary, CH.Séc, Đất nước xinh đẹp Thái Lan, Philippin, Indonexia thì mức độ khuyến mại của Việt Nam còn thấp. So với những nước khác thì nhà đầu tư quốc tế khi vào Việt Nam vẫn gặp phải nhữngkhó khăn nhất định trong thời kì “ hậu giấy phép đầu tư ”, nhất là yếu tố đất đai, giải phóng mặtbằng để thực thi dự án Bất Động Sản ( trừ trường hợp đầu tư vào khu công nghiệp, khu công nghiệp ). Khu vực ngân hàng nhà nước còn kém tăng trưởng, chủ trương tiền tệ và những pháp luật vềquản lí ngoại hối lúc bấy giờ của Việt Nam là những yếu tố chưa thuận thiện cho những nhàđầu tư, kém cạnh tranh đối đầu hơn so với những nước khác. 12 _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Môi trường đầu tư dần được hoàn thành xong tạo điều kiện kèm theo thuận tiện hơn cho những nhàđầu tư quốc tế làm ăn kinh doanh thương mại tại Việt Nam. Tuy mạng lưới hệ thống pháp lý, chính sáchliên quan tới hoạt động giải trí FDI đã được bổ trợ hoàn thành xong tuy nhiên vẫn còn thiếu tính đồng bộvà chưa không thay đổi, còn thiếu minh bạch và khó Dự kiến trước. Hiệu lực thực thi pháp luậtthấp, tạo khoảng cách giữa chủ trương và thực tiễn triển khai. Một số yếu tố khác cũngảnh hưởng tới hiệu suất cao FDI như : tình hình hạ tầng và những dịch vụ tương hỗ kinhdoanh còn yếu kém, đẩy ngân sách kinh doanh thương mại lên cao. Chúng làm tác động ảnh hưởng tới năng lựccạnh tranh quốc tế của loại sản phẩm do những dự án Bất Động Sản FDI tạo ra. – Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư quốc tế : Trong những năm gần đây, Việt Nam đã kí kết, tham gia 1 số ít điều ước quốc tếsong và đa phương về đầu tư quốc tế. Đây được coi là những bước tiến không hề thiếutrong lộ trình hội nhập kinh tế tài chính quốc tế và trong toàn diện và tổng thể chủ trương khuyến khích và bảohội đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Việt Nam đã kí kết Hiệp đinh song phương vềkhuyến khích và bảo lãnh đầu tư với 45 nước và vùng chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam đã kí kết thamgia một số ít điều ước và forum quốc tế như : Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN ( AIA ) ; Diễn đàn hợp tác kinh tế tài chính châu Á Thái Bình Dương ( APEC ) với việc đưa ra kếhoạch hành vi nhằm mục đích tự do hóa và Open đầu tư trong khu vực ; Diễn đàn hợp tác ÁÂu, trong đó tiến hành thực thi chương trình hành vi về thực thi đầu tư ( IPAP ). Năm2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO ; sau đó là Ủy viên thường trựcHội đồng bảo an Liên hiệp quốc ; là nước chủ nhà tổ chức triển khai nhiều hội nghị, forum lớncủa khu vực và quốc tế. Bằng những góp phần rất đơn cử vào tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách, tạo việclàm và thôi thúc hội nhập quốc tế, đã vật chứng rõ ràng vai trò quan trọng của FDI đốivới sự thành công xuất sắc của chủ trương thay đổi của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tíchcực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều yếu tố gây hậu quả xấu đi đến thiên nhiên và môi trường, tiềmẩn rủi ro tiềm ẩn của khủng hoảng cục bộ và mất cân đối trong nền kinh tế tài chính. Những hạn chế này đãlàm cho hiệu suất cao sử dụng FDI chưa cao và thiếu tính vững chắc. Trong toàn cảnh pháttriển mới của Việt Nam, FDI vẫn đóng vai trò quan trọng với công nghiệp hoá, hiện đạihoá nền kinh tế tài chính. Tuy nhiên, vai trò của FDI chỉ thực sự quan trọng nếu được sử dụng cóhiệu quả cao và tạo được sự tăng trưởng bền vững và kiên cố. Do đó, nhà nước nên lôi cuốn, sử dụngFDI một cách có lựa chọn, khuyến khích đầu tư vào những ngành nền kinh tế tài chính thực sự cầnvà tăng trưởng bảo vệ tính vững chắc về dài hạn. 13 _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________2. Đầu tư gián tiếp ở Việt Nama. Tình hình đầu tư gián tiếp ở Việt NamHiện có khoảng chừng trên 100 định chế đầu tư kinh tế tài chính chuyên nghiệp trên thế giớiđang quản trị một khối lượng gia tài khổng lồ, khoảng chừng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhậnđầu tư vào Việt Nam 0,1 % là tất cả chúng ta đã có khoảng chừng 300 triệu USD.Nước ta đã có những thành công xuất sắc trong lôi cuốn nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FPIvẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng cục bộ năm 1997, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu hướngtăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ suất thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt độngtại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn trung bình từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơngiai đoạn ( 1991 – 1997 ), chiếm 1,2 % vốn FDI, tăng lên 3,7 % ( 2004 ), tỷ suất này còn quá thấp sovới những nước trong khu vực ( tỷ suất lôi cuốn FPI / FDI trong khoảng chừng 30-40 % ). Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng cho thấy, đầu tư FPI vào Việt Nam trong thời hạn từ 1997 – 2008 cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào kinh doanh thị trường chứng khoán củacác tập đoàn lớn kinh tế tài chính quốc tế trong thời hạn qua đã không ngừng ngày càng tăng. Đến cuối năm2006, khoảng chừng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố trải qua những quỹ đầu tưchính thức. Năm 2009, trong toàn cảnh khủng hoảng kinh tế, cũng như FDI, FPI có sự suygiảm. Đến tháng 10 năm 2009, vốn đầu tư gián tiếp đã tăng trở lại cho thấy những nhà đầu tư đãcó niềm tin vào sự hồi sinh nền kinh tế tài chính và kinh doanh thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2011, đốimặt với những khủng hoảng cục bộ liên tục của Nhật Bản, chiến sự Lybia và cuộc khủng hoảng cục bộ nợcông ở châu Âu, cùng sự tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế tài chính Mỹ, kinh doanh thị trường chứng khoán ViệtNam cũng đã chững lại, nhiều công ty sàn chứng khoán phải ngừng hoạt động giải trí vì thị trường ảmđạm, không có thanh toán giao dịch, nguồn vốn FDI cũng cho nên vì thế mà giảm mạnh. Các nhà đầu tư nướcngoài còn đang rất thận trọng trong quyết định hành động đầu tư của mình. Theo những nhà đầu tư, nguyên do để họ hướng về Việt Nam là nhà nước đã khẳng địnhvai trò quan trọng của kinh tế tài chính tư nhân so với sự tăng trưởng của nền kinh tế tài chính, tính chuyênnghiệp hoá từng bước của thiên nhiên và môi trường đầu tư và sự thành công xuất sắc của những nhà đầu tư hiệnhữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong nghành kinh tế tài chính của ViệtNam gồm có : việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ nước nhà ra quốc tế và trái phiếu tưnhân, xây dựng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC ) ; quy trình cổphần hoá đang diễn ra tại Việt Nam gồm có cả ngân hàng nhà nước thương mại quốc doanh ; tăng14_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________cường đầu tư hạ tầng, đặc biệt quan trọng là mạng lưới hệ thống điện và giao thông vận tải, cải cách khung pháplý dành cho những nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để hoàn toàn có thể lôi cuốn thêm nguồn vốn FPI tương ứng với tiềm năng của nềnkinh tế và thị trường, Việt Nam cần tăng nhanh hơn nữa hoạt động giải trí cải tổ môi trường tự nhiên đầutư, đặc biệt quan trọng là khung pháp lý, chính sách và sách lược tăng trưởng kinh doanh thị trường chứng khoán. b. Một số công ty Quản lí quỹ đa phần và 1 số ít Quỹ đầu tư ở Việt NamTheo thống kê của Công ty quản trị quỹ sàn chứng khoán việt nam ( VFM ), hiện có gần 30 quỹđầu tư quốc tế đang hoạt động giải trí tại Việt Nam với tổng vốn rót vào trong nước khoảng chừng 2 tỷ USD.Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư quốc tế đang đổ vốn vào đầu tư và chứng khoán Việt Nam. Một số công ty Quản lý quỹ đa phần – Dragon Capital : Dragon Capital là nổi bật về sự kiên trì “ bám trụ ” ở Việt Nam. Đây là công ty quản trị quỹ xây dựng ở Anh năm 1994. Năm 1997 – 1998, khi cuộc khủnghoảng kinh tế tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ởlại, và đã thành công xuất sắc. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited ( VEIL ) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sảnhiện nay ước tính khoảng chừng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên kết kinh doanh vớiSacombank để xây dựng VietFund Mangagement ( VFM ), công ty quản trị quỹ tiên phong tạiViệt Nam. Hiện VFM đang quản trị Quỹ đầu tư sàn chứng khoán Việt Nam ( VF1 ). – VinaCapital : Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital mở màn hoạt động giải trí tại Việt Nam từtháng 11/2003 với việc sinh ra quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund ( VOF ). VOFlà quĩ do 1 số ít tổ chức triển khai kinh tế tài chính lớn xây dựng để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ôngRobert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners ( là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD ), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất. – Mekong Capital : Mekong Capital là công ty quản trị quỹ đầu tư tập trung chuyên sâu vàoViệt Nam do những cá thể có kinh nghiệm tay nghề về mảng quản trị đầu tư cả ở Việt Nam và quốctế xây dựng năm 2001. Phần lớn những vị trí hạng sang trong công ty là do người Việt Namnắm giữ và cũng là cổ đông của công ty. – Indochina Capital : Indochina Capital đã hoạt động giải trí ở Việt Nam 15 năm. Trong 15 năm qua, công ty đã triển khai đầu tư 1 tỷ USD vào những dự án Bất Động Sản địa ốc, trong đó tiêu biểu vượt trội làcác dự án Bất Động Sản như Khách sạn Furama ( TP. Đà Nẵng ), Saigon Center ( Tp. HCM ), 63 Lý Thái Tổ ( TP.HN ) … và nhiều dự án Bất Động Sản địa ốc khác do công ty đầu tư chính ; và góp vốn chung vớimột công ty khác đầu tư dự án Bất Động Sản khu du lịch Nam Hải ( TP. Đà Nẵng ). 15 _____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________Một số quỹ đầu tư chủ yếuPrudential : Quỹ đầu tư Prudential ( PRUBF1 ) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tưPrudential Việt Nam xây dựng năm 2006. Trong những quỹ đầu tư của quốc tế đang hoạtđộng tại Việt Nam lúc bấy giờ, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹvào khoảng chừng 500 triệu USD. Tuy nhiên, 65 % vốn của quỹ này dành để đầu tư vào tráiphiếu nhà nước, chỉ có khoảng chừng 35 % còn lại tương tự với khoảng chừng 175 triệu USD làdành đầu tư vào gia tài vốn và kinh doanh thị trường chứng khoán. – Vietnam Enterprise Investment Fund ( VEIL ) : VEIL là quỹ đầu tư nước ngoàiduy nhất có thời hạn hoạt động giải trí lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được xây dựng vào tháng 71995 với tổng số vốn kêu gọi bắt đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt độngđó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn kêu gọi lên đến hơn109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huyđộng nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường. – Vietnam Growth Fund ( VGF ) : Quỹ VGF cũng được quản trị bởi Dragon Capitalvà xây dựng vào tháng 10-2004 với số vốn kêu gọi bắt đầu là 60 triệu USD. Cũng nhưVEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có vận tốc tăngvốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động giải trí quy mô vốn của quỹ đã tăng66, 7 % đạt 100 triệu USD. – Vietnam Dragon Fund ( VDF ) : Dragon Capital cho biết mới vừa xây dựng QuỹVDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư khởi đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huyđộng vốn bởi những nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ởTTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tựa như như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngànhchính là kinh tế tài chính – ngân hàng nhà nước, hạ tầng, bưu chính – viễn thông, du lịch, khai tháckhoáng sản và hàng tiêu dùng. – Vietnam Opportunity Fund ( VOF ) : VOF của Vinacapital khởi đầu hoạt động giải trí tạiViệt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn kêu gọi 171 triệuUSD được tập trung chuyên sâu đầu tư vào những ngành có vận tốc tăng trưởng nhanh như dịch vụ tàichính, hàng tiêu dùng, kinh doanh nhỏ, bất động sản, du lịch, hạ tầng và ngành công nghệ tiên tiến. – PXP Vietnam Fund : Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tậptrung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị sẵn sàng niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài16_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trênthu nhập ( P. / E ) của công ty đó phải tương tự với P. / E thị trường. – Vietnam Emerging Equity Fund ( VEEF ) : Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP AssetManagement đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund ( VEEF ) vào thịtrường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng chừng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêmyết tại kinh doanh thị trường chứng khoán Ai-len. VEEF cũng tập trung chuyên sâu đầu tư vào những công tyniêm yết hoặc chuẩn bị sẵn sàng niêm yết trên đầu tư và chứng khoán Việt Nam. Đến giữa quý 32006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị gia tài ròng đạt 52,5 USD, tăng 36 % so với lúc mới xây dựng. – Mekong Enterprise Fund ( MEF ) : Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêmyết của quốc tế đầu tư tại Việt Nam, MEF sinh ra từ tháng 4-2002 với quy mô vốn18, 5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản trị. Đối tượng đầu tư của MEF lànhững công ty mái ấm gia đình vừa và nhỏ, có tác dụng kinh doanh thương mại tốt, đặc biệt quan trọng năng động trongkinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn thanh toán giao dịch sàn chứng khoán. – IDG Ventures Vietnam ( IDG ) : IDG Ventures Vietnam ( IDGVV ) là quỹ đầu tưmạo hiểm tiên phong của Mỹ tập trung chuyên sâu vào nghành nghề dịch vụ công nghệ cao được xây dựng vàotháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên tiên phong vào những doanh nghiệp trẻ kinh doanh thương mại những ngànhcông nghệ cao tại Việt Nam. c. Những tác động ảnh hưởng của vốn đầu tư gián tiếpĐối với Việt Nam, lôi cuốn nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Đểthực hiện thành công xuất sắc sự nghiệp công nghiệp hóa – văn minh hóa quốc gia, Việt Nam cầnmột lượng vốn đầu tư rất lớn ( khoảng chừng 140 tỷ USD ) cho quá trình ( 2006 – 2010 ) để xâydựng, từng bước hoàn thành xong kiến trúc kinh tế tài chính và hạ tầng xã hội. Việc tham gia củacác nhà đầu tư FPI có ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến thị trường kinh tế tài chính, giúp cho thị trường tàichính minh bạch và hoạt động giải trí hiệu suất cao hơn, xác lập giá trị thị trường của những cổ phiếuniêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những giao động “ phi thị trường ” và gópphần xử lý một cách cơ bản những mối quan hệ kinh tế tài chính ( vốn, công nghệ tiên tiến, quản trị … ). Hơn nữa, FPI hoàn toàn có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệptăng trưởng và nâng cao năng lượng cạnh tranh đối đầu, do vậy FPI rất quan trọng so với những doanhnghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi rohơn so với những kênh kêu gọi vốn từ quốc tế khác. Do vậy, thôi thúc lôi cuốn FPI ổn17_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________định, tương ứng với tiềm năng, góp thêm phần tạo động lực tăng trưởng thị trường vốn, nângcao năng lượng quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế tài chính Việt Nam thời kỳ hậu WTO làvấn đề cần được chăm sóc. d. Chính sách của Việt Nam về đầu tư gián tiếpThực tế cho thấy những nước đang tăng trưởng như Việt Nam cần rất thận trọng trong việctự do hoá trọn vẹn thông tin tài khoản vốn. Cần có được sự mềm dẻo trong việc thắt chặt kiểm soátcũng như thả lỏng trấn áp. Bởi vì, một khi thông tin tài khoản vốn đã được tự do hoá trọn vẹn, việc thiết lập một hình thức điều tiết nào đó sẽ khiến cho những nhà đầu tư hiểu nhầm như thể sựxoá bỏ tự do hoá với những hành vi gây bất ổn định mạnh cho thị trường kinh tế tài chính ( như rútvốn ồ ạt ví dụ điển hình ). Ngược lại, nếu những nhà đầu tư hiểu rằng nước đó đang vận dụng những biệnpháp điều tiết động họ sẽ dự trù về việc điều tiết sẽ được thắt chặt hoặc thả lỏng theo thờigian và do đó sẽ không xảy ra thực trạng rối loạn hay rút vốn ồ ạt. Từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam đã được cảithiện đáng kể, số lượng và quy mô hoạt động giải trí của những quỹ đầu tư quốc tế hoạt độngtại Việt Nam đã tăng lên nhanh gọn. Việt Nam rất mong ước và cam kết sẽ có nhữngtác động thôi thúc sự ngày càng tăng nguồn vốn này trong thời hạn tới. Bởi vậy, trong thời kỳhậu WTO, cần phải tính đến những giải pháp nhằm mục đích thôi thúc can đảm và mạnh mẽ hơn nữa lôi cuốn FPIvà hạn chế những tác động ảnh hưởng xấu đi của dòng vốn này. – Quan tâm nhiều hơn nữa, nhìn nhận đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FPI đốivới những tiềm năng tăng trưởng kinh tế tài chính trong kế hoạch chung về lôi cuốn vốn đầu tư quốc tế vàsự tăng trưởng của những doanh nghiệp Việt Nam trải qua thị trường vốn. Đặc biệt, cần có nhữngchính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc lôi cuốn những luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tếthông qua những kênh hoạt động giải trí của thị trường vốn, đầu tư và chứng khoán trong nước. – Luật Chứng khoán đã được Quốc hội trải qua ngày 23/6/2006 và sẽ có hiệu lực hiện hành từngày 01/01/2007. nhà nước cần sớm phát hành những văn bản đơn cử hướng dẫn thi hành để tạomôi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý không thay đổi cho những hoạt động giải trí của thị trường vốncòn khá mới mẻ và lạ mắt ở Việt Nam, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho những kênh đầu tư gián tiếp nướcngoài tham gia góp thêm phần cho sự tăng trưởng của những doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khíchphát triển những công ty quản trị quỹ. – Coi trọng và dữ thế chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, tiếp thị hình ảnh quốc gia và môitrường đầu tư của Việt Nam trong toàn cảnh cạnh tranh đối đầu lôi cuốn vốn đầu tư quốc tế với các18_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________nước trong khu vực đang ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thànhcác khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể dữ thế chủ động ra quốc tế tiếp thịxuất khẩu vốn trải qua những hình thức niêm yết CP ở quốc tế. – Tăng cường bảo mật an ninh kinh tế tài chính, thực thi những chủ trương trấn áp những dòng vốn khicần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chủ trương tiền tệ, chủ trương tài khoá và chủ trương thuhốt vốn đầu tư gián tiếp quốc tế ; bảo vệ sự phối hợp ngặt nghèo giữa những cơ quan ngânhàng – kinh tế tài chính – sàn chứng khoán trong việc quản trị những dòng vốn nhằm mục đích bảo vệ sự bảo đảm an toàn, vững chãi và lành mạnh của mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính. – Xây dựng được TT kinh tế tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Đó sẽ là nơi quy tụ cáctổ chức kinh tế tài chính ngân hàng nhà nước và phi ngân hàng nhà nước lớn, có tầm cỡ vương quốc và quốc tế, nhằm mục đích pháttriển một mạng lưới hạ tầng kinh tế tài chính tổng lực, tân tiến trên quy mô lớn để nâng cao nănglực cạnh tranh đối đầu và tầm vóc thị trường kinh tế tài chính Việt Nam trong khoanh vùng phạm vi khu vực và quốc tế ; ship hàng hiệu suất cao trách nhiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia trong thời kỳ thay đổi vàtừng bước hội nhập quốc tế. – Từ năm 2007, những nhà đầu tư khi thực thi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ phải sửdụng tiền Việt Nam đồng. Đây là nội dung quan trọng được lao lý tại Nghị định mới củachính phủ hướng dẫn chi tiết cụ thể thi hành Pháp lệnh ngoại hối vừa được nhà nước phát hành. Theo Nghị định này, người không cư trú gồm có cả cá thể và tổ chức triển khai được xác lập là nhàđầu tư quốc tế, phải mở thông tin tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chứctín dụng được phép để thực thi đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phảiđược quy đổi ra đồng Việt Nam, mọi thanh toán giao dịch tương quan đến hoạt động giải trí đầu tư gián tiếpphải triển khai trải qua thông tin tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Khi chuyểnvốn ra quốc tế, nhà đầu tư quốc tế được sử dụng đồng Việt Nam trên thông tin tài khoản vốnđầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ. – Rà soát và trấn áp chặt những khoản vay ngoại tệ thời gian ngắn. Ngân hàng Nhà nước vàBộ Tài chính phải liên tục nhìn nhận lại những khoản vay nợ thời gian ngắn quốc tế củaChính phủ, ngân hàng nhà nước và những doanh nghiêp ( kể cả khoản LC trả chậm ) và hạng mục đầu tưgián tiếp quốc tế. Trên cơ sở đó địa thế căn cứ vào mức dự trữ ngoại tệ quốc tế để có đối sáchthích hợp. – Quản lý chặt thị trường thanh toán giao dịch ngoại tệ tự do, để tránh hiện tượng kỳ lạ đầu tư mạnh dẫn đếnxu hướng chính nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây sức ép lên vấn đề19_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________tỷ giá và dự trữ ngoại hối. Đồng thời, giải quyết và xử lý linh động yếu tố tỷ giá để tăng năng lực chốngđỡ của nền kinh tế tài chính, giảm bớt lợi thế của việc rút vốn quốc tế và tương hỗ xuất khẩu. – Nhà nước xem xét thả lỏng tỷ suất chiếm hữu của nhà đầu tư quốc tế vào những ngân hàngthương mại CP từ 30 % lên mức 35 % để lôi cuốn vốn và giữ vốn đầu tư quốc tế, tạo điềukiện nâng cao năng lượng kinh tế tài chính cho những ngân hàng nhà nước. Hiện nay tất cả chúng ta đã được cho phép thành lậpngân hang 100 % vốn quốc tế, nên việc thả lỏng thêm 5 % cũng không phải là yếu tố lớn. – Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước so với những tập đoàn lớn, tổng công ty hoạtđộng trong những nghành nghề dịch vụ có nhiều tiềm năng và gắn với niêm yết trên kinh doanh thị trường chứng khoán đểthu hút những dòng vốn đầu tư quốc tế. Đẩy mạnh, việc bán ra CP cho những đối tác chiến lược chiếnlược quốc tế so với CP nhà nước đang nắm giữ chi phối ở 1 số ít công ty lớn đã niêmyết trên đầu tư và chứng khoán như Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Ngoại thương VCB, Vietinbank … Đối với cácdoanh nghiệp FDI quy đổi sang công ty CP thì không nên số lượng giới hạn tỷ suất nắm giữ tối đanước ngoài, mà nên khuyến khích nước quốc tế sở hữu lớn và nắm giữ lâu bền hơn. – Thực hiện đồng nhất những giải pháp tăng trưởng đầu tư và chứng khoán trong năm 2011, tậptrung vào : triển khai xong khung pháp lý, thể chế, chủ trương cho thị trường ; hoàn thành xong và trình Thủtướng nhà nước Chiến lược tăng trưởng thị trường 2011 – 2020 ; Đề án quản trị vốn đầu tư giántiếp … ; tăng cường công tác làm việc quản trị, tăng trưởng sản phẩm & hàng hóa thị trường : liên tục phối hợp với những Bộ, ngành, địa phương để gắn công tác làm việc cổ phần hóa với chào bán sàn chứng khoán ra công chúng và đưavào thanh toán giao dịch trên thị trường có tổ chức triển khai ; tăng cường giám sát, kiểm tra, quản trị ngặt nghèo việcchào bán sàn chứng khoán ra công chúng và việc sử dụng vốn kêu gọi của những tổ chức triển khai phát hành. Khác so với vốn đầu tư trực tiếp quốc tế ( FDI ) có tính dài hạn, không thay đổi và khóbị đảo ngược, vốn đầu tư gián tiếp quốc tế ( FPI ) là vốn tư nhân quốc tế đầu tưvào những sàn chứng khoán CP ( Equity Securities ) hoặc những sàn chứng khoán nợ ( DebtSecurities ) của nước tiếp đón đầu tư. Dòng FPI có những đặc trưng cơ bản là tínhthanh khoản cao, thời gian ngắn, bất ổn định, dễ bị đảo ngược cũng như sống sót dưới nhiềuhình thức khác nhau và rất phức tạp. Việc thu thập dữ liệu về dòng vốn FPI rất khó khănvà thường được chỉ ra trong cán cân giao dịch thanh toán. 3. Tín dụng thương mạiTín dụng thương mại là hình thức đầu tư cho vay vốn và thu lợi qua lãi suất vay tiền vay. Đây là loại tín dụng thanh toán rất phổ cập trong tín dụng thanh toán quốc tế, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nhà đầu tư quốc tế rất ít đầu tư vào Việt Nam qua hình thức này. Nguyên nhân là do họ20_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________nhận thấy nhiều rủi ro đáng tiếc nếu đem tiền đầu tư mà không có sự quản lí, trấn áp hoạt động giải trí sảnxuất, kinh doanh thương mại của những doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn đầu tư. Việt Nam là một vương quốc đang tăng trưởng, thiên nhiên và môi trường chính trị không thay đổi nhưng nềnkinh tế vĩ mô lại luôn không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro tiềm ẩn, rủi ro đáng tiếc do những chủ trương kinh tế tài chính màChính phủ vận dụng chưa thực sự sát với thực tiễn và còn nhiều thiếu sót. Ngoài ra, xã hội còntồn tại nhiều yếu tố xấu đi như quan liêu, tham nhũng, không minh bạch trong những hoạtđộng kinh tế tài chính, … Nếu việc quản trị tín dụng thanh toán thương mại kém, nó hoàn toàn có thể làm suy giảm khảnăng thanh khoản của nguồn vốn đầu tư. Bởi tín dụng thanh toán thương mại thường được hỗ trợ vốn bởinguồn vốn kêu gọi thời gian ngắn do đó sẽ rất tiêu tốn lãng phí nếu để khoản phải thu quá lớn. Đôi khikhoản phải thu cao cũng là một bộc lộ của việc người mua chậm trả, không thanh toánđúng hạn hoặc nợ xấu, nợ khó đòi. Nếu những khoản phải thu này không được trấn áp tốt, sẽcó ngày doanh nghiệp lâm vào thực trạng mất thanh khoản và đi vào rủi ro tiềm ẩn nợ nần, dẫn đếnhệ lụy là những nhà đầu tư quốc tế cũng bị lỗ khoản vốn của mình. Một công cụ giúp những nhà đầu tư quốc tế có cơ sở cho quyết định hành động đầu tư theo tíndụng thương mại đó là những cơ quan nhìn nhận tin tưởng. Các cơ quan này sẽ sử dụng cáccông cụ và nguồn lực của mình để đưa ra một báo cáo giải trình tin tưởng về doanh nghiệp trongđó sẽ vấn đáp cho doanh nghiệp những câu hỏi cơ bản như : Có nên ký kết hợp đồng với bạnkhông ; Có nên và nên cho bạn thời hạn tín dụng thanh toán là bao nhiêu ngày ; Doanh nghiệp củabạn có tiềm năng tăng trưởng thành đối tác chiến lược vững chãi hay không ; Có nên giúp bạn bánhàng tồn dư với giá cạnh tranh đối đầu hay không ; Bạn có phải là một nhà phân phối có vị thếtốt trên thị trường hay không … Ngoài ra báo cáo giải trình còn bổ trợ nhiều tài liệu miêu tả vềlịch sử hình thành và kinh nghiệm tay nghề kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, kiến thức và kỹ năng của ban lãnhđạo, tiềm lực kinh tế tài chính … Những nhìn nhận trong hồ sơ và điểm số xếp hạng sẽ cho biết uytín và tiềm năng hoàn toàn có thể hợp tác kinh doanh thương mại của doanh nghiệp trong tương lai. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, Vietnam Credit là đơn vị chức năng duy nhất và tiên phong cung ứng cácbáo cáo định mức tin tưởng độc lập và vừa đủ này. Một số đơn vị chức năng khác cũng có cung cấpbáo báo cáo giải trình thông tin tuy nhiên chỉ với mục tiêu nhằm mục đích xem xét cấp tín dụng thanh toán của ngânhàng cho doanh nghiệp hoặc 1 số ít mục tiêu khác mà chưa nâng cao vào việc trợ giúpcho yếu tố xem xét hạn mức tín dụng thanh toán thương mại cho người phân phối hoặc tạo lập hồ sơ21_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________cho những doanh nghiệp muốn được mua hàng trả chậm. Hầu hết những nhà sản xuất lớn trênthế giới vào thị trường Việt Nam trong những ngành điện tử, tự động hóa, nguyên vật liệu côngnghiệp, hàng tiêu dùng … từ lâu đã sử dụng những báo cáo giải trình của Vietnam Credit như mộtnguồn tìm hiểu thêm quan trọng để thiết kế xây dựng hạn mức tín dụng thanh toán hoặc ra những quyết định hành động vềchấp nhận những nhà phân phối độc quyền ở Việt Nam. Nói chung, tín dụng thanh toán thương mại là hình thức không tăng trưởng nhiều ở Việt Nam docác doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được sự tin tưởng so với những nhà đầu tư nướcngoài. nhà nước Việt Nam nếu muốn hình thức này tăng trưởng cần phải có những giải pháp vàchính sách làm giảm những hạn chế về kinh tế tài chính, xã hội của quốc gia, tạo điều kiện kèm theo khuyếnkhích những doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến khoa học tiên tiến và phát triển và có mạng lưới hệ thống kếtoán, kinh tế tài chính trong sáng. III – KẾT LUẬNNhìn chung, đầu tư quốc tế tại việt nam là một yếu tố góp phần quan trọng trongcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, tuy nhiên sự tăng trưởng của nó lại chưatoàn diện và còn nhiều thiếu sót, yếu kém. Đối với nền kinh tế tài chính, đầu tư quốc tế là nguồn vốnbổ sung quan trọng cho vốn đầu tư cung ứng nhu yếu đầu tư tăng trưởng xã hội và tăng trưởngkinh tế, góp thêm phần chuyển dời cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính, nâng cao năng lượng sản xuất công nghiệp. Đầu tưnước ngoài đã kích thích nghành dịch vụ Việt Nam nâng cao chất lượng và tăng trưởng nhanhhơn. Đầu tư quốc tế góp thêm phần thúc đầy chuyển giao công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển vào Việt Nam, ápdụng những phương pháp quản trị tiên tiến và phát triển. Thông qua sự liên kiết giữa những doanh nghiệp có vốnđầu tư quốc tế với những doanh nghiệp trong nước, công nghệ tiên tiến và năng lượng kinh doanh thương mại đượcchuyển giao từ những doanh nghiệp có vốn quốc tế sang những thành phần khác của nền kinh tế tài chính. Cùng với sự tăng trưởng của những doanh nghiệp có vốn quốc tế tại Việt Nam, mức đóng gópcủa khu vực kinh tế tài chính này ngày càng tăng, góp thêm phần giúp Việt Nam tiếp cận và lan rộng ra thịtrường quốc tế, nâng cao năng lượng xuất khẩu. Về mặt xã hội, đầu tư quốc tế góp thêm phần quantrọng trong việc tạo việc làm, tăng hiệu suất lao động, cài thiện nguồn nhân lực, góp thêm phần mởrộng quan hệ đối ngoại, dữ thế chủ động hội nhập kinh tế tài chính với khu vực và quốc tế. Nhìn chung, cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư quốc tế tuân thủ những tiêu chuẩn môi trường tự nhiên Việt Nam và có kếtquả tốt hơn so với phần nhiều những doanh nghiệp trong nước vì có năng lực về kinh tế tài chính và khảnăng tiếp cận những kiến thức và kỹ năng quản trị cao. Bên cạnh đó thì độ tin tưởng của những nhà đầu tư nước22_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________ngoài với những doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên chưa lôi cuốn được nhiều sự quan tâm vào hìnhthức Tín dụng thương mại. Tuy vậy, những hạn chế của đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng còn không ít, về vấnđề nhân lực, thiên nhiên và môi trường cạnh tranh đối đầu, yếu tố thiên nhiên và môi trường, xã hội, và sự tăng trưởng bền vững và kiên cố củacác khối ngành có tương quan tới tài nguyên vạn vật thiên nhiên của quốc gia. Để quản trị và khuyếnkhích, lôi cuốn đầu tư quốc tế, Việt Nam phát hành Luật đầu tư quốc tế tại Việt Nam, nay là Luật đầu tư quốc tế đã được Quốc hội trải qua ngày 23/6/2006 và có hiệu lực hiện hành từngày 01/01/2007. Đồng thời chủ trương tăng cường lôi cuốn và nâng cao hiệu suất cao sử dụng vốnđầu tư trực tiếp quốc tế được biểu lộ trong những văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tụcđược chứng minh và khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ( 2006 ). Nghị quyết Đại hội lần thứ Xcủa Đảng đã đề ra trách nhiệm : “ Tăng cường lôi cuốn vốn đầu tư quốc tế, phấn đấu đạt trên1 / 3 tổng nguồn vốn đầu tư tăng trưởng toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng nghành nghề dịch vụ, địa phận vàhình thức lôi cuốn FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và những tập đoàn lớn kinh tếhàng đầu quốc tế, tạo sự chuyển biến can đảm và mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu suất cao nguồn đầutư trực tiếp quốc tế ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bài giảng Kinh doanh quốc tế – giảng viên Dương Thị Hoa, khoa Kế toán vàQuản trị kinh doanh thương mại, Đại học Nông nghiệp TP.HN. 2. “ Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp quốc tế trong toàn cảnh phát triểnmới của Việt Nam ” – PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Đại học Kinh tế – Đại họcQuốc gia Thành Phố Hà Nội. 3. “ Quản trị Kinh doanh quốc tế ” – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 20104. http://vietbao.vn/Kinh-te/Von-dau-tu-truc-tiep-cua-nuoc-ngoai-vao-VietNam-Co-hoi-va-hieu-qua/1735068541/87/23_____________________________________________________________________________________Kinh doanh quốc tế – Đầu tư quốc tế tại Việt Nam____________________________________________________________________________________5. http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/03/6. http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-fdi-05-31-201095252454.html7. http://my.opera.com/businessportal/blog/2007/11/15/tinh-hinh-dau-tu-giantiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam8. http://vietbao.vn/Kinh-te/Dau-tu-gian-tiep-vao-Viet-Nam-phai-su-dung-tienVND/65078918/87/9. http://www.vietnamembassyswitzerland.org/vi/nr070521170205/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/ng_kinhte/ns07102416260510.http://www.infotv.vn/kinh-doanh-dau-tu/dau-tu/38512-von-dau-tu-gian-tiepvao-viet-nam-tang-tro-lai11.http://tamnhin.net/Diemnhin/14172/Quan-ly-dong-von-dau-tu-gian-tiepnuoc-ngoai-o-Viet-Nam-nam-2010-va-trien-vong-Ky-2.html12.http://www.baomoi.com/Cong-ty-dinh-muc-tin-nhiem-trong-quan-tri-tindung-thuong-mai-va-bao-hiem-tin-dung/45/5955253.epi24_____________________________________________________________________________________

Source: https://mix166.vn
Category: Đầu Tư

Xổ số miền Bắc