“Danh sách đen” của EU

“Danh sách đen” và “danh sách xám”

Ngày 5-12 vừa qua, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính EU kết thúc với việc lần đầu công bố “danh sách đen” về những “thiên đường thuế”, gồm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ: Bahrain, Barbados, Grenada, quần đảo Samoa và đảo Guam (thuộc Mỹ), Hàn Quốc, Macau (Trung Quốc), quần đảo Marshall, Mông Cổ, Namibia, Palau, Panama, Santa Lucia, Trinidad và Tobago, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hiệu quả từ đề án bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai

Ngoài ra, EU cũng công bố “danh sách xám” là các khu vực cần theo dõi gồm 47 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ phải thực hiện các biện pháp chống trốn hoặc tránh thuế, nhưng không đi cùng biện pháp trừng phạt. Danh sách này gồm một số vùng lãnh thổ như Hồng Công (Trung Quốc), Jersey, Bermuda, quần đảo Cayman (thuộc Anh), hay các nước Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ… Đây là những vùng lãnh thổ được xem là “thiên đường thuế” nhưng đã cam kết sẽ sửa đổi quy định để đáp ứng yêu cầu của EU.

“Danh sách đen” của EU là gì ? gồm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ

“Danh sách đen” của EU là gì ? gồm 17 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tám quốc gia và vùng lãnh thổ gần đây chịu ảnh hưởng của thiên tai như Bahamas, quần đảo Virgin (thuộc Mỹ),… chưa bị liệt vào danh sách này, mà được phép gia hạn đến tháng 2-2018 để thực hiện các cam kết chống gian lận thuế. Ông Toomas Toniste, Bộ trưởng Tài chính Estonia chủ trì phiên họp các Bộ trưởng Tài chính châu Âu nhận định rằng: “Các danh sách sẽ giúp tăng tính minh bạch của môi trường thuế toàn cầu”.

Chủ tịch 577: Cháy Carina, người ta ‘nắm kẻ có tóc’ và nói tôi ác nhân

EU đã đạt được đồng thuận về việc công bố danh sách nêu trên sau nhiều tháng tranh luận giữa các chuyên gia và nhà quản lý. Euronews dẫn một nguồn tin cho biết, danh sách này đã phải thay đổi cho đến tận phút chót của cuộc họp. Các chuyên gia của EU đã xem xét 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, sau đó giảm xuống còn khoảng 50 trước khi “chốt” được “danh sách xám”.

Việc giới chức EU công bố các danh sách được tiến hành gấp rút hơn trước áp lực của công luận trong thời gian gần đây, nhất là sau khi “Hồ sơ Paradise” công bố hồi giữa tháng 11 vừa qua cho thấy các nước châu Âu có thể đang bị trốn thuế lên tới hàng tỷ USD. Chẳng hạn, theo rò rỉ từ “Hồ sơ Paradise”, hãng sản xuất đồ dùng thể thao Nike đã tập trung toàn bộ doanh thu trên thị trường châu Âu về hai công ty có trụ sở tại Hà Lan để được hưởng mức thuế 2%, thay vì phải trả mức thuế lên đến 25% theo quy định.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ trong “danh sách xám” sẽ phải cam kết thực hiện các biện pháp chống trốn và né thuế theo yêu cầu của EU, như minh bạch tài chính, siết chặt các cơ chế trao đổi thông tin hoặc đánh thuế công bằng hơn… EU cũng cho phép khung thời gian từ một đến hai năm đối với các nước đang phát triển để chuẩn bị các biện pháp trên. Các quốc gia và vùng lãnh thổ không đáp ứng được cam kết sẽ bị “xuống hạng” và có thể bị liệt vào “danh sách đen”. Tuy nhiên, giới chức EU lại không đi đến kết luận về biện pháp trừng phạt kèm theo nếu một nước rơi vào “danh sách đen”.

Còn nhiều tranh cãi

Do không có cơ chế trừng phạt rõ ràng đi kèm nên việc lập “danh sách đen” và “danh sách xám” của EU vấp phải nhiều chỉ trích. Cả hai danh sách này đều bị chê trách vì đã bỏ qua những lãnh thổ “nổi tiếng” với hoạt động trốn thuế. Một số nước bị nêu tên trong bê bối thuế “Hồ sơ Panama” nhưng lại không nằm trong “danh sách đen” của EU. Ông Pierre Moscovici, Cao ủy Phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính của EU cho rằng, việc công bố “danh sách đen” là tiến bộ đáng kể của giới chức EU, song đây là danh sách đầu tiên nên chưa thể đánh giá đủ mức độ trốn thuế trên toàn thế giới.

Theo đó, để đánh giá mức độ trốn thuế, EU đặt ra các quy định nhằm xác định liệu một quốc gia hay vùng lãnh thổ có phải là một “cơ chế không hợp tác” hay không. Cơ chế này được đánh giá thông qua các chỉ số đo lường tính minh bạch của cơ quan thuế, đánh giá hệ thống thuế có khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang các nước đánh thuế thấp hơn hay không… Chẳng hạn, các hệ thống thuế cho phép ưu đãi thuế doanh nghiệp 0% cho các công ty nước ngoài nhiều khả năng sẽ bị xem xét.

Techcombank đang tuyển dụng Giám Đốc Vùng

Tuy nhiên, biện pháp này lại bị coi là thiếu tính răn đe, do các nước thành viên EU chưa có được sự thống nhất chung về cơ chế trừng phạt. Ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính EU ngày 5-12, những chia rẽ và bất đồng vẫn còn sâu sắc. Các nước nhỏ và được áp thuế thấp trong EU như Ireland, Malta và Luxembourg lo ngại danh sách sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia rút khỏi các nước này. Dù đang đàm phán hóa đơn Brexit (Anh rời khỏi EU), Anh cũng đặc biệt phản đối việc lập danh sách vì nêu tên các vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh như Jersey, Cayman…

Trong khi đó, Pháp ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các “thiên đường thuế” trong danh sách. Paris cũng đề xuất nhiều biện pháp mạnh tay như hủy bỏ hoặc không cho phép các nước trong danh sách nhận tài trợ của EU và Ngân hàng Thế giới (WB). Cũng có một số giải pháp khác được chuyên gia các nước đề xuất như không áp trừng phạt chung, mà để mỗi thành viên EU tự đặt ra cơ chế trừng phạt riêng, có thể thông qua đàm phán song phương với mỗi đối tác. Cơ chế này tỏ ra linh hoạt hơn, nhưng sẽ cần nhiều thời gian và còn bộc lộ lỗ hổng khi các nước có thể áp đặt tiêu chuẩn kép, ưu ái lãnh thổ này hơn một lãnh thổ khác. Đồng thời việc áp cơ chế trừng phạt riêng rẽ cũng gây ra sự thiếu đồng nhất trong EU.

Tổng giám đốc Cienco 5 Lê Quang Vinh: “Sức mạnh tập thể là cộng hưởng từ mỗi cá nhân”

Do vậy trong thời gian tới, các nước EU vẫn sẽ phải đau đầu để tìm ra một chế tài phù hợp sau khi lập danh sách. Đây mới là vấn đề cần thảo luận kỹ càng khi đang tồn tại nhiều chia rẽ giữa các lựa chọn có nên áp trừng phạt tài chính đối với các nước nằm trong danh sách, hay danh sách này chỉ mang tính chỉ trích đơn thuần. Hiện, giới chức EU khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng những “hành động phòng vệ” để đặt ra rào cản hoặc lưu ý trước những nước không chấp hành cam kết với EU về cải cách hệ thống thuế.

Đồng thời, các quốc gia này sẽ được chuyển sang danh sách xám (Grey List), bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn chưa tuân thủ các chuẩn mực thuế quốc tế, nhưng đã cam kết để thực hiện các nguyên tắc này.

Kết quả của quyết định nêu trên của Ủy ban Châu Âu đã rút ngắn danh sách đen xuống còn 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: American Samoa, Fiji, Guam, Palau, Panama, Samoa, Trinidad và Tobago, US Virgin Islands và Vanuatu.

Trong khi đó, danh sách xám bổ sung thêm 6 vùng tài phán là: Costa Rica, Hong Kong, Malaysia, North Macedonia, Qatar và Uruguay. Ba thành viên cũ là Australia, Eswatini và Maldives cũng đã được đưa ra khỏi danh sách xám do các nước này đã hoàn tất các cải cách thuế cần thiết được yêu cầu.

9 ngày, Giám đốc của doanh nghiệp 500.000 tỷ lập 4 công ty

Thêm 3 nước được loại khỏi danh sách ‘thiên đường thuế’ của EU
Vẻ đẹp của Cộng hòa Dominica. Ảnh: TL.

Như vậy, danh sách xám hiện tại gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ là: Turkey, Botswana Anguilla, Barbados, Dominica, Seychelles, Thailand, Costa Rica, Hong Kong, Malaysia, Qatar, Uruguay, Jamaica, Jordan, North Macedonia.

EU đã duy trì một “danh sách đen” gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ được cho là các thiên đường thuế bất hợp tác (uncooperative tax havens) trong một nỗ lực đảm bảo sự minh bạch của các hành động thuế và trao đổi thông tin hiệu quả. Danh sách này có tên gọi chính thức là “danh sách các thiên đường thuế bất hợp tác (The List of Uncooperative Tax Havens).

CEO ‘siêu doanh nghiệp’ 500.000 tỷ đồng: Tôi không có tiền

Hai năm một lần, Ủy ban Châu Âu sẽ tiến hành xem xét lại danh sách các vùng tài phán bất hợp tác của mình. Cách làm này khởi đầu từ năm 2017 nhằm thúc đẩy nền quản trị thuế toàn cầu; đồng thời, thông báo cho các quốc gia thành viên EU về các vùng tài phán phi EU liên quan đến các thực tiễn lạm dụng thuế.

Khi đó, các quốc gia thành viên EU sẽ thực hiện các biện pháp tự vệ cần thiết để bảo vệ nguồn thu thuế của mình và đấu tranh chống gian lận thuế, trốn thuế và lạm dụng thuế.

Các tiêu thức để đưa một quốc gia hay vùng lãnh thổ vào danh sách được dựa trên các chuẩn mực thuế quốc tế và tập trung vào minh bạch thuế, đánh thuế công bằng và đấu tranh chống xói mòn cơ sở thuế và chuyên lợi nhuận (BEPS). Ủy ban sẽ làm việc với các quốc gia, vùng lãnh thổ không thỏa mãn các tiêu thức này, theo dõi và kiểm soát sự tiến bộ của họ và thường xuyên xem xét và cập nhật danh sách.

Giới quan sát cho rằng, rất khó để đạt được một biện pháp có tính trừng phạt đối với các “thiên đường thuế” hiện nay. Chuyên gia về thuế Tove Maria Ryding thuộc tổ chức phi chính phủ Eurodad cho rằng, trước tiên giới chức EU phải tỏ rõ hơn nỗ lực quét sạch các “thiên đường thuế” ở châu Âu. Dù phủ nhận sự tồn tại của các “thiên đường” này trong số các nước thành viên, song nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng EU mới là trung tâm của vấn đề về thuế. Thực tế, nhiều nước châu Âu có cấu trúc thuế dễ bị các công ty đa quốc gia lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi gian lận thuế. [500bros: Siêu sao CS:GO s1mple bất ngờ gửi lời chào tới người hâm mộ Việt Nam từ IEM Cologne]

Xổ số miền Bắc