Cầu thủ châu Âu phải đóng mức thuế bao nhiêu


Cầu thủ châu Âu phải đóng mức thuế bao nhiêu

Ngày nay, các cầu thủ và người đại diện càng ngày càng kiếm được nhiều tiền từ mức lương CLB chi trả hay đóng quảng cáo. Tuy nhiên, họ không phải là những người duy nhất được hưởng lợi từ đó. Khi các cầu thủ kiếm được càng nhiều tiền, những người thu thuế càng thấy vui mừng. Lý do đơn giản là mức thuế áp cho giới cầu thủ là rất cao.

Khi các cầu thủ chuyển CLB, họ để ý đến khả năng có thể tìm kiếm danh hiệu và vinh quang hay không. Tuy nhiên, những yếu tố khác cũng được xem xét đến. Ví dụ như số tiền thuế trên mức lương mà họ phải chi trả. Điều đó càng quan trọng hơn, khi cầu thủ đã ở trong giai đoạn cuối của sự nghiệp.

[external_link_head]

Tom Brookes, một người đại diện cầu thủ cho biết: “Tôi biết thương vụ Zlatan Ibrahimovic chuyển đến PSG vài năm trước suýt bị sụp đổ vì số tiền thuế mà tiền đạo người Thụy Điển phải chi trả. Vì thế, nó là một vấn đề lớn mà cầu thủ luôn phải tính đến”.

Cầu thủ châu Âu phải đóng mức thuế bao nhiêu

Thương vụ Ibrahimovic đến PSG suýt bị hủy bỏ vì thuế thu nhập


“Đôi khi, nếu cầu thủ muốn nhận mức thuế thấp, họ có thể đến thi đấu ở những giải đấu ít hấp dẫn như Nga hay Trung Quốc. Họ muốn kiếm thật nhiều tiền cho gia đình và chính bản thân sau khi giải nghệ. Họ có thể hy sinh sự nghiệp và danh tiếng để làm điều đó”.

Đối với các cầu thủ trẻ, họ cũng tìm đến những nền bóng đá của những nước đánh thuế thấp, để trau dồi chuyên môn trước khi chuyển sang các giải bóng đá hàng đầu châu Âu. Pete Hackleton, một chuyên gia thuế cho biết: “Mức thuế thấp như 13% ở Nga là hấp dẫn đối với những cầu thủ trẻ muốn thi đấu ở châu Âu”.

Tuy nhiên, sau đó nếu có cơ hội đến với các giải đấu hàng đầu châu Âu, họ sẽ chuyển tới để tìm kiếm vinh quang. Nó cũng đồng nghĩa với mức lương cao hơn, bù đắp vào số tiền thuế mà họ phải chi trả”. Mức thuế mà các cầu thủ phải đóng ở các giải VĐQG hàng đầu là rất cao. Dưới đây là chi tiết mức thuế ở từng quốc gia.

1. Ngoại hạng Anh

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 45%

Mức lương sau thuế: 110.000 bảng/tuần

Sự trở lại của mức thuế 45% sau những năm 0969756783 áp mức thuế 50% đã giúp cho Ngoại hạng Anh là điểm đến hấp dẫn hơn của các ngôi sao. Ví dụ với cầu thủ nhận mức lương 200.000 bảng/tuần, anh ta sẽ đút vào túi khoảng 5,5 triệu bảng/năm.

[external_link offset=1]

Cầu thủ châu Âu phải đóng mức thuế bao nhiêu

Rooney lương cao đồng nghĩa với đóng thuế cũng nhiều

2. Tây Ban Nha

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 52%

Mức lương sau thuế: 96.000 bảng/tuần

Barcelona và Real Madrid luôn dễ dàng chiêu mộ được những ngôi sao hàng đầu thế giới, nhưng đi kèm theo đó là nỗi lo về quỹ lương khổng lồ. Khi chiêu mộ các siêu sao, 2 CLB này thường phải trả lương rất cao, đồng thời phải gánh cả tiền thuế. Ví dụ như với Real Madrid, khi ký hợp đồng 5 năm với Ronaldo năm 2013, họ phải trả cho anh mức lương sau thuế là 280.000 bảng/tuần. Nó đồng nghĩa với Real phải chi trả tổng cộng tới 600.000 bảng/tuần chỉ để trả lương cho Ronaldo.

3. Công quốc Monaco

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 0% +13% tiền an ninh xã hội

Mức lương sau thuế: 174.000 bảng/tuần

Monaco là trường hợp đặc biệt của bóng đá châu Âu vì đây là một Công quốc và họ được quyền áp mức thuế suất riêng. Mức thuế cực thấp giúp Monaco là điểm đến lý tưởng đối với những ngôi sao muốn kiếm tiền.

4. Pháp

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 45%

Mức lương sau thuế: 110.000 bảng/tuần

Vào năm 2013, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cố gắng áp mức thuế 75% lên những người có thu nhập cao. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã từ chối thông qua dự luật này. Nó đã cứu sống giải Ligue 1, khi chẳng có ngôi sao nào nguyện ý mất 3/4 thu nhập của mình để đóng thuế. 

Cầu thủ châu Âu phải đóng mức thuế bao nhiêu

Việc không tăng thuế giúp ích rất nhiều cho Ligue 1 trong việc thu hút các ngôi sao


5. Đức

[external_link offset=2]

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 47,475%

Mức lương sau thuế: 105.050 bảng/tuần

Mức thuế ở Đức thuộc dạng cao so với các giải đấu hàng đầu châu Âu. 

6. Italia

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 46,29%

Mức lương sau thuế: 107.420 bảng/tuần

Serie A đã không còn là giải đấu hấp dẫn nhất châu Âu như nó đã từng trong những năm 90. Thêm nữa, mức thuế cao hơn so với Ngoại hạng Anh hay Ligue 1 cũng khiến họ khó thu hút được ngôi sao hàng đầu.

7. Nga

Ví dụ lương: 200.000 bảng/tuần

Mức thuế cho người thu nhập cao: 13%

Mức lương sau thuế: 174.000 bảng/tuần

Mức thuế cực thấp giúp giải VĐQG Nga thu hút được những ngôi sao muốn kiếm tiền hoặc ở sườn dốc của sự nghiệp như Hulk hay Samuel Eto’o.  [external_footer]

Xổ số miền Bắc