Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Quản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, không chỉ được nhìn nhận từ những

góc độ của khoa học, mà cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Quan hệ kinh tế và văn hóa là quan hệ biện chứng, không thể nói cái nào quyết định cái nào. Kinh tế là một nền tảng của xã hội: Nền tảng kinh tế. Văn hóa là một nền tảng của xã hội: Nền tảng văn hóa. Nói một cách khác, kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…

góc độ của khoa học, mà cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Quan hệ kinh tế và văn hóa là quan hệ biện chứng, không thể nói cái nào quyết định cái nào. Kinh tế là một nền tảng của xã hội: Nền tảng kinh tế. Văn hóa là một nền tảng của xã hội: Nền tảng văn hóa. Nói một cách khác, kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…

Chính trị không thay được văn hóa, nó được thể hiện thông qua kinh tế và văn hóa. Sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường là quy luật của kinh tế, tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Văn hóa không đứng ngoài tác động đó. Nhưng văn hóa có đặc điểm và quy luậtriêng của nó. Không thể loại trừ hoạt động kinh tế trong văn hóa, cũng không thể loại trừ hoạt động văn hóa trong kinh tế. Sự tác động qua lại và đồng thời là đúng quy luật khách quan.

Văn hóa chính trị là “một bộ phận của văn hóa tinh thần trong xã hội giai cấp thể hiện những lợi ích giai cấp nhất định và kết tinh trong ý thức chính trị, hệ thống các nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo chính trị, phong cách quan hệ chính trị, những hoạt động chính trị thực tiễn trong công tác quần chúng, các giai cấp, các đảng chính trị và các cá nhân”. Riêng văn hóa chính trị quản lý là “những biểu tượng ý tưởng bao trùm quan trọng nhất, có giá trị nhất của con người về các hiện tượng chính trị – xã hội, các hiện tượng quản lý, điều phối và trong thực tiễn nó được thể hiện thành nguyên tắc sống, những quy tắc ứng xử chỉ đạo những hành vi, phong cách của con người với tư cách là chủ thể của chính quyền chính trị, của tổ chức, đơn vị quản lý nào đó”. Văn hóa chính trị luôn luôn gắn liền với văn hóa quản lý và ở đây có thể gọi hiện tượng này một cách ngắn gọn là văn hóa quản lý.

Như vậy, nếu “văn hóa tổ chức” chủ yếu bao gồm “những giá trị” nội bộ tổ chức, thì “văn hóa quản lý” có tính chất bao trùm hơn, phổ quát hơn với những nội dung liên quan đến các giá trị, chuẩn mực vượt ra ngoài phạm vi tổ chức, song lại có những tác động lớn lao đến tổ chức. Văn hóa quản lý là một bộ phận của văn hóa chính trị – quản lý, một dạng của văn hóa tổ chức, là nền tảng khoa học và nghệ thuật của phép trị nước.

Về phương diện nào đó, việc ứng dụng những thành tựu của văn hóa quản lý trong môi trường hành chính ở Việt Nam gặp phải không ít khó khăn khi mà trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp, khi mà những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người Việt Nam giờ đây vẫn còn hết sức nặng nề, mặc dù không thể phủ nhận một sự thật hiển nhiên là sức sống văn hóa Việt Nam được biểu hiện trong quá trình phát triển, của nó qua việc giao lưu – tiếp xúc và cả đụng độ với văn hóa ngoại sinh, song nó vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống chính sách, công cụ để điều hành nền kinh tế nhằm phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế những mặt tiêu cực của nó để cho nền kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng cao, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế thị trường không tự nó quyết định bản chất của chế độ xã hội, mà chỉ có chế độ xã hội quyết định bản chất của thị trường. Các chế độ xã hội khác nhau có thể sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện các lý tưởng và mục tiêu xã hội đặt ra cho mình. Về phương diện này, vai trò của văn hóa quản lý có ý nghĩa quyết định đối với định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển của thị trường.

Trên cơ sở của một tư duy như vậy, Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 là phải hình thành về cơ bản thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005 là xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tạo lập đồng bộ các loại thị trường.

Cuộc đấu tranh giai cấp trong văn hóa là cuộc đấu tranh của nhân dân, các khuynh hướng dân chủ và tiến bộ nhằm bảo vệ sự phát triển của nền văn hóa dân tộc chân chính chống lại những hành động phản văn hóa, được tiến hành – có khi rất quyết liệt, đổ máu. Tác động của giai cấp và đấu tranh giai cấp trong văn hóa của một dân tộc tuỳ thuộc vào những biến động của lịch sử, tác động tới bước đi của nền văn hóa, chứ không quyết định được bản chất của nền văn hóa. Cũng chính vì vậy, việc áp dụng những “cái mới” phải được chuẩn bị cả về mặt “văn hóa”, hoặc ít ra là về “văn hóa chính trị – quản lý”. Việc chuẩn bị sẽ được thực hiện ra sao cần phải có thời gian và sẽ phải được tiếp tục nghiên cứu, song có thể nói rằng, việc áp đặt một cách máy móc những giá trị văn hóa chính trị – quản lý quá xa lạ và không phù hợp với bản chất văn hóa của người Việt Nam là điều không nên. Mọi hình thức cưỡng chế về văn hóa là sai lầm, cần phải lên án… Văn hóa chính trị – quản lý của chúng ta cần phải được xây dựng hiện đại và thể hiện bản sắc dân tộc. Văn hóa đó phải hướng tới những lý tưởng xã hội và phục vụ những lý tưởng xã hội đó.

Chính vì vậy, muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, muốn đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, để kinh tế và kinh doanh ở nước ta có những bước phát triển bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn từ phía quản lý nhà nước cùng với sự nỗ lực chung của toàn xã hội, đặc biệt là của giới doanh nhân, giới hoạt động văn hóa và khoa học – công nghệ nước ta. Một trong những quan tâm hàng đầu khi hoạch định các chính sách và giải pháp, đó là có được quan điểm đúng đắn về xây dựng một nền văn hóa tương ứng, hướng tới những giá trị nhân văn hiện đại chung toàn nhân loại, song vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực trong văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Văn hóa là một phạm trù lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin coi quá trình sản xuất của cải vật chất là cơ sở và nguồn gốc để phát triển văn hóa tinh thần. Văn hóa xã hội chủ nghĩa trong khi kế thừa các thành tựu tiến bộ của quá khứ, của tinh hoa văn hóa nhân loại, vẫn khác về căn bản với văn hóa tư sản hiện đại về cả bản chất tư tưởng lẫn chức năng xã hội. Những đặc điểm nổi bật, ưu tú của văn hóa xã hội chủ nghĩa vẫn ngày càng có vai trò chủ đạo trong xã hội ViệtNam hiện đại, ngay cả khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường. Đó là tính nhân dân, tính tư tưởng và tính đảng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan khoa học, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế. Hơn thế nữa, nền văn hóa đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng cộng sản; Toàn bộ hoạt động văn hóa – giáo dục của nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được diễn ra dưới tác động của Đảng cộng sản.

Văn hóa quản lý mới là sự kết tinh của tinh hoa truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, những nhân tố tiến bộ của thời đại và nền văn minh nhân loại. Dù thế nào đi nữa, cũng như văn hóa dân tộc nói chung, phải được phát triển đảm bảo tính dân tộc về hình thức, xã hội chủ nghĩa về nội dung, thể hiện sự trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần giữa các dân tộc trên thế giới.

Văn hóa quản lý có vai trò to lớn trong việc tác động tích cực tới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một khi nó được xây dựng và hoàn thiện sẽ đảm bảo những yêu cầu nhất định về xây dựng và thực hiện đạo đức cách mạng và văn hóa công sở, kiến tạo và phát huy vai trò của triết lý kinh doanh mới. Văn hóa quản lý là một hiện tượng vật chất – tinh thần phức tạp, nhiều tầng nấc, bao gồm những mặt vật chất và tinh thần trong đời sống, hoạt động, hành vi của tổ chức đối với các chủ thể của môi trường xung quanh và với chính những thành viên của mình, nó cần phải hài hòa và tổng hợp, với các nhân tố có “tính văn hóa” cao, góp phần đắc lực vào phát triển xã hội, phát triển con người

Văn hóa quản lý có vai trò to lớn trong việc tác động tích cực tới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một khi nó được xây dựng và hoàn thiện sẽ đảm bảo những yêu cầu nhất định về xây dựng và thực hiện đạo đức cách mạng và văn hóa công sở, kiến tạo và phát huy vai trò của triết lý kinh doanh mới. Văn hóa quản lý là một hiện tượng vật chất – tinh thần phức tạp, nhiều tầng nấc, bao gồm những mặt vật chất và tinh thần trong đời sống, hoạt động, hành vi của tổ chức đối với các chủ thể của môi trường xung quanh và với chính những thành viên của mình, nó cần phải hài hòa và tổng hợp, với các nhân tố có “tính văn hóa” cao, góp phần đắc lực vào phát triển xã hội, phát triển con người

Xổ số miền Bắc