Tết Trung thu tản mạn về múa Lân – Sư – Rồng

Lân – Sư – Rồng là ba loại hình thù động vật vừa dữ dằn vừa linh thiêng được phương Đông nhân cách hóa bằng những điệu múa trình diễn rất ngoạn mục.

Sự tích múa Lân:

Truyền thuyết dân gian kể rằng: Xa xưa, có một loài thủy quái (gọi là Nien, đọc là “niên” theo âm Quảng Đông, nghĩa là “năm”) từ dưới biển lên bờ phá hoại nhà cửa, giết chết cả người lẫn súc vật. Lời cầu cứu vang khắp đất trời, Ngọc Hoàng phái Đức Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa xuống trần gian, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật.

Múa Lân có 2 loại hình “Thiên tài” và “Địa bảo” (ảnh Dinh Trấn Võ) Múa Lân có 2 loại hình “Thiên tài” và “Địa bảo” (ảnh Dinh Trấn Võ)

Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó (lúc này gọi là con Lân) xuống núi chúc Tết mọi nhà. Ông Địa và con Lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được “thức ăn” này.

Sự tích múa Sư tử:

Múa Sư tử (ảnh Internet) Múa Sư tử (ảnh Internet)

Về đời nhà Đường, có một bà lão tuổi đã cao, không có con cái họ hàng thân thuộc, quanh năm chỉ lấy nghề may vá áo quần đem ra chợ bán để nuôi thân. Một hôm vào ngày rằm tháng Tám, bà đến một làng kia để nhận quần áo về may. Khi trở về vào lúc tối trời, bà thấy dân làng đều thi nhau thắp đèn bày cỗ, ăn uống vui vẻ. Hỏi ra thì mới biết người ta đang ăn Tết Trung Thu.

Bà nghĩ rằng dù bà có một mình bà cũng thưởng trăng được, bà bèn mua ít bánh trái hoa quả về để thưởng trăng cho vui tuổi già. Trên đường về, khi đi qua khu rừng vắng vẻ thì có con sư tử xông ra.

Biết mình không tránh nổi con sư tử, bà lão van xin nó cho bà về thưởng trăng để bỏ công bà đã đi mua bánh trái hoa quả, sau đó bà sẽ đến nộp mình cho nó ăn thịt. Sư tử ưng thuận, quay đi nới khác để bà lão về đến nhà bình yên.

Bà bày cỗ thưởng trăng, nhưng khi trăng bắt đầu mờ dần trong bóng mây, bà chạnh nhớ tới giờ phút cuối cùng của mình liền khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc của bà kinh động tới quỷ thần. Quỷ thần liền sai một con rết tới trước mặt bà, ra hiệu cho bà yên tâm và nó sẽ giúp bà để trừ con sư tử độc ác.

Vừa lúc ấy, con sư tử tới để đòi ăn thịt bà. Con rết liền nhảy ra cắn chết nó. Ngày hôm sau, bà loan tin nói rõ với dân làng việc thần linh sai con rết giết con sư tử.Bà bày cỗ thưởng trăng, nhưng khi trăng bắt đầu mờ dần trong bóng mây, bà chạnh nhớ tới giờ phút cuối cùng của mình liền khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc của bà kinh động tới quỷ thần. Quỷ thần liền sai một con rết tới trước mặt bà, ra hiệu cho bà yên tâm và nó sẽ giúp bà để trừ con sư tử độc ác.

Tin đến tai vua, vua ban thưởng cho bà lão. Từ đó, hàng năm nhắc lại sự tích con sư tử hay ăn thịt người bị giết vào Tết Trung Thu, người ta có tục “múa Sư tử”.

Nghệ thuật múa Lân:

Múa Lân được chia làm hai loại hình chính, người ta thường gọi tên là “Thiên tài địa bảo”. “Thiên tài” là tất cả những trận không chạm đất, “Địa bảo” là tất cả những trận Lân múa trên mặt đất. Có nhiều kiểu múa Lân, có thể kể cả các hình thức cơ bản như:

“Độc chiếm ngao đầu”: Một con Lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.

“Song hỷ”: Hai con Lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

Múa Lân trên Mai hoa thung  (ảnh Đình làng) Múa Lân trên Mai hoa thung (ảnh Đình làng)

“Tam Tinh”: Ba con Lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.

“Tam Anh”: Ba con Lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.

“Tứ Quý hưng long”: Bốn con Lân cùng múa, gồm bốn đầu Lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Nghệ thuật múa Sư tử:

Múa Sư phóng khoáng, được nhận định dễ luyện tập và trình diễn hơn múa Lân – Rồng. Người múa núp kín thân mình trong lớp áo sư tử giả (sư tử không có sừng). Nếu như bước nhảy của Lân thể hiện thiên về cảm xúc với hỉ, nộ, ái, ố, động, tĩnh, kinh, nghi, thụy, tỉnh thì nghệ thuật múa Sư lại nặng về tính rộn ràng, nhịp trống tiết tấu nhanh, bước nhảy vui nhộn, không khí tưng bừng, có kết hợp cả nhào lộn, đi thăng bằng như diễn xiếc, tạp kỹ.

Cũng có những bài diễn Sư gồm 2 cặp đôi, với trang phục mang gam màu tươi sáng, tượng trưng cho phú quý, sum họp, thành đạt, hanh thong, xua đuổi tà ma, giữ lại điềm lành.Trong nghệ thuật múa Sư, khi biểu diễn thường được diễn theo cặp đôi, cộng thêm một người diễn độc lập, cầm trái châu để dụ. Nhân vật độc lập này thường có thể hình thon gọn, thi triển các màn nhào lộn, chọc ghẹo song Sư theo những cốt truyện hoặc bài biểu diễn đã định sẵn.

Nghệ thuật múa Rồng:

Múa Rồng xuất hiện muộn hơn múa Lân và múa Sư.

Vũ điệu múa Rồng (ảnh Đình làng) Vũ điệu múa Rồng (ảnh Đình làng)

Con Rồng sử dụng để biểu diễn thường được cấu tạo thành ba loại: rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa; rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài; rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Cũng có loại rồng làm bằng cây cỏ, tre nứa, giấy bồi… nhưng phổ biến nhất là rồng vải.

Số lẻ của các khớp xương của con Rồng được coi là tốt lành, vì vậy người ta thường làm một con rồng có 9 khúc, 11 khúc, 13 khúc, và thậm chí là một con rồng 29 khúc.

Cơ thể con rồng được dệt thành một hình dạng tròn của dải tre mỏng, phân làm từng đoạn, và được phủ một tấm vải lớn màu cùng một lớp vảy rồng trang trí trên nó. Toàn bộ thân rồng thường lên đến 30m chiều dài và mỗi người biểu diễn giữ một thanh dài 1-2m để nâng cao các phân đoạn.

Biểu diễn múa Rồng trên Mai hoa thung  (ảnh Dinh Trấn Võ) Biểu diễn múa Rồng trên Mai hoa thung (ảnh Dinh Trấn Võ)

Trong những ngày lễ Tết hội hè, tiếng trống rộn rã, ông Địa cười tươi, con Lân động tác linh hoạt, Sư tử nhảy múa tưng bừng, Rồng uốn lượn điêu luyện đã làm cho lòng người thanh thản, tinh thần phấn chấn vui vẻ và tràn đầy cảm xúc. Những bài diễn múa Rồng quen thuộc có Long Cuốn phong, Phi Long Tại Thiên, Song Long Xuất Hải, Thần Long Bài Vĩ, Long Môn… biểu đạt những uy phong của Rồng bằng kỹ thuật biểu diễn qua dày công tập luyện. Các vị trí trong đội hình múa Rồng từ ngay ban đầu, ai giữ vị trí nào thì cầm nguyên vị trí đó, không thể hoán đổi cho nhau được, người giữ đầu và đuôi phải là người cứng nghề nhất, dày dạn kinh nghiệm nhất mới biểu đạt được thần thái, uy phong của Rồng.

Xổ số miền Bắc