Tata English – Ươm Mầm Tiếng Anh

CÂU CHUYỆN VỀ ANH TÙNG
NGƯỜI SÁNG LẬP TATA ENGLISH

CÂU CHUYỆN VỀ ANH TÙNG
NGƯỜI SÁNG LẬP TATA ENGLISH

Về cách mà anh đã biến “tai điếc”
thành lợi thế học tiếng Anh?

Như các em đều biết trước kia anh là người “mù chữ” Tiếng Anh, một chữ bẻ đôi cũng
không biết. Mãi cho đến năm thứ 3 đại
học, khi nhận được học bổng đi làm tiến sĩ trong 5 năm ở Stanford anh mới thực sự quyết tâm học Tiếng
Anh (Vì Stanford
là một trong 10 trường mạnh nhất thế giới nên yêu cầu Tiếng Anh đầu vào cũng
khắt khe nhất thế giới)

Nhưng khi bắt đầu anh mới nhận ra rằng học Tiếng Anh khó quá, khó kinh khủng,
nhất là phần nghe. Anh tập nghe mãi mà vẫn
chẳng nghe được. Trong khi những đứa bạn của anh chỉ tập một tí đã…(xem thêm) nghe được lõm bõm rồi, còn mình
thì một tí cũng chẳng
nghe được, thậm chí cầm giấy nhìn vào lời thoại cũng không nghe ra được tại sao nó lại đọc như
thế.

Anh đã thực sự cảm thấy lo lắng và tự nhủ: chắc tai mình có vấn đề mất rồi.
Sau đó anh đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và
sau một buổi sáng chờ đợi, bác sĩ bảo với anh rằng: “Tai phải của cháu hỏng rồi, không chữa được.
Còn tai trái cũng đang
có dấu hiệu nghe kém. Nếu có triệu chứng gì như ù tai, đau tai, … thì cháu phải đi khám và chữa
trị ngay….”

Lúc đó anh sững sờ, không tin vào tai mình nữa. Thẫn thờ về đến nhà, anh không ngừng khổ sở dằn vặt,
tự trách số phận
sao mà bất công thế (mình sinh ra đã bị cận rồi thế mà bây giờ còn bị điếc nữa!) Những ngày sau đó
anh còn không dám tập
nghe Tiếng Anh nhiều vì sợ điếc nốt tai bên kia thì chết.

Thế nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, chuyện gì làm thì vẫn phải làm, học bổng 90.000 đô (hơn 2 tỉ
vnđ) một năm thật sự
quá hấp dẫn khiến anh lấy lại sự quyết tâm cần thiết. Anh tự nhủ: mình có thể nghe được Tiếng Việt
thì mình cũng có thể
nghe được Tiếng Anh. Vấn đề không phải là tai kém, mà vấn đề là âm của mình không tốt.

Và rồi anh bỏ ra 1 năm rưỡi chỉ để luyện âm (Những thứ đó học sinh ở Tata hiện nay chỉ cần học trong
3 tháng.) Sau đó
anh luyện được cảm giác âm tốt đến mức chỉ cần nghe một câu là có thể nhắc lại được y hệt câu đó mặc
dù nhiều lúc chẳng
hiểu gì. Và anh mất thêm 1 năm nữa để đạt được điểm Tiếng Anh cần thiết (hơn 100 TOEFL tương đương
8.0 IELTS).

Nhờ đó mà suốt 10 năm qua, anh đã giúp được hơn 20.000 học viên thoát khỏi nỗi
ám ảnh với tiếng Anh nhờ chính phương
pháp mà anh đã tự tạo ra cho bản thân trong quá trình vật lộn với cái tai bị điếc của mình.

Phương pháp này đã rất phù hợp với anh, và thật tình cờ nó cũng phù hợp với
những người giống anh – những người mất gốc,
nhanh nản và thiếu Kiên Trì khi học tiếng Anh. Nó đã giúp được cho hơn 20.000 người và trong tương
lai, nó có thể giúp
được cho hàng triệu người giống như nó đã từng giúp cho anh Tùng vậy.

NẾU CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG KHÔNG GIÚP GÌ ĐƯỢC CHO EM

HÃY THỬ ĐẾN VỚI PHƯƠNG PHÁP DO ANH TÙNG TỰ NGHĨ RA NÀY NHÉ!

Xổ số miền Bắc