Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý Công: 99 Đề Tài + 10 Bài Mẫu

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Bạn đang tìm kiếm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công để viết bài luận văn tốt nghiệp hay Bài Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công chuẩn hay và đầy đủ để làm bài tham khảo thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Luận Văn Tri Thức tổng hợp các bài mẫu hay mới nhất từ các trường Đại Học giúp các bạn có thêm tư liệu để viết bài cho mình

Trước tiên ta phải tìm hiểu về khái niệm của quản lý công, sau đó mới triển khai đề tài phù hợp và tiến hành phân tích chuyên sâu vào lĩnh vực đã chọn.

Quản lý công là gì?

Quản lý công là quản lý hành chính nhà nước và những công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước, thu thập và phân tích các số liệu thống kê của nhà nước, giám sát quỹ, phát triển và thi hành chính sách của Chính phủ.

Ngành quản lý công đào tạo sinh viên có khả năng quản lý về các lĩnh vực nhà nước, hiểu rõ bộ máy quản lý nhà nước, kỹ năng quản lý, có tư duy nhạy bén trong việc phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách công, đào tạo cử nhân có trình độ cao, có năng lực quản lý phân tích đánh giá các chính sách của nhà nước từ đó áp dụng trong thực tiễn cho phù hợp.

Để viết hoàn thiện một bài luận văn thạc sĩ quản lý công không hề dễ thậm chí còn gặp nhiều vấn đề rắc rối nếu như bạn không có kinh nghiệm, bài mẫu tham khảo. Bài luận văn càng chuyên sâu nêu rõ vấn đề của mình và triển khai chính xác chắc chắn sẽ đạt được điểm cao.

Dưới đây mình xin chia sẻ Top 99 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công và top 10 Bài Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công hay mà Luận Văn Tri Thức đã tích cóp từ các bài mẫu hay nhất để các bạn làm tiền đề cho bài luận văn của mình đạt kết quả tốt nhất

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công

DANH SÁCH ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Một số đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công mà Luận Văn Tri Thức chia sẻ đến các bạn:

  1. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
  2. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ
  3. Văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ
  4. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
  5. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
  6. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  7. Văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ
  8. Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
  9. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội
  10. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Hợp tác xã
  11. Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
  12. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động – Bộ Công an
  13. Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn
  14. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND
  15. Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
  16. Giám sát quản lý nhà nước
  17. Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
  18. Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động – xã hội
  19. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
  20. Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế
  21. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học
  22. Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng
  23. Tạo động lực làm việc cho viên chức
  24. Quản lý nhà nước về dân số
  25. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
  26. Tổ chức sử dụng văn bản điện tử tại Văn phòng uỷ ban nhân dân
  27. Quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa
  28. Quản lý nhà nước về công tác giám định Y khoa
  29. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả
  30. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng
  31. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
  32. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện
  33. Văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ
  34. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ
  35. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
  36. Tạo động lực làm việc cho viên chức
  37. Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
  38. Giám sát quản lý nhà nước
  39. Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
  40. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
  41. Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương
  42. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động – Bộ Công an
  43. Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
  44. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Hợp tác xã
  45. Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch
  46. Thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc Học viên Hành chính Quốc gia
  47. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân
  48. Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
  49. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
  50. Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
  51. Chất lượng công chức thanh tra thủ đô Viêng Chăn nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
  52. Tuyển dụng công chức cấp xã
  53. Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội
  54. Năng lực thực thi công vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
  55. Quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy bắt buộc
  56. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân
  57. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
  58. Phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em
  59. Bồi dưỡng công chức cấp xã
  60. Năng lực thực thi công vụ của công chức
  61. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  62. Thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức
  63. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân
  64. Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
  65. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
  66. Quản lý nguồn vốn của Quỹ phát triển
  67. Động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn
  68. Năng lực thưc thi công vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn
  69. Quản lý ngân sách nhà nước
  70. Quản lý nhà nước về đấu giá QSD đất ở
  71. Năng lực thưc thi công vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
  72. Sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn
  73. Chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện công
  74. Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch
  75. Thực thi chính sách tư nhân hóa trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không
  76. Chính sách phát triển và quản trị nhà nước đối với DNNN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam
  77. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao
  78. Đánh giá sự thay đổi sinh kế đối với những hộ gia đình có lao động chính từ 35 tuổi trở lên bị thu hồi đất trong dự án khu công nghiệp
  79. Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật
  80. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
  81. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số
  82. Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
  83. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
  84. Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước
  85. Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa các cơ quan chuyên môn
  86. Văn hóa công vụ của viên chức Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông
  87. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường
  88. Quản lý nhà nước về văn hóa
  89. Thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  90. Cung ứng dịch vụ hành chính công
  91. Quản lý nhà nước về sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
  92. Chất lượng công tác thi đua, khen thưởng
  93. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
  94. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
  95. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu
  96. Chất lượng công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân
  97. Quản lý Nhà nước về Công giáo
  98. Sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn
  99. Chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện công

=====> XEM THÊM BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

===> DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN TRỌN GÓI BAO CHỈNH SỬA BÀI

===> HỖ TRỢ TẢI TÀI LIỆU CÁC ĐỀ TÀI TRÊN  BẠN QUÉT MÃ BÊN DƯỚI ĐỂ LIÊN HỆ ZALO 

Trên đây là top 99 danh sách các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công được tham khảo cũng như được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay trên các diễn đàn luận văn thạc sĩ. Sau đây Luận Văn Tri Thức xin chia sẻ thêm top 10 bài luận văn quản lý công hay đặc sặc nhất để các bạn tham khảo

TOP 10 BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG HAY NHẤT

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 1 : Cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây Dựng tỉnh Cao Bằng

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.

Tại chương này, tác giả đã đi vào nghiên cứu, trình bày khái quát những nội dung cơ bản nhất về cơ sở lý luận, để làm cơ sở nghiên cứu nội dung các chương tiếp theo, cụ thể. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục hành chính; khái niệm, đặc điểm vai trò của thủ tục hành chính; tiếp đến trình bày khái niệm, vai trò, nội dung của cải cách thủ tục hành chính; ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính; Nghiên cứu, tìm hiểu cải cách thủ tục hành chính của một số địa phương trong cả nước và bài học kinh nghiệm cho Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng

  • Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng.

Trong chương này, chúng tôi đã khái quát chung về điều kiện tự nhiên – xã hội của tỉnh Cao Bằng, tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng; tiếp đến tập trung phân tích tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Sở Xây dựng trong những năm qua, qua đó đã hệ thống được quá trình ban hành chính sách và có đánh giá chung về một số kết quả đã đạt được mà Sở Xây dựng đã thực hiện từ năm 2011 đến 2015.

Đồng thời, chúng tôi đã tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng, từ khâu tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, việc xây dựng quy trình, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế mà Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay, chỉ ra nguyên nhân về tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới

  • Chương 3: Phương hướng và giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng.

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng, tại chương 3 này chúng tôi đã đi vào xác định các cơ sở để đề xuất giải pháp như xuất phát từ định hướng của Đảng và nhà nước; từ chương trình, mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh Cao bằng; tác giả đề xuất phương hướng cải cách thủ tục hành chính và nhóm giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, tiến tới thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng.

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công cải cách thủ tục hành chính hay mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn quản lý công sô 2: Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động Tôn Giáo trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo và thực trạng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội trong những năm gần đây, luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội trong tình hình hiện nay

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Chương 1 của luận văn tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Qua đó luận văn đưa ra những khái niệm tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó luận văn đã làm rõ nội dung, chủ thể, vai trò các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm về bài học tham khảo về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số địa phương cụ thể là Hà Nội. Những nội dung đã được làm rõ ở chương 1 sẽ tạo cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo, cụ thể ở Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tác giả lấy số liệu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Huyện Hoài Đức làm đơn vị tiền đề thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Chương 2 của Luận Văn đã phân tích làm rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nhất là về vấn đề đất đai, xây dựng tới tranh chấp quyền quản lý, trông nom cơ sở thờ tự. Khắp phục những hạn chế về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đại đoàn kết dân tộc duy trì phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời giúp ổn định xã hội đẩy đất nước đi lên.

  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tác giả nhận thấy nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực này là vô cùng cần thiết. Dựa vào các quan điểm của Đảng và Nhà nước. Dựa vào các quan điểm của Đảng và Nhà nước quản lý nhà nước về hoạt động của tôn giáo, hoàn thiện tín ngưỡng tôn giáo, kiện toàn bộ máy, tăng cường công tác tổ chức cán bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo. Các giải pháp này vừa đảm bảo tính lý luận có cơ sở và phù hợp với thực tiễn trong công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo nói riêng và công tác xã hội nói chung.

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hay mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công số 3: Quản lý Nhà Nước về phát triển bền vững cây Công Nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo nghĩa hẹp, nội dung và yêu cầu về quản lý nhà nước đối với sự phát triển bền vững của cây công nghiệp.

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp

Chương 1 của Luận văn đã đưa ra một số những lý luận cơ bản liên quan đến phát triển bền vững hiện nay đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam

  • Chương 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Quản lý nhà nước

Trong chương này, tác giả đã đề cập đến 4 nội dung liên quan đến công tác Quản lý Nhà nước về cây công nghiệp ở cấp địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng tới hoạt động Quản lý Nhà nước đối với cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh

Thứ hai, thực trạng về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được đề cập để đánh giá vai trò và một số đặc điểm, đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk trong việc phát triển cây công nghiệp. Thứ ba, tác giả đã nêu lên thực trạng về hoạt động Quản lý Nhà nước đối với cây công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Thứ tư, thông qua thực trạng nêu trên, tác giả đã đánh giá, đưa ra các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm về hoạt động Quản lý Nhà nước đối với cây công nghiệp làm cơ sở cho các kiến nghị và giải pháp sẽ được đề cập ở Chương 3.

  • Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cây công nghiệp và các quan điểm, mục tiêu phát triển cây công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, nghiên cứu đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cây cây nghiệp theo hướng bền vững.

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công về Quản lý nhà nước hay nhất mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn quản lý công sô 4: Quản lý nhà nước về Hải Quan tại chi cục Hải Quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài

làm sáng tỏ cơ sở khoa học của Quản lý nhà nước và thực trạng Quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước tại Chi cục này

  • Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan

Trong Chương 1 luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về Chi cục Hải quan, những vấn đề cơ bản về Quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan và kinh nghiệm Quản lý Nhà nước tại đơn vị Quản lý nhà nước cấp tương đương Chi cục Hải quan của một số nước trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của Chương 1 là tiền đề để tác giả triển khai các vấn đề và nội dung nghiên cứu tại Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

  • Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài

Trong Chương 2 luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài, thực trạng hoạt động và thực trạng Quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan, Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài Nội Bài.  Tác giả đi sâu phân tích các ưu điểm và tồn tại trong thực hiện các nội dung Quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài.

Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân chủ quan và khách quan trong Quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài. Đây là căn cứ khoa học để Đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan, Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài.

  • Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài

Trong Chương 3, tác giả đã trình bày phương hướng hoàn thiện Quản lý Nhà nước về quan điểm chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển của Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa Khẩu Sân Bay Quốc Tế Nội Bài.

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công về quyền bào chữa hay nhất mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 5 : Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Thông qua đánh giá việc xây Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để đánh giá tính khả thi của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020 nói chung và khả năng triển khai việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nói riêng. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2016-2020 ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay.

  • Chương 1: Cơ sở khoa học Quản Lý Nhà Nước về xây dựng nông thôn mới

Trình bài các khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước, khái niệm về nông thôn và nông thôn mới, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung

  • Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà Nước về xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

Tác giả giới thiệu về tổng quan Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, nêu rõ thực trạng xây dựng nông thôn mới

Luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định và cũng còn nhiều hạn chế.

  • Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

Tác giả nêu rõ hạn chế và hướng giải quyểt: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.… Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa được thực hiện tốt, nhận thức của một số cấp ủy chính quyền và một bộ phận nhân dân về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ.

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công về tăng cường quản lý nhà nước hay nhất mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 6: Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

  • Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.

Chương 1 tác giả nêu các khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, trên cơ sở đó khẳng định tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với nền kinh tế – xã hội.

  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;

Luận văn phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và lao động có ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Luận văn đi sâu phân tích tình hình phát triển các Khu Công Nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian gần đây, để từ đó đi vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp theo 5 nội dung đã được đưa ra ở chương 1. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn rút ra những đánh giá cơ bản về kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này để làm cơ sở đề xuất giải pháp trong chương 3.

  • Chương 3: Định hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Tác giả luận văn đã làm rõ định hướng, quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Trên cơ sở quan điểm đó, Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc . Hệ thống các biện pháp này bám sát chặt chẽ những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về NNL ở nước ta trong hiện tại và trong tương lai

Đây là một trong những bài luận văn thạc sĩ quản lý công về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hay nhất mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 7 : Hiệu quả hoạt động của văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

Làm rõ và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân huyện Lương Tài từ đó tìm ra nguyên nhân, tồn tại của Văn phòng. Đề xuất một số giải pháp hoạt động của Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân huyện Lương Tài hiệu quả hơn.

  • Chương 1. Cơ sở lý luận về Văn phòng và hiệu quả của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài.

Trong chương 1, nội dung chính là hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện. Làm rõ các khái niệm cơ bản về hoạt động Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện.

Thông qua các luận cứ, trong chương này đã làm rõ hoạt động Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện. Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu thực tiễn hoạt động Văn phòng Hội Đồng Nhân Dân – Ủy Ban Nhân Dân huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.

  • Chương 2. Thực trạng hoạt động Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài.

Nội dung nghiên cứu chính trong chương này là đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh thông qua các kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng. Từ các kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá hạn chế hoạt động Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài, từ đó làm cơ sở cho những giải pháp và kiến nghị góp phần cho hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân hiệu quả hơn.

  • Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài.

Nội dung chương 3 làm rõ những quan điểm, định hướng và mục tiêu của Đảng, Nhà nước về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân. Đồng thời cũng nêu rõ quan điểm, định hướng mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh, của huyện Lương Tài về hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.

Đây là một trong những mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công về nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng hay mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 8: Quản lí Nhà Nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  • Chương 1; Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập.

Chương 1 trình bài các khái niệm của quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nghiên cứu từ kinh nghiệm của các quốc gia khác để rút kinh nghiệm cho mình, đây là tiền đề để tác giả phát triển các chương sau.

  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập trên địa àn tỉnh Bắc Ni

Nội dung chương nêu rõ thực trạng quản lý nhà nước, mục tiêu phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới chủ yếu là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ giáo viên cần được chú trọng và quan tâm đầu tư từ quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, thanh tra kiểm tra, khen thương, kỷ luật,…

  • Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập trên địa àn tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập của tỉnh, tác giả đã nghiên cứu tham khảo các giải pháp đã thực hiện và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập của tỉnh.

Đây là một trong những đề tài luận văn thạc sĩ hành chính công về quản lý nhà nước hay mà các bạn cần tham khảo.

Bài mẫu luận văn quản lý công sô 9: Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học – từ thực tiễn trường Đại Học Y Hà Nội

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học cá nhân đầu tiên ở Trường Đại học Y Hà Nội, có ý nghĩa về lý luận, bước đầu làm rõ, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng, phân tích hiện trạng, những bất cập và giải pháp khắc phục, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với quy định hiện hành về nhà giáo, về cơ sở giáo dục đại học và đặc thù đào tạo tại Đại học Y Hà Nội

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận về thể chế giảng viên thỉnh giảng trong trường đại học.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, lịch sử, logic để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận mang tính nền tảng cho việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng

  • Chương 2: Thực trạng thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng ở Đại Học Y Hà Nội.

Luận văn kết hợp các phương pháp của chương 1 với phương pháp so sánh, phân tích, tổng kết để nhìn nhận một cách thực tế hiện trạng thể chế quản lý giảng viên đang áp dụng và thực hiện tại Đại học Y Hà Nội cũng như một số trường đại học khác của Việt Nam. như áp dụng quy định mới về quản lý thỉnh giảng như chấm dứt việc tổ chức thỉnh giảng tùy nghi tại các đơn vị trực thuộc, tăng cường khả năng kiểm soát về nhân sự thỉnh giảng và chất lượng giờ giảng. Theo dõi tiến trình thực hiện để sửa lỗi, nghiên cứu và hoàn thiện.

  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế giảng viên thỉnh giảng ở Đại học Y Hà Nội

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, logic và tổng hợp để luận giải cho những đề xuất về thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y Hà Nội trong thời gian tới, kinh nghiệm tham khảo đối với các trường đại học khác về phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Từ thực tiễn thể chế và thực hiện thể chế hiện nay, đặt trong bối cảnh của định hướng chiến lược cũng như việc hoạch định chính sách đối với hoạt động thỉnh giảng, việc hoàn thiện thể chế này cần được tiếp cận theo cả hai góc độ, hoàn thiện về cấu trúc hình thức và về nội dung thể chế. Đây là sự thay đổi thực chất về công tác thỉnh giảng và là giải pháp tích cực về phát triển và chuẩn hóa nguồn lực đào tạo của Đại học Y Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020.

Đây là một trong những bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công về hoàn thiện thể chế giảng viên thỉnh giảng hay mà các bạn cần tham khảo

Bài mẫu luận văn thạc sĩ quản lý công sô 10: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thanh tra; tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ. Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, Luận văn đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước.

  • Chương 1: Cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ.

Làm rõ khái niệm về tổ chức và hoạt động Thanh tra bộ và các yếu tố cấu thành của khái niệm, làm rõ vai trò của tổ chức và hoạt động Thanh tra bộ đối với công tác quản lý nhà nước của Bộ, xem xét những yếu tố chính ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ như vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn nhân lực của đất nước và hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức và hoạt động ngành thanh tra nói riêng

  • Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.

khái quát về Bộ Tài nguyên và Môi trường để có cơ sở đánh giá về sự phù hợp và tính hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường,

phân tích, làm rõ thực trạng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cũng như kết quả hoạt động thanh tra của Thanh tra bộ từ năm 2012 đến năm 2016.

luận văn rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Những nguyên nhân chính đó là: bất cập văn bản pháp luật, lĩnh vực thuộc đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp, kinh phí hạn chế, nhân sự vừa thiếu, vừa yếu.

  • Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xác định quan điểm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề xuất 3 giải pháp cần tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện trong thời gian tới, gồm: giải pháp tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và các giải pháp hỗ trợ

Đây là một trong những đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công về nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động hay mà các bạn cần tham khảo

CÁC BẠN CẦN TẢI BẢN GỐC CỦA TÀI LIỆU LIÊN HỆ QUA ZALO

NHẬN LÀM BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LIÊN HỆ 0936 885 877

Dịch vụ Luận Văn Tri Thức  Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn  luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  http://luanvantrithuc.com/ 

Xổ số miền Bắc