Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa – Du lịch Hoàn Mỹ

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Giữa nhịp sống năng động, hiện đại ngày nay, thật lạ là đâu đó vẫn còn những hoài niệm mang tên “Sài Gòn xưa”. Trong đó, những câu chuyện về Tết xưa vẫn đầy sức hấp dẫn, không chỉ với những vị cao niên mà cả với giới trẻ. Hãy cùng Du Lịch Hoàn Mỹ ngược dòng thời gian, trở về những năm thập niên 60, 70… thời người Sài Gòn đã có những cái Tết rất “chất”, những ai từng trải qua sẽ nhớ mãi.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Người xưa quan niệm rằng: Đầu năm mới, nhà cửa có sạch sẽ thì mới rước được phúc lộc vào nhà. Thế là từ giữa tháng Chạp, người dân đã bắt đầu chuẩn bị sơn phết tường cổng, dọn dẹp, đánh bóng lại bộ lư đồng, thay cát trên bàn thờ gia tiên để chuẩn bị cho một mùa Tết ăn chơi “hết mùng hết mền”.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Các khu chợ Sài Gòn những ngày cuối năm nhộn nhịp như trẩy hội. Tết bắt đầu từ chợ, từ sạp nhỏ đến cửa hàng lớn, chất đầy hàng hóa Tết. Nào là mứt bánh, lạp xưởng, rượu Tây rượu Ta, nước ngọt, bia, áo dài, áo đầm… không thiếu bất cứ thứ gì.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Từ sau ngày 23 tháng Chạp, tức sau ngày đưa ông Táo về trời, không khí chuẩn bị Tết rộn ràng hơn hẳn. Các chị, các mẹ đi chợ sắm Tết nhiều hơn, mang về nào là dưa, hành, củ kiệu… rồi loay hoay gọt vỏ, đem ngâm. Ai có thêm thời gian thì làm thêm món cải chua. Những trái dừa, tắc, chà là thì đem ngâm vôi, sên đường đến khi khô lại, mang phơi là có ngay mấy hũ mứt ngon lành đón tết.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Tết Sài Gòn từ xưa tới nay không thể thiếu hoa. Những nhà vườn ở Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức… có đủ thứ hoa kiểng từ quất, mai, mai chiếu thủy, vạn thọ, cúc… Dọc bến Bình Đông vào những ngày cuối năm ngày nay vẫn còn hình ảnh tấp nập tàu bè bán hoa như đã từng có từ ngày xửa ngày xưa.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com
Người Sài Gòn cũng nấu bánh tét. Tối 28, người ta bắt đầu dựng một cái nồi lớn trước nhà để nấu bánh. Cả nhà quây quần bên nồi bánh, nói chuyện rôm rả, cười đùa bên nhau để nhắc về chuyện xưa và đón một cái Tết tươi vui bên cạnh gia đình.

Người Sài Gòn cũng nấu bánh tét. Tối 28, người ta bắt đầu dựng một cái nồi lớn trước nhà để nấu bánh. Cả nhà quây quần bên nồi bánh, nói chuyện rôm rả, cười đùa bên nhau để nhắc về chuyện xưa và đón một cái Tết tươi vui bên cạnh gia đình.

Viếng chùa ngày Tết, cầu mong một năm mới bình an đã trở thành một thông lệ không thể thiếu của người dân Sài Gòn từ xưa đến nay. Sau giao thừa, người ta thường tập trung đến Lăng Ông Bà Chiểu, chùa Ông hoặc chùa Bà để cầu may mắn, cầu bình an, cầu tình duyên, cầu gia đạo.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com

Ngoài đi chùa, người Sài Gòn cũng có tục đi coi bói để xem vận mạng năm tới tới thế nào. Cách thức xem bói cũng rất đa dạng: xem bói bằng hoa mai, bằng quẻ xăm,… Đặc biệt là xem bói tuồng –  một hình thức độc đáo của đất Sài Gòn vốn nổi tiếng với nhiều gánh hát, rạp hát.

Hoài Niệm Tết Sài Gòn Xưa - dulichhoanmy.com
Ngày xưa có quan niệm “Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”, ở Sài Gòn cũng vậy. Quà cáp cũng biếu xén lẫn nhau, thăm viếng đầu năm đã thành một lẽ hiển nhiên. Bên cạnh đó, những nam thanh nữ tú Sài Gòn cũng tranh thủ lên đồ du xuân. Khung cảnh đông đúc nhộn nhịp khắp các ngã đường, nhất là tại đường Nguyễn Huệ. Vang vang xa xa là tiếng cười nói rộn ràng, tiếng người í ới gọi nhau xen lẫn nhịp điệu quen thuộc của câu hát: “Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này…Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi …”.

Ngày xưa có quan niệm “Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”, ở Sài Gòn cũng vậy. Quà cáp cũng biếu xén lẫn nhau, thăm viếng đầu năm đã thành một lẽ hiển nhiên. Bên cạnh đó, những nam thanh nữ tú Sài Gòn cũng tranh thủ lên đồ du xuân. Khung cảnh đông đúc nhộn nhịp khắp các ngã đường, nhất là tại đường Nguyễn Huệ. Vang vang xa xa là tiếng cười nói rộn ràng, tiếng người í ới gọi nhau xen lẫn nhịp điệu quen thuộc của câu hát: “Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này…Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi …”.

Vẫn biết, khi “đặc sản ngày Tết” chỉ còn ngon… trong ký ức, tức là cuộc sống mỗi ngày đã đủ đầy hơn xưa, nhưng vẫn có chút ngậm ngùi. Dường như cái bận rộn của sự lo toan, cái tình nghĩa của sự thiếu thốn, cái ấm áp của sự sum họp… ở các đô thị đang biến mất, mang theo hoài niệm của thế hệ mà với họ, thời thơ ấu chỉ còn là hoài niệm.

Kiều Oanh – Du lịch Hoàn Mỹ

Xổ số miền Bắc