27 thuật ngữ Google Ads cần phải biết – MOA Việt Nam

Để thực hiện quảng cáo trên Google Ads một cách hiệu quả, đầu tiên bạn phải đọc hiểu được những thuật ngữ trong đó. MOA Việt Nam cung cấp cho bạn 27 thuật ngữ Google Ads cần phải biết trước khi thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình.

Thuật ngữ khi Thiết lập chiến dịch Google Adwords

1. Ad group (Nhóm quảng cáo)

Đứng sau cấp độ chiến dịch thì nhóm quảng cáo là tập hợp những từ khóa, ngân sách và mẫu quảng cáo nhằm triển khai chiến lược tới đối tượng mục tiêu cụ thể đã xác định trong cùng một chiến dịch.

[Từ năm 2021, lớp 1 không còn danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến]

Ví dụ: Chúng tôi đang đang chạy chiến dịch quảng cáo sale áo thun. Vậy chúng tôi thiết lập quảng cáo nhắm đến mục tiêu là bán hàng online, áo thun nữ, áo thun nam. Trong từng nhóm quảng cáo tiếp tục tạo nhiều mẫu quảng cáo bên trong.

2. Ad extensions (Tiện ích mở rộng cho quảng cáo)

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads là một tính năng của Adwords hiển thị, cho phép bổ sung thông tin về doanh nghiệp. Và thông tin này chỉ được hiển thị dưới dạng màu xanh bên dưới mô tả quảng cáo.

Ví dụ như: Địa chỉ, số điện thoại hay website.

3. Google Search Network (Mạng tìm kiếm Google)

Là một nhóm trang web của bạn chứa từ khóa liên quan đến từ khóa tìm kiếm của khách hàng được phép xuất hiện. Khi bạn quảng cáo trên Mạng tìm kiếm, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên các trang web của Google như Maps, Google Shopping, Google hình ảnh,…

4. Google Display Network (Mạng hiển thị Google) hay Quảng cáo GDN

Là tập hợp các website hiển thị (Zing, Youtube, Dân trí,..) trong Mạng hiển thị của Google. Cho phép quảng cáo của bạn kết nối với khách hàng dưới định dạng nội dung văn bản, video, banner,…

Bút viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 nên chọn loại nào? 6 loại bút giúp con tự tin viết đẹp

5. Text Ads (Quảng cáo văn bản)

Quảng cáo có chức năng chỉ hiển thị văn bản quảng cáo, đồng thời mô tả thông điệp. Quảng cáo hình thức văn bản này khá phổ biến.

6. Location Targeting (Nhắm mục tiêu vị trí)

Cho phép bạn lựa chọn các vị trí địa lý cụ thể để làm nổi bật mẫu quảng cáo, tập trung quảng cáo tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu. Bạn có thể cài đặt quảng cáo xuất hiện trên phạm vi cấp quốc gia, tỉnh thành hay trong khu vực bán kính tùy chỉnh. Đây là một tính năng có lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đang muốn quảng cáo từ khoá trong khu vực nhỏ hoặc phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.

7. Campaign (Chiến dịch)

Chiến dịch quảng cáo nằm ở cấp bậc cao nhất trong cấu trúc cấp bộ. Một chiến dịch được tạo ra từ nhiều nhóm quảng cáo. Từng nhóm quảng cáo sẽ có cùng mức ngân sách, loại chiến dịch và các cài đặt khác trong quảng cáo.

8. Keywords (Từ khóa)

Là các từ hoặc cụm từ mà ta đã chọn cho quảng cáo của mình, nó quyết định vị trí và thời điểm quảng cáo bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm.

✅ ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 1 HỌC KỲ 2

Từ khóa là một phần vô cùng quan trọng trong quảng cáo. Nên khi lập danh sách từ khóa, hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để xem họ sẽ tìm gì và thể hiện qua từ ngữ như thế nào.

Các thuật ngữ về các thông số thống kê quan trọng

9. Quality Score (Điểm chất lượng)

Điểm chất lượng được tính khi từ khóa của bạn trùng khớp với truy vấn tìm kiếm của khách hàng, có tiềm năng để kích hoạt quảng cáo hiển thị trên trang tìm kiếm.

Đây là chỉ số đo lường từ Google dựa trên mức độ liên quan giữa mẫu quảng cáo, từ khóa được thiết lập và URL đích đến của quảng cáo.

Khi điểm chất lượng càng cao thì vị trí của quảng cáo sẽ ở vị trí cao hơn và giảm được chi phí cho mỗi lần nhấp chuột. Đồng nghĩa rằng mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn phù hợp và hữu ích cho người xem mẫu quảng cáo.

10. Chuyển đổi (Conversion)

Được xem là một lượt chuyển đổi là khi khách hàng click vào quảng cáo của bạn, chuyển hướng tới trang đích, sau đó hoàn thành việc mua sắm hoặc có điền form, thì lúc này được tính là một chuyển đổi trên trang đích.

11. Impressions (Số lần hiển thị)

Là tần suất mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google

12. Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)

Xác định nơi quảng cáo của bạn được hiện thị ở thứ hạng mấy trên một trang. Điểm số này dựa trên điểm chất lượng và giá thầu cho một lần nhấp chuột.

Thuật ngữ về quảng cáo Google Adwords

NÓNG: Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất ngày 23/8

13. Call to Action (Nút kêu gọi CTA)

CTA là nút kêu gọi hành động, nghĩa là bạn muốn người tìm kiếm của bạn thực hiện điều gì đó. Nút CTA thường dùng các thuật ngữ ngắn gọn, sử dụng từ ngữ kêu gọi sự hành động như: “Mua”, “Nhận”, “Hành động ngay”,v..v..

14. Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột – CTR)

CTR là tỉ lệ số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

Công thức tính:

CTR = Số nhấp chuột ÷ Lần hiển thị

Ví dụ: nếu khách nhấp vào quảng cáo của bạn 10 lần. Quảng cáo đó có 1000 lần hiển thị thì CTR của bạn sẽ là 1%

15. Landing Page

Đây là một trang đích hoặc trang mục tiêu trên một web mà bạn có chủ đích hướng người dùng đến một hành động nào đó hay nhấp chuột truy cập vào.

16. Optimization (Tối ưu hóa)

Tối ưu hóa trong Google Adwords là quá trình sửa đổi quảng cáo của bạn để cải thiện điểm chất lượng trên trang web, đẩy lượng truy cập hướng gần với khách hàng mục tiêu hơn.

Thuật ngữ quan đến chi phí

17. Actual Cost per click – ACPC (Trả phí theo mỗi lượt click thực tế)

Là khoảng chi phí thực tế bạn phải trả cho một click chuột vào mẫu quảng cáo. Chi phí này có thể thấp hơn so với giá thầu tối đa bạn đề ra trước đó. CPC tối đa là số tiền tối đa bạn chấp nhận trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.

18. Average Cost per Click – Avg.CPC (Trung bình giá phí mỗi lượt click)

Là số tiền trung bình mà bạn phải trả cho một click chuột trên mẫu quảng cáo của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn nhận được hai truy cập vào quảng cáo. Một lần có giá thầu là 0.2 đô và một lần có chi phí 0.4 đô. Vậy CPC trung bình là (0969756783) /2 = 0.3 đô

Mẫu Vở Tập Viết 29 Chữ Cái Dành Cho Học Sinh Lớp 1 Cỡ 4 Ô Ly

19. Split Testing (Chiến lược giá thầu)

Chiến lược giá thầu là cách bạn thiết lập chiến lược giá của mình để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn trên Google

20. Daily budget (Ngân sách hàng ngày)

Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn sẵn sàng chi trả trong một ngày cho việc quảng cáo.

21. PPC (Pay-per-click)

Tương tự như CPC. PPC là hình thức đưa quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của mình.

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa CPC và PPC. Hai loại này có một sự phân biệt nhỏ là: PPC là loại hoạt động Marketing trả cho quảng cáo, còn CPC là tỷ lệ tính trên đơn vị tiền chấp nhận trả cho một lần click vào quảng cáo.

22. CPM (Cost per Mille)

CPM là hình thức tính chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Được sử dụng phổ biến nhất trong Display Advertising (quảng cáo hiển thị).

Thuật ngữ về cấu trúc Quảng cáo

SKKN Một số kinh nghiệm rèn viết chữ hoa cho học sinh lớp 2

23. Headline (Tiêu đề quảng cáo)

Tiêu đề quảng cáo thường được xuất hiện dưới dạng chữ màu xanh trong quảng cáo.

24. Destination URL (URL đích)

Là địa chỉ URL của một quảng cáo trong nhóm quảng cáo mà bạn muốn người dùng tiếp cận khi họ click vào quảng cáo của bạn. Khách hàng của bạn sẽ không thấy URL trong quảng cáo, chỉ thầy hình ảnh quảng cáo mà thôi.

25. Display URL (URL hiển thị)

Loại URL này được phép hiển thị trong quảng cáo của bạn, thường có màu xanh lá cây phía trên phần mô tả. Bạn có thể điều chỉnh để tăng sự nhận diện thương hiệu, làm rõ sản phẩm dịch vụ của bạn. Từ đó, bạn có thể gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

26. Side Ad

Side Ad là các quảng cáo hiển thị phía bên tay phải của trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP). Bạn có thể tham khảo các vị trí quảng cáo hiển thị khác tại.

27. Top Ad

Top Ad là loại quảng cáo được hiển thị trong hộp nổi bật phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.

Xem ngay: khóa học quảng cáo google adwords

Kết luận

Trên đây là 27 thuật ngữ Google Ads cần phải trước khi chạy Ads. MOA Việt Nam chúc bạn thành công trong chiến dịch quảng cáo của mình. Mọi chi tiết thắc mắc và góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Cảm ơn các bạn![Hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học mới nhất]

Xổ số miền Bắc